Bản tin "Hải Phòng qua những trang báo" - Tháng 8/2015

LỜI NÓI ĐẦU:

           

Với mục đích cung cấp
những thông tin liên quan đến thành phố Hải Phòng, có tính chọn lọc, theo
chuyên đề riêng biệt đến với người dùng tin, Thư viện KHTH Thành phố biên soạn
Bản tin “Hải Phòng qua những trang báo”. Trong đó chọn lọc và giới thiệu những tin
tức tóm tắt hoặc toàn văn được đăng tải trên báo, tạp chí Trung ương và địa
phương nói về Hải Phòng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa
học-kỹ thuật, giáo dục, đời sống…vv.

Do điều kiện thời
gian và tính thời sự của tư liệu nên bản tin sẽ còn nhiều khiếm khuyết, Ban
biên tập “Hải Phòng qua những trang báo”
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc giúp chúng tôi hoàn thiện
những Bản tin tiếp theo nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu nắm bắt tin tức của bạn
đọc.

Ý kiến và thư góp ý
xin gửi về Ban biên tập bản tin “Hải Phòng qua những trang báo”, địa chỉ:
Thuvienhaiphong@gmail.com.

 

                                                      
MỤC LỤC:

                                                                                                                                           



I. Chính trị; Chính 
sách


Tr. 2


II – Pháp luật;  An
ninh - trật tự


Tr. 10      


III – Kinh tế - xã hội


Tr. 24    


IV - Lao động – sản xuất; Kinh doanh


Tr. 31     


 V - Văn hóa;
Nghệ thuật


Tr. 42      


VI - Du lịch; Thể thao


Tr. 58     


VII  - Tài
nguyên; Môi trường


Tr. 60       


VIII. Giáo dục – Đào tạo


Tr. 64    


IX - Y tế; Sức khỏe


Tr. 74      


X – Khoa học, công nghệ


Tr. 77


XI. Giao thông - vận tải


Tr. 83


XII – Xây dựng Hải Phòng thành Tp. Cảng biển xanh, văn
minh, hiện đại


Tr. 89     


XIII – An sinh xã hội


Tr. 92


XIV - Xây dựng nông thôn mới


Tr. 100

 

 

 

 

 

 

I. Chính trị; Chính  sách:

1. Hội nghị Thường
trực HĐND các tỉnh, TP đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc bộ lần thứ 10:
Khẳng định được vị thế là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

            Trong
2 ngày 30 và 31-7, hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố đồng bằng sông
Hồng và duyên hải Bắc bộ lần thứ 10 đã được tổ chức tại Hải Phòng với chủ đề
“Giải pháp bảo đảm hiệu lực hoạt động của HĐND - cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương”. Đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên TW Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội đến
dự và chỉ đạo hội nghị. Các đồng chí Dương Anh Điền, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch
HĐND thành phố; Nguyễn Thị Nghĩa -Phó bí thư thường trực Thành ủy, Trưởng đoàn
ĐBQH Hải Phòng tham dự.

            Tại
hội nghị, đại diện Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố trong khu vực phát biểu

tham luận đều nhất trí cho rằng, hiệu lực của nghị
quyết HĐND được đảm bảo bằng việc tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm
túc, đồng bộ của UBND và các cơ quan hữu quan được HĐND giao nhiệm vụ. Vì vậy,
việc đề cao trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong chỉ đạo triển khai nghị quyết,
nhất là việc phân công trách nhiệm giữa các sở, ngành chuyên môn và UBND các
cấp trong việc triển khai thực hiện nghị quyết HĐND có vai trò quan trọng.

            Trong
đó, đáng lưu ý là đề nghị UBND cấp tỉnh khi xây dựng dự thảo nghị quyết trình
HĐND thì cũng đồng thời dự thảo các quyết định, kế hoạch, văn bản cụ thể để
triển khai nghị quyết và ban hành ngay sau khi được thông qua. Đây là điều kiện
cần thiết nhằm hạn chế tối đa tình trạng nghị quyết được ban hành nhưng chậm đi
vào cuộc sống...

            Tại
hội nghị, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã phát biểu chỉ đạo, nêu rõ HĐND
các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đến nay đã hoạt động được gần hết nhiệm kỳ và ngày
càng khẳng định được vị thế là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Chủ đề “Giải pháp
bảo đảm hiệu lực hoạt động của HĐND - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”
là diễn đàn để các địa phương gặp gỡ, trao đổi học hỏi kinh nghiệm, kiến nghị
với Quốc hội những vướng mắc, bất cập trong tổ chức và hoạt động, cung cấp
thông tin, luận cứ giúp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổng kết hoạt
đông của HĐND nhiệm kỳ 2011-2016 và chuẩn bị tổ chức thực hiện tốt Luật Tổ chức
chính quyền địa phương.

            Kết
thúc hội nghị, Thường trực HĐND thành phố Hải Phòng đã chuyển giao cờ đăng cai
hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Bắc bộ lần thứ 11 cho Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.

            (Nguồn: Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, TP đồng
bằng sông Hồng và duyên hải Bắc bộ lần thứ 10…//
Báo Nhân dân 01/08)

 

2. Chuyển biến tích
cực trong công tác cán bộ nữ ở Hải Phòng

            Sự
nghiệp đổi mới của quê hương, đất nước đang tạo ra môi trường mới cho sự phát
triển của đội ngũ cán bộ nữ. Những kết quả nổi bật trong công tác cán bộ nữ của
thành phố đã được ghi nhận. Song trên thực tế vẫn còn tồn tại không ít khó
khăn, thách thức.

Vẫn chưa chú trọng
đúng mức khả năng, vai trò cán bộ nữ:

           
thể thấy, tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo ở các ngành, các cấp vẫn còn hạn chế, thấp
hơn so với chỉ tiêu đề ra. Những con số cụ thể chỉ ra, ở cấp thành phố, tỷ lệ
cán bộ nữ tham gia cấp ủy giảm theo tưng nhiệm kỳ: giai đoạn 1996-2000 có 13,2%
ủy viên nữ; giai đoạn 2001-2005 có 10,6%, giai đoạn 2005-2010 là 10,2% và giai
đoạn 2010-2015 chỉ có 7,27%.

            Cán
bộ nữ được bầu, bổ nhiệm vào chức danh Thành ủy quản lý từ năm 2004 đến nay còn
thấp, mới khoảng 11,8% - 13,7%. Số lượng nữ cán bộ, công chức trong các ngành
và các cơ quan nghiên cứu khoa học có tỷ lệ thấp, rất hiếm nữ cán bộ công chức
làm lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý kinh tế, khoa học.

            Nguyên
nhân dẫn đến thực trạng trên xuất phát từ nhiều phía, song chủ yếu vẫn do việc
coi nhẹ trong đánh giá vai trò, khả năng can bộ nữ ở một số cấp ủy. Trong báo
cáo tổng kết công tác cán bộ nữ năm 2014 của Hội LHPN thành phố cũng đã chỉ ra
rằng lãnh đạo một số ngành, đơn vị chưa nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng
của Nghị định 19 của Chính phủ về “Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính
nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
tham gia quản lý nhà nước”, do đó việc triển khai Nghị định hầu như vẫn giao
khoán cho Hội.

            Một
số nguyên nhân khác được đề cập tới như hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ
thành phố cũng như một số quận, huyện còn hạn chế; vai trò tham mưu, đề xuất
của Hội với cấp ủy về công tác cán bộ nữ còn thụ động, thiếu quy định cụ thể;
hoạt động của các cấp Hội phụ nữ tuy đã có đổi mới nhưng vẫn thiếu tính liên
hiệp của các tổ chức Hội; việc tập hợp nữ thanh niên trí thức, tôn giáo, nữ lao
động trong các doanh nghiệp chưa đạt kết quả như mong muốn. Về nguyên nhân chủ
quan, trình độ, năng lực và tư duy của một số cán bộ Hội chủ chốt dường như vẫn
chưa đáp ứng yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, một sô cán
bộ hội còn thiếu ý chí vươn lên trong rèn luyện, học tập…

Tiếp tục nâng cao
trình độ, năng lực:

            Nhằm
sớm khắc phục những hạn chế trong công tác cán bộ nữ nêu trên, xây dựng một đội
ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, bà Phạm Hải Yến - Chủ
tịch Hội LHPN TP cho biết: Thời gian tới Hội LHPN thành phố tiếp tục quán triệt
và thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chương trình hành động về công tác phụ
nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ hơn nữa trong quan điểm, nhận thức đối với vấn đề cán bộ nữ.

            Cũng
theo bà Phạm Hải Yến, trước mắt cần khẩn trương tiến hành khâu rà soát, đánh
giá đội ngũ cán bộ nữ hiện có; chủ động phát hiện cán bộ nữ trẻ có phẩm chất,
năng lực, trình độ và triển vọng phát triển bổ sung vào quy hoạch, cử đi đào
tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, luân chuyển, bổ
nhiệm và giới thiệu ứng cử giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, tham gia cấp ủy,
HĐND, UBND các cấp nhiệm kỳ tới, ngoài ra đảm bảo tỷ lệ nữ tham gia các khoá
đào tạo lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước từ 30% trở lên.

            Bên
cạnh đó, cần xây dựng chính sách tạo điều kiện cho cán bộ nữ làm việc, nhất là
cán bộ nữ đang công tác ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, chăm lo bồi
dưỡng và khuyến khích tài năng nữ phát triển. Chủ động đề xuất các giải pháp
tạo nguồn, phát triển đội ngũ cán bộ nữ, giới thiệu để cấp ủy, lãnh đạo cơ
quan, đơn vị bổ sung quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy
định.

            Hiện
nay, các cấp Hội phụ nữ đã và đang tích cực triển khai đồng bộ một số đề án
quan trọng như "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp giai đoạn
2013-2016" và “Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Hội phụ nữ cơ sở giai
đoạn 2013- 2016”. Đây được coi là khâu then chốt trong việc nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới tại Hải Phòng.

            Thông
qua 2 đề án, Hội LHPN thành phố đã kết hợp với Học Viện Phụ nữ Việt Nam, Trường
Chính trị Tô Hiệu và các ngành chức năng tổ chức 03 lớp bồi dưỡng Người đứng
đầu các tổ chức chính trị xã hội cho 213 Chủ tịch Hội LHPN cơ sở; 01 lớp sơ cấp
nghiệp vụ phụ vận cho 70 đồng chí là chủ tịch, nguồn chủ tịch Hội LHPN các
xã/phường/thị trấn.

            Hàng
năm, 100% cán bộ chuyên trách các cấp và đội ngũ chi Hội trưởng, tổ trưởng phụ
nữ được tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công tác. Cùng với
trang bị kiến thức, Hội còn triển khai các khóa tập huấn kỹ năng giám sát, kỹ
năng vận động hành lang, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch hành động…
giúp đội ngũ cán bộ Hội tự tin, chủ động, sáng tạo trong công việc…

            (Nguồn: Chuyển biến tích cực trong công tác cán bộ nữ ở
Hải Phòng// (Thái Bình - Thu Ninh - An ninh Hải Phòng 06/08)

 

3. Cuộc thi Tìm
hiểu 70 năm ngày truyền thống CAND Việt Nam và 10 năm ngày hội toàn dân bảo vệ
ANTQ: Hải Phòng đoạt giải Nhất toàn quốc

            Ngày
5-8, Ban Bí thư TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có quyết định công nhận giải thưởng
cuộc thi Tìm hiểu 70 năm ngày truyền thống CAND Việt Nam và 10 năm ngày hội toàn
dân bảo vệ ANTQ do Bộ Công an và TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.

Theo đó, trong hạng mục giải tập thể, Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh TP.Hải Phòng đoạt giải Nhất với những thành tích xuất sắc trong việc
triển khai cuộc thi; 3 giải Nhì thuộc về Đoàn tỉnh Nam Định, tỉnh Thanh Hóa và
Đoàn thanh niên Bộ Công an; các đơn vị Đoàn tỉnh Bắc Ninh, Nghệ An, Ninh Thuận,
TP Hà Nội và Ban thanh niên Quân đội đạt giải ba. Trong hạng mục thi viết, TP
Hải Phòng vinh dự có 1 giải Nhất thuộc về đồng chí Nguyễn Thị Huyền Trang,
Phòng PV11 CATP Hải Phòng; 1 giải Ba thuộc về đồng chí Phạm Thị Xuân Quyên, cán
bộ Ban tuyên giáo Thành đoàn Hải Phòng.

Được biết, sau gần 5 tháng triển khai cuộc thi, trên
cả nước đã có 866.898 bài dự thi viết và 1.093 tác phẩm video clip. Theo đánh
giá của BTC, các bài dự thi năm nay không chỉ có hình thức trình bày sáng tạo
mà còn có đầu tư về thời gian và công sức. Hàng trăm bài viết tay dài hàng trăm
trang giấy thể hiện sự tâm huyết và hiểu biết sâu sắc của người dự thi về lực
lượng CAND, nêu bật được quá trình hình thành, phát triển, bản chất cách mạng,
những cống hiến, hi sinh gian khổ của lực lượng CAND Việt Nam…

            Lễ
trao giải chính thức dự kiến sẽ diễn ra tại Tây Ninh vào dịp 19-8.

            (Nguồn:
Cuộc thi
Tìm hiểu 70 năm ngày truyền thống CAND Việt Nam…/Báo An ninh Hải Phòng. – ngày
14/8/2015)

 

4. Hải Phòng đạt giải
nhất tại Hội thi: Chung kết Công an xã giỏi toàn quốc

            Sau
2 ngày thi tài sôi nổi, ngày 12/8, Hội thi Chung kết Công an xã(CAX) giỏi toàn
quốc năm 2015 do Bộ Công an tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã kết thúc thành công
tốt đẹp.

            Kết
quả, đội tuyển CAX giỏi của TP Hải Phòng đã đạt giải nhất trong Hội thi Chung
kết CAX giỏi toàn quốc năm 2015. Đồng thời, với tiểu phẩm có nội dung xuất sắc
nhất mang tên “Chuyện 3 không”, đội tuyển CAX giỏi của TP Hải Phòng cũng đạt
giải tập thể có tiểu phẩm xuất sắc nhất.

            Về
cá nhân, đồng chí Nguyễn Thị Hoa, đội tuyển CAX giỏi tỉnh Thái Bình đoạt giải
thuyết trình xuất sắc nhất; đồng chí Hoàng Văn Kiêm, đội tuyển CAX giỏi TP Hải
Phòng đạt giải người có câu trả lời xuất sắc nhất trong phần thi kiến thức pháp
luật, nghiệp vụ; đồng chí Lê Tấn Đạt, đội tuyển CAX giỏi tỉnh Hậu Giang đạt
giải diễn xuất tốt nhất trong phần thi tiểu phẩm; giải thưởng nữ CAX duyên dáng
nhất thuộc về đồng chí Nguyễn Kiều Trang, đội tuyển CAX giỏi TP Cần Thơ.Đội
tuyển CAX giỏi tỉnh Thanh Hóa và Thái Bình đạt giải nhì; các đội tuyển CAX giỏi
TP Hà Nội, TP Cần Thơ và tỉnh Đắk Lắk đạt giải 3; đội tuyển CAX giỏi các tỉnh
Hậu Giang, Đồng Tháp, Phú Yên và Hòa Bình đạt giải khuyến khích.

            Để ghi
nhận những thành tích xuất sắc của các tập thể, cá nhân tham gia phục vụ Hội
thi CAX giỏi toàn quốc năm 2015, Bộ Công an cũng đã quyết định tặng bằng khen
cho 1 tập thể và 10 cá nhân.

            (Nguồn:
Hải Phòng đạt giải nhất tại Hội thi: Chung kết Công an xã giỏi toàn quốc/Đức
Thắng//Báo Công an nhân dân. - ngày 13/08)

 

5. TP Hải Phòng kỷ niệm
70 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND

            Sáng
13/8, UBND thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền
thống Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2015); 10 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc.

            Dự  Lễ kỷ niệm có Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên
Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cùng các đồng chí lãnh đạo các Tổng cục
thuộc Bộ Công an; Đồng chí Lê Văn Thành,

Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hải
Phòng cùng lãnh đạo các ban ngành, các mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân, các thế hệ cán bộ Công an thành phố Hải Phòng qua các thời
kỳ.

            Diễn
văn tại Lễ kỷ niệm đã tái hiện lại truyền thống 70 năm chiến đấu, xây dựng và
trưởng thành của lực lượng Công an nói chung và Công an thành phố Hải Phòng nói
riêng. Qua 70 năm, lực lượng Công an thành phố Hải Phòng đã không ngừng lớn
mạnh về mọi mặt, luôn kề vai sát cánh cùng quân và dân cả nước hoàn thành xuất
sắc mọi nhiệm vụ, lập nhiều chiến công hiển hách, góp phần làm lên chiến thắng
chung của cả dân tộc.

            Công
an thành phố Hải Phòng đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được Bác Hồ nhiều lần gửi thư khen, tặng
bảo kiếm và cờ thi đua. Hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ, hàng trăm tập thể vinh
dự được Chính phủ, Bộ Công an, UBND thành phố tặng bằng khen và các phần thưởng
cao quí.

            Tại
Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Tô Lâm đã biểu dương và chúc mừng những chiến công,
thành tích đặc biệt xuất sắc của lực lượng Công an thành phố đối với sự nghiệp
cách mạng nói chung, sự nghiệp bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội nói riêng. Thứ trưởng nhấn mạnh trong thời gian tới, bên cạnh những
thuận lợi, Công an thành phố phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm
vụ bảo đảm ANTT cũng đặt ra ngày càng nặng nề, đòi hỏi toàn lực lượng Công an
thành phố phải quyết tâm và có biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết khắc phục những
tồn tại, hạn chế, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với tác động tiêu cực và hoạt
động chống phá từ bên ngoài, bảo đảm môi trường hòa bình để phát triển kinh tế
xã hội nói chung và thành phố nói riêng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức
năng làm tốt công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ, trong đó tập trung
bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đại biểu Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

            (Nguồn:
TP Hải Phòng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng CAND//
Báo
Pháp luật Việt Nam. - ngày 14/08)

 

6. Bắt gần 40 người tham
gia sới đá gà ăn tiền

            Lực
lượng Công an thành phố Hải Phòng vừa bất ngờ đột kích, bắt quả tang khoảng 40
người đang sát phạt nhau dưới hình thức đá gà ăn tiền giữa ban ngày ngay chân
cầu Bính (Hải Phòng).

            Thông
tin ban đầu, khoảng 9 ngày 14/8, lực lượng cảnh sát thuộc Phòng cảnh sát điều
tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an thành phố Hải Phòng bất ngờ đột
kích vào một sới đá gà trong một nhà kho gần chân cầu Bính, thuộc tổ 4, phường
Thượng Lý (Hồng Bàng, Hải Phòng), bắt giữ khoảng 40 người đang sát phạt nhau
dưới hình thức đá gà ăn tiền.

            Tại
hiện trường, lực lượng công an thu giữ nhiều tang vật có liên quan đến việc đá
gà ăn tiền và hàng chục chiếc xe máy của những người tham gia cá cược. Lực
lượng Công an đã lập biên bản, lấy lời khai ban đầu tại hiện trường, dẫn giải
các đối tượng và vận chuyển phương tiện, tang vật có liên quan về cơ quan Công
an để tiếp tục điều tra làm rõ.

            (Nguồn:
Bắt gần 40 người tham gia sới đá gà ăn tiền / Hoàng Ngọc//Báo Công lý. - ngày
15/08)

 

7. Tổng kiểm tra hoạt
động kinh doanh vận tải tại Hải Phòng

            UBND
thành phố vừa có kế hoạch về việc tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm
trật tự ATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trên
địa bàn thành phố. Theo đó, UBNĐ thành phố giao sở GTVT thực hiện kế hoạch tổ
chức tổng kiểm tra; thanh tra hoạt động kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp
vận tải, HTX vận tải trên địa bàn thành phố. Tập trung cao điểm vào doanh
nghiệp vận tải hành khách và vận tải bằng xe công- ten- nơ.

            Sở
GTVT tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông
tin đại chúng về các quy định mới trong hoạt động vận tải. Đồng thời, đôn đốc
thực hiện Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận
tải, phân tích dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và kiểm tra thực hiện quy
định về điều kiện kinh doanh vận tải đối với doanh nghiệp có nhiều xe vi phạm
tốc độ trong thời gian từ 1-1-2015 đến nay.

            (Nguồn:
Tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải tại Hải Phòng//Báo Hải Phòng . – ngày
14/08)

 

8. Công an quận Ngô Quyền
đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

            Sáng
14-8, Công an quận Ngô Quyền tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Công an
nhân dân Việt Nam, 10 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và đón nhận
Huân chương chiến công hạng Nhất. Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, Ủy viên Ban Thường vụ
Thành ủy, Giám đốc Công an thành phố đến dự.

            Nhân
dịp này, CAQ Ngô Quyền được phong tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Bộ
trưởng Bộ Công an tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 6 cá nhân. Bộ Công an tặng kỷ
niệm chương cho 32 cá nhân. Nhiều tập thể và cá nhân được Công an thành phố và
UBND quận Ngô Quyền khen thưởng./.70 năm qua, các thế hệ CBCS công an quận được
Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt, năm 2000, CAQ
Ngô Quyền được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ
đổi mới.  1 tập thể, 1 cá nhân được Nhà
nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang; 330 lượt CBCS được Nhà nước tặng
huân huy, chương các hạng... 20 năm liên tục (1999-2009) Đảng bộ CAQ được công
nhận trong sạch vững mạnh, 3 năm liên tục (1996 -1998) CAQ được Bộ Công an tặng
cờ thi đua xuất sắc trong phong trào học tập thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, nhiều
năm liên tục CAQ được công nhận đơn vị quyết thắng dẫn đầu khối quận...Phát huy
truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang, 15 năm liên tục (2001 đến
2015), Đảng bộ CAQ được công nhận trong sạch vững mạnh...

            (Nguồn:
Công an quận Ngô Quyền đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất/Quốc
Khánh//Báo Hải Phòng. - Ngày 14/08)

 

9. Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam và những điều "mắt thấy tai nghe
"

            Hàng
loạt bức xúc cụ thể của doanh nghiệp (DN) đã được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc
lại với lãnh đạo UBND TP. Hải Phòng, sau khi trong “vai” một chuyên gia, ông
được trực tiếp nghe các DN nhận xét về tình hình cải cách thủ tục hành chính.
"Hãy yên tâm, các bạn luôn được lắng nghe" là lời khẳng định của ông
gửi tới các DN.

            “Hôm
nay, tôi đã nghe DN nói và thấy rằng, cần rất thận trọng với các bản báo cáo,
báo cáo có thể hay nhưng vấn đề là thực thi. DN vẫn còn bức xúc lắm, nhưng họ
vẫn có tâm lý “sợ” các cơ quan Nhà nước”, Phó Thủ tướng nói với Phó Chủ tịch
UBND TP. Hải Phòng Lê Anh Sơn khi bước ra khỏi phòng họp lúc 1 giờ chiều.

            Thật
ra, trong các cuộc gặp DN sáng cùng ngày 20/8, Phó Thủ tướng chỉ tham dự như
một thành viên trong tổ chuyên gia của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững
và Nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng TS. Nguyễn Đình Cung, bà Nguyễn Thị Cúc,
bà Phạm Chi Lan… Phó Thủ tướng muốn được nghe các DN nhận xét một cách khách
quan nhất về tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ trong các
lĩnh vực thuế, hải quan, cả về điểm được lẫn chưa được.

            Ông
Lê Anh Sơn cho hay trong các buổi “cà phê cuối tuần”, lãnh đạo TP. Hải Phòng đã
trực tiếp lắng nghe các DN “giãi bày hết” và tháo gỡ được rất nhiều.

            Cắt
lời ông Sơn, Phó Thủ tướng cho biết DN vẫn chưa thể nói hết và không phải DN
nào cũng có cơ hội tham dự những sự kiện ấy. “Nói thật với các đồng chí, tôi
vừa trực tiếp nghe các DN kêu, toàn những vấn đề không oan tí nào”, Phó Thủ
tướng nói và điểm lại những nội dung khiến DN bức xúc nhất.

            Các
ý kiến DN đều ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực cải cách của ngành Thuế,
Hải quan, với nhiều kết quả cụ thể như thời gian kê khai thuế đã giảm rất
nhiều; cán bộ hải quan sẵn sàng làm việc cả ngoài giờ hành chính để kiểm tra
hàng hóa và có tới 90% hàng hóa làm thủ tục nhập khẩu xong ngay trong ngày…

            Tuy
nhiên, vẫn còn hàng loạt vướng mắc được DN chia sẻ, mà theo đánh giá của TS.
Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, là
“cười ra nước mắt”.

Những quy định khiến DN loay hoay:

            Một
DN FDI cho biết khi thuê các DN trong nước gia công hàng để xuất đi, do liên
quan đến thuế xuất nhập khẩu, hải quan sẽ kiểm tra DN nhận gia công xem máy móc
thế nào, hồ sơ

 

máy móc có đủ không, thuê mặt bằng ra sao…

            “Khi
họ có giấy phép kinh doanh là họ đã có đủ điều kiện rồi. Hơn nữa, chúng tôi mới
chính là người đánh giá năng lực của họ tốt nhất. Nhiều khi máy móc của họ rất
tốt nhưng thiếu giấy tờ, tìm lại rất lâu, thế là phải chờ, nếu không có là hải
quan không cho làm. Chúng tôi muốn nội địa hóa càng nhiều càng tốt, nhưng những
quy định như vậy khiến chúng tôi đành thuê DN nước ngoài”, đại diện DN FDI nói
và nhắc lại câu chuyện buồn là tại sao DN Việt vẫn chưa làm nổi con ốc vít cho
Samsung.

            Cũng
liên quan tới hải quan, DN gửi một thiết bị ra nước ngoài để kiểm nghiệm vì
Việt Nam chưa đủ máy móc để làm việc này, nhưng khi thiết bị quay lại Việt Nam,
chỉ cần một cái mác bị bóc hoặc một cái dây đồng bị chảy ra trong quá trình kiểm
nghiệm, là hải quan không đồng ý.

            Cũng
có những quy định rất “tréo ngoe” liên quan đến thanh lý máy móc, thiết bị,
phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định của DN chế xuất. Để thanh lý những
cái kìm hay mỏ lết đã hỏng, DN phải tìm lại hợp đồng, giấy tờ nhập khẩu ứng với
từng dụng cụ, trong khi khối lượng sản phẩm hỏng, hủy rất lớn.

            “Chúng
tôi không thể ngày nào cũng xin hủy. Nếu có thời gian thì mời các vị ra nhà
xưởng, sẽ thấy la liệt những thùng đựng dụng cụ hỏng. Tôi hiểu là quy định như
vậy chỉ áp dụng với một số loại công cụ, chẳng hạn máy móc có giá trị lớn, chứ
không phải với từng cái kìm như thế. Nhưng đó là thực tế hải quan đang áp
dụng”, câu chuyện được DN kể lại khiến các thành viên trong đoàn đều cười ồ.

            Về
thuế thu nhập DN, có DN băn khoăn không biết trường hợp hàng nhập về nhất thiết
phải có hóa đơn gốc để được tính vào chi phí hợp lý hay không, vì thông tư của
Bộ Tài chính không nói rõ. Bởi lâu nay, DN cần khoảng 9.000 hóa đơn mỗi năm từ
nước ngoài, riêng chi phí chuyển phát nhanh đã lên đến… 3-4 tỉ đồng. Chưa hết,
muốn lấy hóa đơn của đối tác nước ngoài rất khó, vì ở nước ngoài không cần hóa
đơn.

            “Vấn
đề không chỉ nằm ở chỗ 3 hay 4 tỉ đồng. Vấn đề là từ công ty mẹ cho tới công ty
đối tác đều không sao hiểu nổi quy định như vậy. Đối tác dọa rằng có lẽ tốt
nhất là không làm ăn gì nữa với DN”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ bức xúc
của DN này với lãnh đạo Thành phố.

            Thậm
chí, có những văn bản, quy định nhằm mục đích tạo thuận lợi cho DN, nhưng lại
khiến DN hết sức… hoang mang. Các DN nhắc tới Thông tư 151 năm 2014 của Bộ Tài
chính, hướng dẫn ưu đãi thuế có hiệu lực hồi tố với một số dự án trong giai
đoạn 2009-2013, nhưng DN lo rằng liệu có khi nào cơ quan thuế lại… thu lại
khoản đã ưu đãi hồi tố không? DN không rõ có quyền… không nhận ưu đãi này
không? Bởi cách đây 3 tháng, thanh tra thuế lại khẳng định DN không thuộc diện
được ưu đãi.

            Theo
Phó Thủ tướng, vấn đề có thể giải quyết rất đơn giản nếu ngay trong Thông tư
quy định rõ DN có quyền lựa chọn ưu đãi hoặc không. Hơn nữa, pháp luật Việt Nam
chỉ có hiệu lực hồi tố khi có lợi cho người dân. Băn khoăn này chứng tỏ DN rất
bất định, không rõ họ làm vậy đúng hay sai nên luôn luôn phát công văn hỏi.

            Lĩnh
vực BHXH cũng còn rất nhiều vấn đề. DN phản ánh, nhiều khi “hì hục” hoàn thiện
các giấy tờ, đến nộp thì cơ quan BHXH mới cho biết đã có biểu mẫu mới, phải về
làm lại từ đầu. Hoặc quy định khi chi trả trợ cấp ốm đau cho người lao động thì
phải có chữ ký của từng người lao động mới được tính là chi phí hợp lý, mặc dù
doanh nghiệp đã trả qua tài khoản.

Cần tháo gỡ đến cùng khó khăn cho DN:

            “Chúng
ta ngồi ở đây nghĩ rằng việc lấy chữ ký đơn giản, nhưng nếu DN có hàng nghìn
người thì việc đó phải mất bao lâu mới xong? Những quy định như vậy khiến DN
FDI có cái nhìn rất xấu về môi trường kinh doanh của Việt Nam. Họ hỏi chúng ta
cố tình đặt ra quy định như vậy hay do không biết?”, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi.

            Trên
thực tế, nhiều vấn đề mà DN phản ánh đã được Chính phủ chỉ đạo xử lý, nhiều vấn
đề cũng đã được các cơ quan chức năng nhận diện, nhưng cũng có những vấn đề mà
theo Phó

Thủ tướng là “không trực tiếp đi thì không bao giờ
nghĩ ra được”. Phó Thủ tướng nhấn mạnh rằng còn rất nhiều việc phải làm, cần
tháo gỡ đến cùng khó khăn cho DN và điều đó cần sự nỗ lực lắng nghe thực sự của
các cơ quan.

            “Cảm
giác chung là DN vẫn ngại đóng góp ý kiến trực tiếp. Chúng ta vẫn chưa có cơ
chế để DN có thể nói thẳng, đấy là điều rất quan trọng. DN gặp khó, họ phản ánh
lên Ban quản lý KCN, lẽ ra Ban quản lý phải báo cáo lại với chính quyền, với
các bộ, ngành, thì lại trả lời DN rằng quy định như vậy rồi, cứ thế thực hiện
thôi”, Phó Thủ tướng nói.

            Mặt
khác, Phó Thủ tướng cũng nhắc tổ chuyên gia rằng đối với một DN cụ thể, việc
đặt vấn đề khảo sát về “121 giờ” nộp thuế là không phù hợp. Vì DN không tính
toán cụ thể đến như vậy, mà họ thấy những vướng mắc trong công việc hằng ngày.
Chẳng hạn khi đánh mất hóa đơn, họ chỉ biết phải đi lại 3 lần, mỗi lần phải chờ
ít nhất một tiếng…

            Thực
tế, các DN đã rất cởi mở khi trao đổi với tổ chuyên gia và gần cuối buổi làm
việc, không ít người ngỡ ngàng khi được giới thiệu sự có mặt của Phó Thủ tướng.

            Chia
sẻ với những kiến nghị của DN, Phó Thủ tướng cho biết sẽ chỉ đạo các cơ quan
chức năng sửa ngay các vướng mắc, vấn đề nào không sửa phải giải trình rõ ràng
trước công luận. Phó Thủ tướng đề nghị các DN không nên e ngại mà hãy chủ động
phản ánh, kiến nghị thật cụ thể đối với việc sửa đổi chính sách thuế, hải quan,
BHXH cho thuận tiện.

            “Hãy
yên tâm, các bạn luôn được lắng nghe”, Phó Thủ tướng khẳng định.

            (Nguồn:
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và những điều "mắt thấy tai nghe / Hà Chính //
Báo Tuổi trẻ. - ngày 21/08)

 

10. Hóa giải nỗi oan ở xã
“xuất khẩu cô dâu”

            Việc
lấy chồng ngoại từng là “mốt”, được xem như lối thoát nghèo duy nhất ở đây. Đó
là chuyện trong quá khứ, hiện xã Đại Hợp (huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) đang từng
bước thoát khỏi nỗi oan  “xuất khẩu cô
dâu” .

Ồ ạt lấy chồng ngoại:

            Từ
những năm 1990, người dân xã Đại Hợp ồ ạt vượt biên sang Hồng Kông, sau đó trở
về quê bảo lãnh người thân cùng sang. Phong trào xuất ngoại rộ lên từ đó, nhất
là những năm 2005 - 2006. Người dân thôn Đồng Mục giáp biển nên đi tiên phong,
sau đó lan xuống các thôn Đông Tác, Quần Mục.

            “Thời
điểm đó, con gái vừa học xong cấp hai đã ồ ạt làm thủ tục đi lấy chồng ngoại.
Nhiều trung tâm dạy tiếng Trung, tiếng Hàn mọc lên như nấm. Từ 2006 phong trào
lấy chồng Đài Loan rầm rộ. Đỉnh điểm năm 2008, xã có hơn 100 cô gái lấy chồng
người nước ngoài, có khi vợ chồng chênh nhau đến 20 tuổi”, bà Bùi Thị Út, Chủ
tịch Hội Phụ nữ xã cho biết.

            Những
cô gái chấp nhận lấy chồng xa xứ đa phần do sự mai mối của người thân xuất
ngoại trước đó. Sau này mới xuất hiện những người hành nghề mai mối lấy tiền
hoa hồng. “Nghề mai mối lúc đó kiếm bộn tiền. Để lấy một cô vợ Việt, gia đình
chú rể “ngoại” phải mất hơn 100 triệu đồng, tuy nhiên nhà gái chỉ nhận được vài
triệu, còn lại bị người làm mối thu hết, gọi là tiền công môi giới”, một người
dân kể.

            Sau
khi sắp xếp gặp mặt, người chồng nước ngoài sẽ đến nhà gái xem mặt rồi tổ chức
đám cưới chớp nhoáng và cùng nhau lên máy bay về nước.

Bi kịch vỡ mộng:

            Không
ít những câu chuyện buồn đã xảy ra, không ít cô gái ra nước ngoài đã vỡ mộng:
Bị nhà chồng đối xử tệ bạc, công việc không nhiều tiền, bất đồng ngôn ngữ khiến
vợ chồng ly hôn, có cô sau lễ cưới mới biết chồng mắc bệnh tâm thần nên phải
tìm cách trốn về nước… Tình hình địa phương thời điểm đó cũng bị xáo trộn.

            Lo
lắng tội phạm mua bán người len lỏi vào, UBND xã đã tổ chức hàng trăm cuộc họp
dân tuyên truyền người dân tìm hiểu kĩ thông tin trước khi cho con lấy chồng
nước ngoài. Riêng Hội phụ nữ xã lập 5 tổ tích cực tuyên truyền những rủi ro
rình rập nếu lấy chồng ngoại.

            Cái
khó lúc đó là nhiều người dân nôn nóng thoát nghèo nên chỉ nghe lời dụ dỗ của
các

đối tượng môi giới hôn nhân: “Có người trách mắng
chúng tôi là ngăn cản “đường thoát nghèo” của bọn trẻ”, Chủ tịch Hội phụ nữ xã
kể lại.

            Hệ
lụy của tình trạng này, còn là việc con gái trong xã lúc ấy chỉ học hết cấp hai
là nhốn

nháo bỏ học tìm đường ra nước ngoài, khiến tình hình
địa phương “thừa nam, thiếu nữ”. Nhiều thanh niên đến tuổi lập gia đình không
tìm được bạn gái. Thanh niên địa phương không ít người lo lắng “ế vợ”.

Giải bài toán xa quê:

            “Bài
toán” này mãi sau đó mới được giải khi nhiều khu công nghiệp được xây dựng tại
huyện, lượng nữ công nhân từ các nơi đổ về rất lớn “thay thế” lượng thôn nữ đã
đi làm cô dâu xứ người.

            Theo
thống kê của địa phương, riêng những năm 1991 - 2010, ước tính hơn 1/3 phụ nữ
trong độ tuổi kết hôn ở xã lấy chồng ngoại, chủ yếu Đài Loan và Hàn Quốc. Hiện
xã có khoảng 11 nghìn nhân khẩu nhưng có hơn một nghìn người định cư ở nước
ngoài, chưa kể khoảng 200 người đang lưu trú theo diện xuất khẩu lao động hoặc
du học. Công việc của cô dâu Việt khi sang Đài Loan, Hàn Quốc chủ yếu là lao
động phổ thông như làm vườn, dọn dẹp vệ sinh, lắp ráp điện tử.

            Người
dân Đại Hợp một thời chỉ biết trông chờ vào vài sào ruộng, có khi thiếu ăn, thì
vùng đất này ngày nay có tiếng giàu có. Hệ thống đường giao thông phần lớn bê
tông hóa, nhà cao tầng mọc lên san sát, những công trình phúc lợi cũng được xây
dựng khang trang.

           
Phạm Thị Thúy, Chủ tịch UBND xã nhìn nhận, những phụ nữ ở làng xuất ngoại đã
đóng góp lớn vào thay đổi diện mạo ở địa phương. Nhờ tiền các cô dâu gửi tiền
về mà gia đình ở quê sống sung túc, xây dựng nhà cửa khang trang. Mười năm lại
đây, tỉ lệ hộ nghèo của các thôn trong xã giảm từ 13% xuống dưới 5%. Lực lượng
Việt kiều đông đảo cũng giúp địa phương thuận lợi trong huy động vốn xây dựng
các công trình như đền, chùa, nhà văn hóa…

           
Chủ tịch xã cho hay, các cô gái ngày nay đã thay đổi nhận thức, không còn xem
việc lấy chồng ngoại là con đường thoát nghèo duy nhất. Bằng chứng là 10 năm
lại đây, mỗi năm toàn xã chỉ có 10 - 20 trường hợp xuất ngoại, trong đó phần
lớn đi xuất khẩu lao động.

            Nhiều
cô gái sau thời gian sang Đài Loan, Hàn Quốc lấy chồng, cảm thấy không thể tiếp
tục sống chung đã chủ động ly hôn. “Đa phần các cháu ở lại các nước đó làm việc
dưới diện du học hoặc xuất khẩu lao động, từ đó cởi bỏ tâm lý lấy chồng già –
giàu, ăn bám chồng ngoại”, bà Chủ tịch xã nói.

            (Nguồn:
Hóa giải nỗi oan ở xã “xuất khẩu cô dâu”/Bắc Giang//Báo Pháp luật Việt Nam . –
ngày 24/08)

 

11. Phạm nhân Đoàn Văn
Vươn sắp được đặc xá

            Đại
tá Nguyễn Hữu Ấm - Giám thị Trại giam Hoàng Tiến, tỉnh Hải Dương (thuộc TC8 Bộ
Công an) - cho biết, trong số 494 phạm nhân được đặc xá năm nay tại trại Hoàng
Tiến, có danh sách 2 phạm nhân Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý ở Tiên Lãng - Hải
Phòng.

            Trao
đổi với PV Dân Trí liên quan đến thông tin phạm nhân Đoàn Văn Vươn được đặc xá
nhân dịp Quốc khánh (2.9) năm nay, đại tá Nguyễn Hữu Ấm cho biết: “Nếu theo như
hướng dẫn của Chủ tịch Nước và quyết định của Thủ tướng chính phủ về hướng dẫn
đặc xá cho phạm nhân và thời gian xếp loại, thời gian chấp hành án thì 2 phạm
nhân Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý chắc chắn được hưởng ân xá”.

            Theo
lời ông Ấm, 2 phạm nhân chống đối vụ “Cưỡng chế đầm tôm” tại huyện Tiên Lãng -
TP.Hải Phòng là Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý đều thực hiện việc cải tạo rất
tốt trong thời gian quản chế tại trại giam. “Khi so cả 2 người về các điều kiện
đề trình lên cấp trên xét đặc xá, chúng tôi thấy cả có đủ điều kiện theo quy
định. Vào năm ngoài, cả 2 người cũng đã được ân xá giảm án một lần” - ông Ấm
nói.

            Cho
biết về điều kiện và tiêu chuẩn xét đặc xá, ông Ấn nói rằng: "Khi các phạm
nhân đủ điều kiện xếp loại và đủ điều kiện một phần ba án thì chúng tôi sẽ đưa
vào danh sách trình hội đồng thẩm định, tư vấn của Trung ương gồm 12 cơ quan,
ban ngành trong đó có Bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân… Hiện Hội đồng
thẩm định đang xét duyệt".

            Theo
dự kiến thì thời gian sớm nhất sắp tới, sau khi Chủ tịch Nước ký quyết định
chính thức thì các phạm nhân sẽ được nhận quyết định và trở về gia đình sum họp
sớm hơn thời gian mức án mà họ nhận trước đó.

            Ông
Ấm còn cho biết, theo danh sách mà ông nắm được đến thời điểm này, trại giam
Hoàng Tiến có 494 phạm nhân được đặc xá. Đáng chú ý là 2 anh em phạm nhân Đoàn
Văn Vươn - Đoàn Văn Quý; còn lại các các phạm nhân có mức án có thời hạn ngắn
và những phạm nhân về ma tuý nhưng không bị nghiện hoặc tái nghiện. Tuy nhiên,
cũng theo thông tin từ ông Ấm cho biết, cụ thể đến lúc nhận được quyết định
chính thức, thì con số và tên tuổi phạm nhận được đặc xá sẽ rõ ràng hơn trong
những ngày tới.

            Cũng
theo thông tin mới nhất mà PV Dân Trí cập nhật được từ ông Lương Văn Trong -
Phó Chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng - Hải
Phòng: "Tôi có nhận được tin và phía gia đình anh Vươn cũng đã biết thông
tin anh Vươn và anh Quý được đặc xá nhân dịp Quốc khánh 2.9 này. Tuy chưa chính
thức bằng văn bản nhưng khi nghe tin chúng tôi cũng vui mừng, phấn khởi".

            Ông
Trong cho biết thông tin việc đặc xá này khi ông cùng người thân của anh Vươn
trực tiếp vào thăm 2 phạm nhân Vươn và Quý tại Trại giam Hoàng Tiến - Hải Dương
cách đây không lâu.

            Phạm
nhân Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng)
bị kết án tù giam trong vụ án “giết người, chống người thi hành công vụ” xảy ra
ngày 5.1.2012 tại khu đầm nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh Quang.

           
Phạm Thị Hiền, vợ của Đoàn Văn Quý (em trai Đoàn Văn Vươn) cũng cho biết, gia
đình cũng có biết thông tin về việc chồng bà cùng em trai Đoàn Văn Quý được đặc
xá nhân dịp Quốc khánh năm nay. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quyết định chính
thức bằng văn bản nên gia đình chưa biết rõ ngày nào hai người này được trở về
địa phương.

            Không
giấu nổi sự phấn khởi, bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn cho biết:
“Khi chúng tôi lên thăm nuôi anh Vươn thì được cán bộ trại giam cho xem danh
sách những người được đặc xá nhân dịp 2.9. Chúng tôi rất vui mừng và phấn khởi
vì trong đó có chồng tôi và chú Quý. Hai gia đình chúng tôi đều rất mong người
thân trở về địa phương để gánh vác chuyện gia đình”.

            Trước
đó, trong phiên xử Phúc thẩm ngày 31.7.2013 vụ án Đoàn Văn Vươn và đồng phạm về
tội "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" xảy ra
tại xã Vinh Quang (Tiên Lãng, Hải Phòng), Tòa án nhân dân Tối cao tuyên y án sơ
thẩm đối với các bị cáo.

            Theo
đó, bị cáo Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý đều bị tuyên phạt 5 năm tù về tội
"Giết người". Phạm Thị Báu bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử
thách 36 tháng; Nguyễn Thị Thương bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách
30 tháng về tội "Chống người thi hành công vụ".

            (Nguồn:
Phạm nhân Đoàn Văn Vươn sắp được đặc xá /
/Báo Nông thôn ngày nay. –
ngày 17/08)

 

II – Pháp
luật;  An ninh - trật tự:

12. Hải Phòng: Bị xử
phạt, lập facebook nói xấu CSGT

            Ngày
31/7, Công an thành phố Hải Phòng cho biết đang tạm giữ hình sự 2 đối tượng
Nguyễn Đức Hảo (SN 1994, trú tại phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền) hiện là
sinh viên trường Cao đẳng Hàng Hải và Hoàng Anh Thư (SN 1992, trú tại phường
Quán Trữ, quận Kiến An) là nhân viên kỹ thuật cửa hàng máy tính vì hành vi đưa,
sử dụng trái phép thông tin trên mạng internet.

            Theo
tài liệu điều tra, trước đó trên mạng xã hội facebook xuất hiện trang “Tránh
chốt CSGT Hải Phòng”, với nhiều bài viết, bình luận có nội dung nói xấu, bôi
nhọ và hạ uy tín của lực lượng CSGT.

            Bằng
các biện pháp nghiệp vụ, Công an TP Hải Phòng đã làm rõ, bắt giữ đối tượng
Nguyễn Đức Hảo và Hoàng Anh Thư.

            Tiến
hành khám xét nơi ở của 2 đối tượng, công an thu giữ: 1 máy tính bảng, 1 máy
tính xách tay, 2 CPU, ĐTDĐ.

            Các
đối tượng khai nhận, từ tháng 10/2014 đến nay, Hảo với vai trò trực tiếp thành
lập, điều hành đã cùng Thư với vai trò biên tập quản lý…đã viết bài, đăng ảnh,
chỉnh sửa bài viết, bình luận với nội dung chửi bới, xúc phạm lực lượng CSGT.

            Theo
các đối tượng, đầu tiên là đăng tải các chốt điểm của CSGT để thông báo cho
những người hay vi phạm Luật Giao thông tránh. Sau đó, do vi phạm giao thông,
bị CSGT xử lý phạt, Hảo bức xúc đăng bài viết nói xấu CSGT.

            Hảo
và Thư còn kết nạp 1 đối tượng khác có tài khoản fcebook “Toàn Trần” làm biên
tập viên cho trang này.

            Ngoài
ra, Nguyễn Đức Hảo còn trực tiếp thành lập, điều hành trang facebook “Tránh
chốt CSGT Hải Dương” với mục đích xúc phạm CSGT đang thi hành nhiệm vụ trên địa
bàn tỉnh Hải Dương và đã rao bán trang này để kiếm tiền.

            Hiện
cơ quan công an đang hoàn tất hồ sơ xử lý các đối tượng.

            (Nguồn: Hải Phòng: Bị xử phạt, lập facebook nói xấu
CSGT//Báo Công an nhân dân . – ngày 01/08)

 

13. Xử lý vi phạm
nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông: Cần có chế tài tạm giữ hành
chính người say rượu

            Từ
giữa năm 2014, UBND thành phố đã ra văn bản số 5424/UBND-GT về tăng cường kiểm
tra, ngăn chặn và xử lý người điều khiển phương tiện sử dụng ma túy và chất
kích thích (rượu, bia). Ngay sau đó, Giám đốc Công an thành phố đã ban hành kế
hoạch số 991/KH-CATP-PC67 ngày 11-8-2014 về tăng cường kiểm tra, xử lý đối với
người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng chất ma túy hoặc vi phạm
nồng độ cồn trên địa bàn thành phố.

            Theo
chỉ đạo, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị công an quận, huyện đã phối hợp
thành lập ra Tổ công tác (bao gồm các lực lượng CSGT bộ - sắt, Cảnh sát Cơ
động, CSĐT tội phạm về TTXH, CSĐT tội phạm về ma túy và công an địa phương) đã
tăng cường phối hợp, thực hiện hiệu quả. Phát huy vai trò nòng cốt, Phòng CSGT
bộ - sắt đã chủ động nắm tình hình, đặc biệt là trên các tuyến, địa bàn trọng
điểm để triển khai các biện pháp TTKS như: Lê Hồng Phong, Phạm Văn Đồng (tỉnh
lộ 353), Lê Duẩn, tỉnh lộ 359, quốc lộ 5…

            Kết
quả, trong 6 tháng đầu năm 2015, lực lượng chức năng đã kiểm tra hơn 2.000
trường hợp, phát hiện 679 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn bao gồm: 1
lái xe chở khách trên tuyến cố định, 2 lái xe tải, 193 lái xe con và 483 người
điều khiển xe mô tô. Ra quyết định phạt tiền theo lỗi 1,543 tỷ đồng; áp dụng
tạm giữ phương tiện và tước giấy phép có thời hạn đối với các trường hợp vi
phạm. So với các lỗi vi phạm về TTATGT đã bị xử lý trong 7 tháng đầu năm 2015
là 79.397 trường hợp; phạt tiền hơn 51 tỷ đồng thì số vi phạm nồng độ cồn bị
kiểm tra, xử lý chỉ chiếm dưới 1% (679/79.397) về số lượng và hơn 2,4% về số
tiền phạt (1,543 tỷ đồng/51 tỷ đồng).

            Hơn
nữa, nhìn vào đời sống sinh hoạt xã hội hiện nay, số lượng vi phạm về nồng độ
cồn bị xử lý chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra, vi phạm vẫn mang tính phổ
biến; kết quả trên được

đánh giá là vẫn còn khiêm tốn.

            Về
khách quan, việc sử dụng rượu bia còn quá tràn lan. Về chủ quan, việc kiểm tra,
xử lý vi phạm nồng độ cồn rất phức tạp do nhiều trường hợp người vi phạm không
hợp tác, không chấp hành biện pháp kiểm tra, thậm chí có hành vi gây rối TTCC,
chống người thi hành công vụ do quá say. Theo quy định, vi phạm về nồng độ cồn
đều bị tạm giữ phương tiện có thời hạn, việc này dễ gây phản ứng của người đi
cùng trên xe, nhất là đối với các trường hợp từ tỉnh ngoài đến. Hoặc việc lập
hồ sơ xử lý vi phạm về lỗi cũng không đơn giản do người vi phạm đã uống rượu
bia, không tỉnh táo.

            Theo
kiến nghị của lực lượng chức năng, để thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, xử
lý lỗi vi phạm về nồng độ cồn cần thiết phải sửa đổi, quy định theo hướng: Quy
định hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ tham gia giao thông là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp
đến tính mạng, tài sản hợp pháp của công dân có thể “tạm giữ hành” chính đối
với người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn.

            Hiện
tại, chế tài phạt tiền đối với lái xe vi phạm về nồng độ cồn mặc dù đã được quy
định nâng lên đáng kể so với các quy định trước đây (nâng gấp 2,5 lần đối với
lái xe ô tô vi phạm và gấp 2 lần đối với lái xe mô tô vi phạm); ngoài ra còn áp
dụng các hình thức phạt bổ sung, nhưng so với yêu cầu thực tiễn vẫn chưa đảm
bảo đủ mạnh, vẫn chỉ dừng ở mức xử phạt vi phạm hành chính nên chưa thực sự có
tính răn đe, giáo dục. Do đó, lực lượng chức năng kiến nghị cần có thêm chế tài
tước giấy phép lái xe không thời hạn đối với người vi phạm.

            (Nguồn: Xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người tham
gia giao thông…/Đoàn Lanh// Báo An ninh Hải Phòng 03/08)

 

14. Thành lập đơn vị
kiểm soát container tại Cảng Hải Phòng

            Tổng
cục Hải quan vừa ra mắt đơn vị kiểm soát cảng và nhận bàn giao thiết bị từ Cơ
quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC).

            Theo
đó, đơn vị kiểm soát cảng (PCU) có văn phòng tại Cảng Đình Vũ, với 6 thành viên
là cán bộ có kinh nghiệm, đang công tác tại Cục Hải quan Hải Phòng. Các thiết
bị do UNODC hỗ trợ PCU nằm trong khuôn khổ Chương trình kiểm soát container
toàn cầu (GLOG80) của UNODC và WCO.

            Việc
thành lập PCU là nỗ lực của Hải quan Việt Nam nhằm nâng cao năng lực xác định
và kiểm soát những container có nguy cơ cao và phòng ngừa việc sử dụng
container vào những mục đích bất hợp pháp, như buôn lậu ma túy, vũ khí, chất
nổ, hàng hóa trái phép và mua bán người.

            Chương
trình kiểm soát container do UNODC và Tổ chức Hải quan thế giới xây dựng từ
tháng 3/2006. Chương trình đã thiết lập PCU tại 51 quốc gia với tổng kinh phí
dành cho chương trình toàn cầu là trên 45 triệu USD.

            (Nguồn: Thành lập đơn vị kiểm soát container tại Cảng
Hải Phòng/L.Hiệp//Báo Công an nhân dân. - ngày 03/08)

 

15. Hải Phòng: Nhiều
doanh nghiệp nợ BHXH

            Theo
thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hải Phòng, tính đến hết ngày
30/6/2015, có 976 doanh nghiệp (DN) nợ đọng BHXH từ 3 tháng trở lên với tổng số
tiền hơn 241 tỷ đồng; BHXH đã khởi kiện 36 DN chậm nộp BHXH.

            Theo
BHXH Hải Phòng, năm 2013 và 2014, ngân sách nợ các DN thực hiện các dự án, công
trình của thành phố, nợ lương cán bộ, công chức, viên chức… số tiền không nhỏ,
đã ảnh hưởng đến việc nộp tiền BHXH của các đơn vị hành chính sự nghiệp, DN và
tiền đóng, hỗ trợ BHYT cho các đối tượng theo quy định. Tính đến hết tháng
6/2015, BHXH thành phố Hải Phòng đã làm thủ tục dừng đóng BHXH, BHYT cho 539
đơn vị đã phá sản, giải thể, không còn giao dịch với cơ quan BHXH, không hoạt
động, không tồn tại theo địa chỉ đăng ký kinh doanh với số tiền nợ lên tới
65,244 tỷ đồng.

            Cho
đến thời điểm hiện tại vẫn còn một số DN chấp hành chưa nghiêm Luật BHXH,
thường xuyên nợ tiền đóng BHXH từ 3 tháng trở lên. Tính đến hết ngày 31/3/2015,
số tiền nợ BHXH, BHYT… của các cơ quan, DN trên địa bàn thành phố Hải Phòng
chiếm 6,31% tổng số tiền phải thu.

            Theo
bà Đinh Thị Lan Hương - Phó Phòng thu BHXH Hải Phòng- năm 2015 là năm cực kỳ khó
khăn của BHXH thành phố, đã có nhiều DN nằm trong danh sách “báo động đỏ” về
chậm nộp BHXH, BHYT, nhưng trên thực tế một số DN không còn khả năng hoạt động,
không còn khả năng trả nợ, đây là một trong những nguyên nhân rất khó cho BHXH
đôn đốc thu nợ.

            BHXH
thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp cho công tác thu hồi nợ như: 15 ngày một lần
có văn bản đốc thúc công nợ gửi đến các DN đang nợ đọng BHXH, BHYT; phối hợp
với các cơ quan chức năng, các đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra các DN có
dấu hiệu vi phạm; chú trọng công tác tuyên truyền về quyền lợi và trách nhiệm
để mọi người và chủ sử dụng lao động hiểu và thực hiện.

            Thời
gian tới, BHXH thành phố Hải Phòng tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng thu,
giảm nợ đọng BHXH, BHYT… theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam. Đến thời điểm hiện
tại, BHXH thành phố Hải Phòng phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xuống còn 6,31% tổng số
tiền phải thu. BHXH thành phố Hải Phòng chủ động tích cực phối hợp với các
ngành chức năng kiên quyết áp dụng các chế tài theo quy định của pháp luật đối
với những cơ quan, DN có khả năng thanh toán nhưng cố tình vi phạm, để nợ đọng
số tiền BHXH, BHYT lớn, kéo dài làm ảnh hưởng đến việc giải quyết quyền lợi
người lao động; nêu tên các đơn vị nợ đọng trên các phương tiện thông tin đại
chúng; quyết liệt trong công tác thu nợ...

            (Nguồn:  Hải
Phòng: Nhiều doanh nghiệp nợ BHXH/Sông Thu//Báo Công Thương . – ngày 30/07)

 

16. Chống thất thu
ngân sách nhà nước: Lật tẩy các hành vi gian lận, trốn thuế

Kỳ 3. Cần những giải
pháp quyết liệt:

            Việc
cơ quan công an liên tiếp phá những vụ án mua bán hóa đơn GTGT bất hợp pháp
cũng chính là những biện pháp hữu hiệu nhằm răn đe, ngăn chặn hành vi trốn
thuế. Tuy nhiên, điều quan trọng là ngành thuế và các lực lượng chức năng khác
phải nhận diện được nguyên nhân gây thất thu thuế để có những giải pháp đúng
đắn.

Nhận diện nguyên nhân
gây thất thu…:

            Qua
tìm hiểu, thất thu thuế đang có những biểu hiện, diễn biến khá phức tạp, tuy
nhiên có thể khái quát thành hai dạng chính là thất thu thực tế và thất thu
tiềm năng. Trong đó, thất thu thực tế, có nghĩa là có nhiều khoản thu được quy
định rõ ràng trong các luật thuế, song do nhiều nguyên nhân số tiền đó không
được thu vào ngân sách. Còn thất thu tiềm năng, bao hàm cả trường hợp lách thuế
có nguyên nhân từ kẽ hở của luật pháp hoặc sự buông lỏng quản lý.

            Tại
phiên họp thường kỳ của UBND TP mới đây, trước những báo hiệu tụt hậu của thu
ngân sách, Chủ tịch UBND TP Lê Văn Thành đã chỉ đạo phải công khai sự tụt hậu,
nhận diện thất thu và có giải pháp quyết liệt. Một thành phố với 2 triệu dân
như Hải Phòng và 14.000 doanh nghiệp hoạt động mà số thu ngân sách những tháng
đầu năm còn quá khiêm tốn so với các địa phương bạn thì quả là một niềm trăn
trở không hề nhỏ.

            Cũng
tại phiên họp trên, ông Nguyễn Đức Thọ - Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hải
Phòng cho biết, toàn thành phố hiện có 42 cảng biển và 144 cảng thủy nội địa
chưa tiến hành thu được một đồng phí bến bãi nào. Theo thống kê của ngành Giao
thông vận tải thành phố, với 7.000 xe container đang hoạt động nhưng doanh
nghiệp hầu như chưa khai báo trung thực về tần suất xe chạy cũng như doanh thu
thực đã làm tổn thất thuế nhà nước. Qua nghe báo cáo của cơ quan thuế và các
ngành chức năng, Chủ tịch UBND TP Lê Văn Thành khẳng định còn nhiều nguồn thu
ngân sách đang bị bỏ ngỏ, thất thoát, đáng kể là nguồn thu phí và lệ phí bến
bãi; nhiều doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng không kê khai lợi nhuận, không
nộp thuế; hàng trăm dự án chậm tiến độ, chưa nộp tiền thuế khiến hàng chục
nghìn tỷ đồng bị thất thoát từ nguồn thu về đất.

            Hóa
đơn đóng vai trò quan trọng và trở thành chứng từ gốc để xác định việc chuyển
nhượng hàng hoá, dịch vụ giữa các thể nhân, pháp nhân, làm cơ sở cho việc hạch
toán, kế toán, xác định nghĩa vụ về thuế của và thanh quyết toán của các đơn vị
sử dụng ngân sách Nhà nước.

            Tuy
nhiên, đã có không ít doanh nghiệp coi đây là mảnh đất màu mỡ để trục lợi, gây
thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Với chính sách mới, doanh nghiệp được
quyền tự  in, phát hành, sử dụng, quản lý
hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Dù đây được coi là bước đột phá trong
công tác quản lý thuế nhưng cho đến nay, biện pháp này chưa thực sự có hiệu quả
khi ngày một gia tăng tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp để khai khấu trừ
thuế, ghi hóa đơn không đúng quy định, sử dụng giấy tờ giả để thành lập công
ty, ẩn lậu doanh thu, lừa đảo bằng hình thức huy động vốn…

Cần những biện pháp
mạnh:

            Trong
công tác chống thất thu ngân sách, ngành thuế được xác định là đơn vị chủ công,
vậy nên thời gian tới cần tiếp tục tăng cường kỷ luật, thực hiện đồng bộ, hiệu
quả các biện pháp chống thất thu ngân sách. Việc ngành thuế đang chủ động có
các giải pháp nhằm chống thất thu ngân sách đã cho thấy trách nhiệm của người
làm công tác thu ngân sách. Tuy nhiên trên thực tế, để giải quyết công việc cấp
bách này, ngành thuế rất cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ngành, địa
phương, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp.

            Về
phía Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách thành phố, đã yêu cầu các tổ công tác
thành phố, Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách các quận huyện, phường, xã, thị
trấn và các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát lại từng khoản thu, sắc thuế trên
địa bàn, tập trung vào các khu vực, sắc thuế còn khả năng thu như: thu tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất, phí và lệ phí, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe
container, cho thuê bến bãi, xây dựng cơ bản tư nhân, du lịch, dịch vụ ăn uống.

            Các
đơn vị thành lập chi nhánh, kho hàng tại Hải Phòng nhưng không kê khai nộp thuế
hoặc kê khai nộp thuế một phần nghĩa vụ thuế rất nhỏ tại Hải Phòng đề xuất biện
pháp quản lý nhằm tăng thu ngân sách. Mặt khác, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt công tác thu hồi nợ thuế, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế;
tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp có số nợ thuế lớn nhằm đôn đốc nộp tiền
vào ngân sách; hoàn thiện thủ tục công bố công khai trên phương tiện truyền
thông đại chúng các doanh nghiệp có số nợ lớn.

            Ngành
thuế phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp giấy chứng nhận giấy đăng ký kinh doanh,
giấy chứng nhận đầu tư để quản lý số người nộp từ khâu đầu vào, thường xuyên
đối chiếu số doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp đã giải thể, phá sản.
Một biện pháp nữa là rà soát lại các doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác
tài nguyên khoáng sản nhưng chưa nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tăng
cường quản lý thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp
khai thác tài nguyên khoáng sản, đất, đá, cát, sỏi san lấp mặt bằng phục vụ các
công trình đang thi công trên địa bàn thành phố, trên cơ sở xác định số tài
nguyên đã thực tế khai thác, kiên quyết xử lý nghiêm các doanh nghiệp khai thác
vượt quá thời gian và sản lượng khai thác; kiểm tra, xác minh nguồn gốc đất đá,
cát sỏi phục vụ các công trình san lấp trên địa bàn như: khu công nghiệp VSIP,
Tràng Duệ, Đình Vũ… để có biện pháp xử lý.

            Bên
cạnh đó, để giải quyết bài toán gian lận thuế, các cơ quan chức năng cần đẩy
mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ chuyển sang thanh tra nhà
nước, thanh tra tài chính nhằm tiến hành thanh tra một số doanh nghiệp có rủi
ro cao về thuế để làm thí điểm, đặc biệt thanh tra đối với các doanh nghiệp có
giao dịch liên kết, có dấu hiệu chuyển giá, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm triển
khai nhân rộng trên địa bàn thành phố.

            (Nguồn: Chống thất thu ngân sách nhà nước…/Đức Tùng,
Thạch Thảo//Báo An ninh Hải Phòng. - ngày 01/08)

 

17. Bám biển, giữ
vững chủ quyền

            “Bám
biển dể phát huy nghề lưới rê hồng”- đó là câu truyền miệng của ngư dân Đồ Sơn
khi dược hỏi về đánh cá xa bờ. Với sản lượng khai thác hải sản lên đến 10.000
tấn/năm và cung cấp hàng nghìn tin tức có giá trị về chủ quyền biển, đảo cho Bộ
đội Biên phòng, ngư dân Đồ Sơn đang trở thành lực lượng quan trọng trong bảo vệ
chứ quyền an ninh biên giới biển.

“Đảo nổi” trên biển
Đông:

            Trưởng
Phòng Kinh tế quận Đồ Sơn Hoàng Đình Dũng cho biết, Đồ Sơn có hàng trăm chiếc
tàu đánh cá, trong đó có 27 tàu đánh cá xa bờ với công suất từ 400 mã lực trở
lên, tuy số lượng không nhiều, nhưng tạo sự đoàn kết rất cao trong khai thác
hải sản trên biển. Khi đi biển, hầu hết các tàu cùng xuất phát, với 2 tàu dịch
vụ đi kèm. Với số lượng tàu lớn như vậy, khi liên kết sản xuất trên biển, chỉ
riêng tổ đội khai thác Đồ Sơn được ví như “đảo nổi” trên biển Đông. Các tàu
liên kết giúp nhau cùng khai thác, bảo vệ an ninh ưật tự, tổ chức cứu hộ, cứu
nạn trên biển và tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền.

            “Đảo
nổi" trên biển Đông được tạo bởi ngư dân Đồ Sơn là sự khẳng định vững chắc
chủ quyền an ninh biên giới biển, ổng Dũng tự hào: chiếc tàu nào cũng được
trang trọng treo cờ Tổ quốc, giữa biển trời mênh mông, lá cờ đỏ sao vàng tung
bay trong gió là niềm tự hào của mỗi người dân trên biển. Thỉnh thoảng trong hệ
thống kết nối tín hiệu Icom đặt ở đất liền, tiếng cười nói của những người ở
giữa biển vọng về càng làm người ở nhà yên tâm hơn. Theo ông Dũng, ngư dân Đồ
Sơn vốn có truyền thống với nghề lưới rê hồng, ngư trường chủ yếu ở phía nam
huyện đảo Bạch Long Vỹ, vì vậy, hỗ trợ an toàn người đi biển được cả hệ thống
chính trị quan tâm. Ngư dân không chỉ được hỗ trợ về kỹ thuật, thiết bị liên
lạc mà còn thường xuyên được tập huấn về các biện pháp phòng tránh thiên tai
trên biển và hơn nữa, tổ đội khai thác hải sản có lực lượng tự vệ biển, là chỗ
dựa vững chắc khi vươn khơi. Với tay nghề truyền thống, được bảo vệ trong khai
thác, nên mỗi năm, lượng tàu cá Đồ Sơn mang về đất liền tới 10.000 tấn hải sản,
trị giá gần 500 tỷ đồng.

Mỗi ngư dân là một
chiến sĩ:

            Khai
thác hải sản ở vùng giáp ranh với nước ngoài, ban đêm, thỉnh thoảng có tàu cá
nước ngoài vào vùng biển việt Nam khai thác trộm hải sản, những thông tin này
nhanh chóng dược ngư dân Đồ Sơn gửi về đất liền, đồng thời trực tiếp tham gia
bảo vệ chủ quyền biển đảo. Phương châm “mỗi ngư dân là một chiến sĩ” được phát
huy tối đa, bởi họ chính là “tai mắt” trên biển Cùng với chính quyền địa
phương, Đồn Biên phòng Đồ Sơn tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền, vận động đến
tùng người dân về Luật Biển Việt Nam, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982, các tuyên bố của Chính phủ về đường cơ sở, Hiệp định phân định vịnh
Bắc Bộ, hiệp định hợp tác ghề cá, quan điểm của việt Nam về biển Đông... để ngư
dân biết về chức trách nhiệm vụ của lực lượng thực thi pháp luật trên biển.

            Cùng
với công tác tuyên truyền, Đồn Biên phòng Đồ Sơn còn phối hợp xây dựng 15 cụm
tàu an toàn thành 15 tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển. Các tổ ngư dân
đoàn kết sản xuất được bố trí theo từng ngành nghề, đánh bắt cùng ngư trường
theo chỉ đạo trực tiếp của Ban chủ nhiệm câu lạc bộ đánh cá xa bờ và khối
trưởng khối nghề cá nhân dân. Từ đó, ngư dân sản xuất trên biển cung cấp nhiều
nguồn tin có giá trị về tình hình an ninh biên giới biển, tình hình tàu thuyền
nước ngoài xây dựng chủ quyền, vi phạm các hiệp định đã ký kết...

            Nghề
cá nhân dân ở Đồ Sơn không những đưa nhiều gia đình thoát nghèo, vươn lên làm
giàu, mà còn tạo sự an toàn trong sản xuất, kiên định bám biển, giữ vững chủ
quyền an ninh biên giới biển.

            (Nguồn: Bám biển, giữ vững chủ quyền/Mai Lâm// Báo Hải
Phòng. - ngày 05/08)

 

18. Triệt phá băng
cướp chuyên nhằm vào phụ nữ và sinh viên

            Chiều
5/8, đại tá Nguyễn Văn Coỏng, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP
Hải Phòng, khen thưởng Công an quận Ngô Quyền, về thành tích phá chuyên án cướp
giật, bắt gọn 2 đối tượng mới gây ra 10 vụ cướp giật.

            Cùng
ngày, Cơ quan CSĐT Công an quận Ngô Quyền, Hải Phòng đã khởi tố bị can, bắt tạm
giam các đối tượng Vũ Bá Mạnh (đối tượng có 1 tiền án 5 năm tù về tội cố ý gây
thương tích), 31 tuổi, ở số 185 Lạch Tray, quận Ngô Quyền và Phạm Văn Thịnh
(đối tượng có 1 tiền án 6 năm tù về tội cướp giật tài sản), 26 tuổi, ở số
29/82/30 Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng, đồng tội danh cướp giật tài
sản.

            Qua
công tác trinh sát nắm tình hình, Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an quận Ngô
Quyền, phát hiện một nhóm đối tượng chuyên cướp giật trên địa bàn, đã xác lập
chuyên án để đấu tranh triệt phá.

            Đây
là những thanh niên nghiện nặng ma tuý, thủ đoạn của chúng là sử dụng 1 xe máy,
đi lòng vòng trên đường, nhằm vào phụ nữ và học sinh, sinh viên thiếu cảnh giác
trong khi tham gia giao thông, để cướp giật ĐTDĐ và túi xách.

            Sau
một thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ, ngày 1/8, các trinh sát đã tiến hành
bắt khẩn cấp cả 2 đối tượng, thu một số tang vật liên quan.

            Tại
cơ quan điều tra, Vũ Bá Mạnh và Phạm Văn Thịnh khai nhận, trong thời gian cuối
tháng 7/2015, chúng đã thực hiện trót lọt 10 vụ cướp giật trên địa bàn thành
phố Hải Phòng.

            Tích
cực điều tra, xác minh, Công an quận Ngô Quyền đã tìm được 3 người bị hại.

            Hiện
Ban chuyên án đang tiếp tục điều tra mở rộng án. Ai là bị hại trong các vụ cướp
giật tương tự, cần đến Công an quận Ngô Quyền để trình báo và tố giác tội phạm.

            (Nguồn: Triệt phá băng cướp chuyên nhằm vào phụ nữ và
sinh viên/Quốc Phòng, Văn Thịnh//Báo Công an nhân dân 06/08)

 

19. Cổ động viên
bóng đá Hải Phòng gây náo loạn trên đường phố Hà Nội

            Những
hành động quá khích của các cổ động viên đến từ Hải Phòng đã gây náo loạn đường
phố Hà Nội, khiến cho người dân Thủ đô và trực tiếp những người tham gia giao
thông trên đường bất bình.

            Sự
việc diễn ra vào khoảng 17h10 hôm nay đường Tràng Thi, Cửa Nam, Nguyễn
Khuyến... Những cô động viên quá khích đến từ Hải Phòng đã gây náo loạn đường
phố Hà Nội, khiến cho giao thông bị ách tắc cục bộ vì một đoàn dài mô tô và ô
tô cố ý đi thật chậm.

            Đáng
chú ý, đoàn người này đều mặc áo đồng phục đỏ và treo cờ cùng băng rôn ghi cổ
động viên bóng đá Hải Phòng, vừa đi chậm đoàn người vừa vẫy cờ hò reo ầm ĩ. Hơn
thế nữa, họ đốt cả pháo sáng khiến người tham gia giao thông sợ hãi. Đoàn cổ
động viên bóng đá này đi đến đâu là ở đó huyên náo...

            Sự
xuất hiện của nhón cổ động viên Hải Phòng đúng vào giờ tan tầm nên gây ách tắc
giao thông nghiêm trọng tại những nơi đoàn đi qua. Đáng chú ý, rất nhiều cổ
động viên đi mô tô lợi dụng sự huyên náo này để không đội mũ bảo hiểm và tự ý
chặn xe để đoàn ô tô đi qua.

            Nhiều
người đi đường cho rằng, đẹp vì tình yêu thể thao nhưng lợi dụng để vi phạm
giao thông và ảnh hưởng đến cộng đồng là điều không thể chấp nhận được.

            (Nguồn: Cổ động viên bóng đá Hải Phòng gây náo loạn
trên đường phố Hà Nội/Đức Hùng// Báo Pháp luật & Xã hội. - ngày 06/08)

 

20. Kê biên 2 bất động
sản tại Hải Phòng liên quan đến Giang Kim Đạt

            Liên
quan đến vụ Giang Kim Đạt tham ô gần 20 triệu USD, trong tuần qua, cơ quan An
ninh điều tra (ANĐT) - Bộ Công an đã phát hiện và kê biên tiếp 2 bất động sản ở
TP.Hải Phòng.

            Cụ
thể 1 căn nhà khá rộng trên đất 100m2 ở phường Hoàng Văn Thụ, quận
Hồng Bàng và lô đất hơn 250m2 tại phường Đông Khê, quận Ngô Quyền,
TP.Hải Phòng.

            Hai
bất động sản nêu trên đều đứng tên Giang Văn Hiển (bố đẻ Đạt). Trước đó, ngày
15.1, cơ quan ANĐT - Bộ Công an đã khởi tố và ra lệnh bắt giam Giang Văn Hiển
để điều tra về tội "Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có" và tội "Che giấu tội phạm". Giang Kim Đạt, nguyên Trưởng
phòng Kinh doanh Công ty TNHH Một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin, thuộc
Tập đoàn Vinashin (Vinashin) đã bỏ trốn ra nước ngoài bị truy nã quốc tế.

            Đến
ngày 7.7, Giang Kim Đạt bị bắt. Giang Kim Đạt là người được Phạm Thanh Bình -
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) nay là Tổng Cty
Tàu thủy - cử Đạt ra nước ngoài trực tiếp tham gia đàm phán giá cả, mua hàng
chục con tàu biển cũ. Qua đó, Đạt thỏa thuận với các Cty bán tàu để hưởng hoa
hồng 1%, số tiền này được chuyển qua Cty môi giới mua bán tàu biển để chuyển
lại cho Đạt.

            Ngoài
ra, Đạt còn khai thác nhiều con tàu cũ khác, ký kết hợp đồng cho thuê tàu, giảm
giá cho thuê, gửi giá để hưởng chênh lệch phần trăm… Với thủ đoạn nêu trên,
Giang Kim Đạt đã chiếm hưởng tổng số tiền khoảng 17,6 triệu USD. Toàn bộ số
tiền này đã được đối tác chuyển về Việt Nam dưới dạng chi “hoa hồng” gửi vào
nhiều tài khoản đứng tên Giang Văn Hiển để ông ta mua bất động sản…

            Như
vậy, đến nay, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an đã phong tỏa, kê biên 34 bất động sản,
trong đó có 2 bất động sản ở TP. Hải Phòng như nêu trên: 2 bất động sản ở TP.Hà
Nội (một biệt thự ở phường Phúc Lợi, quận Long Biên mua tháng 2.2012, trị giá
hơn 24 tỷ đồng và một biệt thự ở Đặng Xá, huyện Gia Lâm, mua tháng 3.2011, trị
giá 5 tỷ đồng); 6 bất động sản ở TP.Nha Trang và 24 bất động sản tại TP.Hồ Chí
Minh bao gồm biệt thự, nhà đất..

           
quan tố tụng đã xác định, 24 trong số 34 bất động sản trị giá khoảng hơn 100 tỷ
đồng, chưa kể một căn hộ cao cấp đặt mua ở Singapore trị giá nhiều triệu USD.
Cũng trong thời gian lẩn trốn tại Singapore, Đạt còn tham gia chứng khoán thu
lời cả triệu USD. Ngoài ra, Đạt còn mua đi bán lại 4 buồng ngủ khá sang trọng ở
Anh (mỗi buồng ngủ này trị giá khoảng 1 triệu bảng Anh) nhưng khi mua, Đạt chỉ
nộp trước số tiền 10% tổng giá trị (tiền đặt cọc), sau 1 năm, người mua có
quyền bán lại để kiếm lời. Hiện Đạt còn 2 trong số 4 căn buồng đã đặt cọc tiền
mua ở nước Anh.

            (Nguồn:
Kê biên 2 bất động sản tại Hải Phòng liên quan đến Giang Kim Đạt/Đào Minh
Khoa//Báo Công an nhân dân. - ngày 10/08)

 

21. Khen thưởng các đơn
vị phá đường dây chuyển ma túy qua đường hàng không

            Thay
mặt lãnh đạo CATP, đại tá Nguyễn Văn Coỏng, Phó giám đốc CATP vừa đến biểu
dương, trao thưởng Phòng PC47 đã phối hợp chặt chẽ cùng công an các đơn vị bạn
khám phá đường dây vận chuyển ma túy từ Hải Phòng vào TP. Hồ Chí Minh qua đường
hàng không.

            Trước
đó, thông qua công tác nghiệp vụ, Phòng PC47 - CATP Hải Phòng phối hợp với
Phòng An ninh an toàn Cảng hàng không Cát Bi, Phòng 7 C47 - Bộ Công an, Phòng
PA81 - CATP và Công an quận Hải An phát hiện một đường dây vận chuyển trái phép
chất ma túy từ Hải Phòng vào TP Hồ Chí Minh và ra nước ngoài qua đường hàng
không.

            Sau
thời gian kiên trì bám theo hoạt động của các đối tượng, đến 9h50’ ngày 6-8,
các đơn vị phối hợp đã triệt phá thành công đường dây trên, bắt quả tang Phạm
Thái Hiền, sinh 1981, ĐKTT: ấp Mỹ Lợi, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc
Trăng, hiện ở tổ Xuân Hòa, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang,
đang vận chuyển 964,57 gam ma túy tổng hợp, khi y vừa rời taxi vào Cảng hàng không Cát Bi để chuẩn bị lên chuyến bay đi Tân Sơn Nhất.

            Vụ
việc đang tiếp tục điều tra mở rộng.

            (Nguồn:
Khen thưởng các đơn vị phá đường dây chuyển ma túy qua đường hàng không//
Báo
Đời sống và Pháp luật. - ngày 10/08)

 

22. CSGT Hải Phòng truy
tìm, trao trả 200 xe mất trộm cho người dân

            Từ
năm 2013 đến nay, Phòng CSGT, Công an TP Hải Phòng xác minh, xác định chủ sở
hữu hợp pháp đồng thời hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật trao
trả trên 200 phương tiện cho chủ sở hữu tại TP Hải Phòng và các địa bàn lân cận
như: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Tuyên Quang…

            Đối
với những phương tiện mang biển kiểm soát của các địa phương khác, CSGT Hải
Phòng xác minh, tra cứu dữ liệu của Cục CSGT, Bộ Công an truy tìm chủ sở hữu.
Sau đó, đơn vị gửi thông báo đến địa chỉ thường trú của chủ sở hữu phương tiện.

            Theo
Trung tá Vũ Ngọc Thắng, Đội trưởng Đội Tuyên truyền - xử lý Phòng CSGT đường bộ
- đường sắt, Công an TP Hải Phòng, qua công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi
phạm Luật Giao thông đường bộ, lực lượng CSGT, Công an TP Hải Phòng đã tạm giữ
hàng nghìn phương tiện.

            Khi
bị kiểm tra, nhiều đối tượng vi phạm có thái độ, biểu hiện chống đối như: không
cung cấp thông tin, không xuất trình đăng ký, bằng lái… gây khó khăn cho lực
lượng chức năng. Nhiều xe sau khi bị tạm giữ, người vi phạm bỏ đi hoặc không
đến đơn vị nộp phạt để nhận lại phương tiện. Trong số những phương tiện vi phạm
này, nhiều xe là tang vật trong các vụ trộm cắp tại địa bàn TP Hải Phòng và các
địa phương khác.

            Một
số người dân mua xe không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, xe có nguồn gốc bất hợp
pháp. Khi quá thời hạn tạm giữ, đơn vị tiến hành các biện pháp nghiệp vụ như:
giám định kỹ thuật hình sự, tra cứu, xác minh tìm chủ sở hữu của những phương
tiện hợp pháp. Sau khi tra cứu thông, tin, đơn vị gửi thông báo, mời các chủ
phương tiện đến làm các thủ tục nhận lại xe. Đây là các phương tiện bị mất
trộm.

            (Nguồn:
CSGT Hải Phòng truy tìm, trao trả 200 xe mất trộm cho người dân/Đăng Hùng//Báo
Công an nhân dân. - ngày 10/08)

 

23. Cuộc chiến “không
được phép thua” ở Hải Phòng

Những “chiêu trò” của tội phạm:

            Theo
Đại tá Phạm Văn Điềm, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47)
- Công an Hải Phòng, nguồn ma túy thẩm lậu vào Hải Phòng chủ yếu từ tuyến biên
giới Tây Bắc và từ Trung Quốc, qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), cửa khẩu
Lạng Sơn về. Hải Phòng vừa là địa bàn tiêu thụ, vừa là địa bàn trung chuyển ma
túy theo đường hàng không, đường thủy, đường bộ và đường sắt đi các nơi tiêu
thụ. Cũng chính vị trí địa lý thuận lợi nên những đối tượng buôn bán, sử dụng
trái phép ma túy tại Hải Phòng có những chiêu trò khác biệt, luôn đi trước kẻ
khác…

Bản lĩnh và sự lặng lẽ sau mỗi chiến công:

            Một
cán bộ của PC47 tâm sự: “Cuộc chiến chống lại tội phạm ma túy là cuộc chiến
không được phép thua. Khi phá án cần phải đảm bảo tuyệt đối 3 yếu tố là an toàn
cho chính mình và đồng đội, an toàn cho đối tượng, thu giữ được tang vật và an
toàn cho quần chúng nhân dân xung quanh. Để đảm bảo các nguyên tắc này, ngoài
việc tuân thủ tuyệt đối phương án tác chiến của đơn vị, mỗi cán bộ, chiến sĩ
đều phải tập trung cao độ, phối hợp nhịp nhàng khi phá án.

            Đại
tá Điềm trầm tư: “Làm công tác phòng chống ma túy chính xác là làm công tác
chống lại sự cám dỗ. Mà ranh giới của đúng sai khi đã bị cám dỗ chỉ cách nhau
mỏng manh như sợi chỉ. Nếu không có bản lĩnh chính trị, có một cái đầu tỉnh
táo, một ý chí sắt đá tuân theo kỷ luật, một trái tim hướng đến những thân phận
bị ma túy tàn phá thì chỉ cần làm sai lệch một chút trong một vụ án, người trục
lợi đã có tiền tỉ.” Đại tá Phạm Văn Điềm trăn trở về những rào cản của một số
văn bản pháp luật trong việc điều tra xử lý tội phạm ma túy và đâu đó vẫn còn
có biểu hiện hữu khuynh trong lĩnh vực này. Đấy chính là lý do khiến cho công
tác phòng chống ma túy đã khó lại càng gian nan hơn. Đại tá Phạm Văn Điềm đầy
tự hào khi kể về những chiến sĩ PC47, Công an Hải Phòng. Đã làm án, án nào cũng
nguy hiểm, cũng cam go, nhưng làm án ma túy, những điều đó càng nhân lên. Đối
tượng phạm tội là những kẻ không còn gì để mất, phần lớn có tiền án, tiền sự.
Thêm vào đó, khi chúng đã phê thuốc thì việc xả xúng là không nằm trong sự kiểm
soát. Vì thế, trước mỗi một vụ án ma túy, điều đầu tiên cán bộ, chiến sĩ của
PC47 luôn đặt lên hàng đầu là phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, đúng pháp luật.
Mỗi một vụ án lại nảy sinh những tình huống đòi hỏi ban chuyên án vừa phải đồng
lòng, mưu trí, vừa phải sáng tạo xử lý phát sinh.

            Đằng
sau mỗi chuyên án thành công là sự mưu trí, sáng tạo của tập thể PC47, của
những ngày đêm các mũi trinh sát bền bỉ bám sát đối tượng, từ thâm sơn cùng cốc
đến thành phố náo nhiệt. Để đảm bảo hiệu quả của công việc, sức khỏe là điều
kiện tối cần thiết. Có những đêm rượt theo đối tượng, chúng lao xe với vận tốc
trên 100km/ giờ, các mũi trinh sát cũng phải lái xe với vận tốc tương tự để
theo sát đối tượng. Sau những vinh quang là sự lặng lẽ, âm thầm của người thân
động viên các anh vững bước. Một câu hỏi muôn thuở với những người làm công tác
ma túy: con đường phòng chống loại tội phạm này ngày càng gian nan, phức tạp và
chưa có điểm kết thúc. Tập thể PC47, Công an Hải Phòng đều quả quyết: cuộc
chiến còn nhiều gian nan, nhưng một chuyên án thành công là đồng nghĩa với
nhiều đối tượng tàn độc trong vòng kiểm soát, sẽ giảm bớt những gieo rắc xấu
của chúng đối với xã hội. Đã là công việc nhà nước tin tưởng giao, chúng tôi
làm, làm tốt nhất có thể và đó là cuộc đấu tranh không được phép thua với nửa
bên kia.

            (Nguồn:
Cuộc chiến “không được phép thua” ở Hải Phòng/Minh Thu//Báo Tin tức. - ngày
08/08)

24. “Bão” bán hàng đa cấp 1 vốn 48 lời

            Nhiều
vùng quê tại Việt Nam đã và đang bị tàn phá bởi cơn bão mang tên bán hàng đa
cấp, với tỷ suất sinh lời trong mơ 4.800%: đầu tư 9,3 tỷ đồng, thu về hơn 450
tỷ đồng.

            Khi
hầu hết người dân tại các thành phố lớn đã có phần cảnh giác và miễn nhiễm, các
mạng lưới bán hàng đa cấp đã và đang có chiến lược “thò chân rết” đến các vùng
quê để tiếp cận những người nông dân nhẹ dạ, cả tin, thiếu thông tin.

            Trước
viễn cảnh đổi đời nhanh chóng cùng những lời thuyết phục ngọt hơn "mía lùi"
của đội ngũ bán hàng đa cấp, rất nhiều người nông dân tại các làng quê đang
phải “sống dở chết dở” với những khoản nợ lên tới hàng chục triệu, thậm chí là
trăm triệu đồng.

            "Vay
lãi ở trong làng trong là 30 triệu đồng, còn vay một chỗ khác là 50 triệu đồng,
và vay một người bạn ngoài làng vay cho 20 triệu đồng", người phụ nữ tham
gia đa cấp cho hay.

           
kể: "Đầu tư 1 thì được lấy về 2 nếu chương trình 25 triệu đồng. Còn chương
trình 37 triệu đồng thì được lấy về 3". Những tưởng đây là một cơ hội trời
cho bà vội giới thiệu cho vợ chồng người em tham gia.

            Không
cần làm gì cũng có tiền với tỷ suất sinh lời 4.800% (1 vốn 48 lời) - điều khó
tin này là lời cam kết của một nhân viên thuyết trình bán hàng đa cấp ở Hải
Phòng.

            Tại
một buổi thuyết trình về cách thức tham gia hệ thống bán hàng đa cấp của Công
ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (gọi tắt là Liên kết Việt) tại
huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng, đông đảo người dân tham dự, trong đó
quá nửa là phụ nữ, còn lại là người già, nông dân…

            Suốt
2 tiếng đồng hồ, tất cả mọi người ngồi “nuốt” từng lời của một người tự xưng là
đại diện Ban Giám đốc của Liên kết Việt.

            "Công
ty của cháu có các gói đầu tư như sau: Gói 10 sản phẩm tương đương số tiền 86
triệu đồng, gói 20 sản phẩm tương đương với số tiền là 172 triệu đồng, gói 46
sản phẩm tương đương 400 triệu đồng, gói 1,6 tỷ, gói 3,5 tỷ và gói 9,3
tỷ", nhân viên công ty đa cấp này giới thiệu.

            Không
chỉ mách nước cách làm giàu trong mơ, Liên kết Việt còn mách nước cho người
tham gia cách giấu gia đình người thân để đem tiền nộp vào đa cấp.

            (Nguồn:
“Bão” bán hàng đa cấp 1 vốn 48 lời//Báo An ninh Hải Phòng. - ngày 14/08)

 

25. Phát hiện nhiều sai
phạm trong kinh doanh đa cấp của Liên kết Việt

            Trong
quá trình điều tra về hoạt động bán hàng đa cấp của công ty Liên kết Việt tại
Hải Phòng, nhóm PV Trung tâm tin tức VTV24 đã phát hiện nhiều sai phạm của công
ty này.

            Theo
quy định, một công ty bán hàng đa cấp muốn kinh doanh tại địa phương thì cần
được sự xác nhận bằng văn bản từ Sở Công Thương tỉnh đó. Và theo văn bản của Sở
Công Thương Hải Phòng xác nhận: Hoạt động đa cấp của công ty bán hàng đa cấp
Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Liên kết Việt) vào ngày 16/7/2015. Tuy
nhiên, không ít hợp đồng bán hàng đa cấp đã được ký trước khi được xác nhận.

            Ngoài
ra, Sở Công Thương Hải Phòng chỉ xác nhận: Liên kết Việt bán hàng đa cấp tại
huyện Thủy Nguyên. Trong khi trên thực tế, Liên kết Việt còn hoạt động tại một
cơ sở khác tại Hải Phòng là 260 Văn Cao, TP Hải Phòng.

            Chưa
dừng lại ở đó, trong công văn gửi Sở Công Thương Hải Phòng, Liên kết Việt chỉ
thông báo bán duy nhất 1 sản phẩm là máy khử độc Ozone. Nhưng trên thực tế,
doanh nghiệp này lại bán cả thực phẩm chức năng như: Sâm nhung đông trùng hạ
thảo, Dưỡng cốt Vương...

            Chỉ
đăng ký một nơi nhưng hoạt động ở hai nơi. Chỉ đăng ký bán 1 sản phẩm nhưng lại
bán 2-3 loại sản phẩm khác. Ký hợp đồng bán hàng đa cấp với khách hàng khi chưa
được xác nhận hoạt động đa cấp tại tỉnh... Những hoạt động sai quy định này
đang khiến không ít người dân đã ký hợp đồng đa cấp với Liên kết Việt như đang
ngồi trên đống lửa, khi không biết bản hợp đồng của mình có bị vô hiệu không?
Và quyền lợi của mình sẽ đảm bảo như thế nào? Những câu hỏi nhức nhối này đang
chờ lời đáp của cơ quan chức năng.

            (Nguồn:
Phát hiện nhiều sai phạm trong kinh doanh đa cấp của Liên kết Việt//Báo điện tử
VTV. – ngày 18/08)

 

26. Công an nhân dân vì
nước quên thân, vì dân phục vụ Giữ vững an ninh trật tự trong khu tập kết 300
ngày

            Sau
khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhưng Hải
Phòng trở thành nơi tập kết 300 ngày của quân Pháp trước khi vĩnh viễn rút khỏi
miền Bắc Việt Nam. Với đặc thù của khu tập kết, nên tình hình an ninh trật tự
vô cùng phức tạp, bởi tàn quân địch kéo về đây đông, với đủ loại quân, binh
chủng, ngụy quân, ngụy quyền, tay sai, phản động và cả đồng bào bị ép di cư vào
Nam. Việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Hải
Phòng lúc bấy giờ càng trở nên phức tạp, bởi đế quốc Mỹ và thực dân Pháp tăng
cường cấu kết nhằm phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.

            Tại
Hải Phòng, bộ máy ngụy quyền tay sai của Mỹ và Pháp tận dụng tối đa thời gian
300 ngày để thiết lập hệ thống tình báo, gián điệp. Chúng ra sức tuyên truyền
xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hòng gieo tâm
lý hoang mang, lo sợ trong nhân dân. Chúng xúi giục đồng bào công giáo đến ở
tập trung tại các nhà thờ, xúi giục nhân dân phá dỡ máy móc, tài sản di chuyển
theo chúng. Mục đích của địch là làm cho Hải Phòng trở nên trống rỗng, tê liệt
hoàn toàn khi chúng rút đi.

            Trước
tình hình đó, Thành ủy Hải Phòng và Tỉnh ủy Kiến An (nay đều thuộc TP Hải
Phòng) đã kịp thời ra nghị quyết lãnh đạo các lực lượng, kiên quyết giữ vững an
ninh trật tự trên địa bàn. Lãnh đạo lực lượng công an thực hiện trấn áp các
phần tử phản động. Vận động nhân dân, công nhân đấu tranh với địch, quyết không
cho chúng phá dỡ kho tàng, nhà máy, xí nghiệp. Công an Hải Phòng-Kiến An đã
tham mưu cho cấp ủy hai địa phương tổ chức gần 40 cuộc đấu tranh chống bắt lính
của địch, làm thất bại âm mưu di chuyển tù nhân xuống tàu để đưa đi giam giữ
nơi khác và thủ tiêu. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã được sự hỗ trợ tích
cực của công an như: Cuộc đấu tranh không cho địch di chuyển phương tiện y tế ở
Nhà thương Chính (Bệnh viện Việt-Tiệp ngày nay). Rồi cuộc đấu tranh của 3.000
công nhân, lao động thành phố để giữ lại hơn 7.000 tấn máy móc, không cho địch
đem xuống tàu. Ty công an Hải Phòng và Kiến An đã lựa chọn các đồng chí có kinh
nghiệm, bản lĩnh vững vàng để đưa vào hoạt động sâu trong nội thị, đưa lực
lượng trinh sát thâm nhập vào các tổ chức phản động. Vì vậy ta đã lấy được
nhiều thông tin quan trọng của địch và của các tổ chức phản động. Đặc biệt là
đã phát hiện ra Quốc dân đảng bí mật phát triển lực lượng có vũ trang, in
truyền đơn, thành lập “Ủy ban miền Duyên hải”, “Ủy ban giải phóng Hải Phòng”
hòng cướp chính quyền ở Hải Phòng để có giải pháp trấn áp kịp thời.

            Trong
300 ngày đấu tranh với địch trong khu vực tập kết, công an Hải Phòng và Kiến An
đã lập hồ sơ xử lý 300 tên lưu manh chuyên nghiệp, 50 tiệm thuốc phiện, hơn 100
chủ chứa mại dâm và hàng trăm tù hình sự. Đến ngày 13-5-1955, lực lượng công an
cùng với quân đội đã vào tiếp quản Hải Phòng bảo đảm an toàn, giữ được sự vẹn
nguyên của thành phố.

            (Nguồn:
Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ/Kim Hà//Báo Quân đội nhân
dân. - ngày 18/08)

 

27. Bộ đội Biên phòng Hải
Phòng: Giữ bình yên cho thành phố Cảng

            Hải
Phòng là 1 trong 28 tỉnh, thành phố biển của cả nước. Cùng với việc phát huy
những lợi thế do vị trí địa lý mang lại, Hải Phòng cũng phải đối mặt những
thách thức liên quan đến vấn đề an ninh trên khu vực biên giới biển và cửa khẩu
cảng. Để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại khu vực này, Bộ
đội Biên phòng Hải Phòng đã triển khai những phương thức lãnh đạo hiệu quả để
giúp thành phố phát huy thế mạnh của khu vực cảng biển, nhưng vẫn trấn áp được
tội phạm và hợp lòng dân.

            Cuối
tháng 7 vừa qua, xã Việt Hải - xã đảo xa nhất của huyện Cát Hải bị cô lập trong
biển nước mấy ngày liền. Thời điểm đó, nếu hỏi từng người dân nơi đây ai gần
dân nhất, ai thương dân nhất, chắc chắn câu trả lời luôn là “Bộ đội Biên
phòng”. Dù trong điều kiện thời tiết mưa to, gió lớn, hàng ngày cán bộ đồn Biên
phòng Cát Bà đều tới xã Việt Hải kiểm tra tình hình, đưa đồ cứu trợ từ đất liền
tới người dân, động viên bà con yên tâm dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, lực
lượng bộ đội biên phòng luôn có mặt, ứng trực kịp thời. Đó là trong những ngày
mưa bão. Còn những ngày bình thường, bộ đội biên phòng đều giống như thân nhân
của người dân xã đảo này. Có hai đợt, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng đã
tăng cường cán bộ xuống Việt Hải làm Chủ tịch xã để củng cố lại chi bộ, giúp
nhân dân phát triển kinh tế , chuyển đổi mô hình nuôi trồng hải sản.

            Cùng
với việc ổn định tình hình an ninh, trật tự tại các xã biên giới, hải đảo, Bộ
đội Biên phòng Hải Phòng còn thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác như phòng
chống tội phạm trên biển, đảm bảo an ninh, an toàn tại cửa khẩu cảng. Trong 2
năm qua, Hải Phòng triển khai xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, cầu
đường ô tô Tân Vũ- Lạch Huyện trên địa bàn huyện Cát Hải. Đây là dự án trọng
điểm cấp quốc gia. Khi triển khai các dự án này đã nảy sinh một số yếu tố phức
tạp.

            Theo
thượng tá Nguyễn Quốc Toản, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cát Hải, huyện đảo Cát
Hải là trung tâm vùng bão của thành phố. Đây là nơi thường xuyên tiếp nhận các
trận giông, bão, đồng thời dự án triển khai làm giúp luồng, lấn biển, điều kiện
sóng gió, thủy triều lên xuống tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm
việc của công nhân, do đó luôn tiềm ẩn nguy cơ về mất an toàn lao động, an toàn
giao thông. Lượng công nhân đến địa bàn đông (khoảng 1000 người, trong đó có cả
người nước ngoài), lượng lao động ở địa phương dôi dư nhiều do bị thu hồi đất,
các vấn đề liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng cho người dân đã làm ảnh
hưởng đến hoạt động bình thường của người dân và tiềm ẩn những vấn đề về an
ninh trật tự.

            Trước
thực tế này, Ban chỉ huy Đồn Biên phòng Cát Hải đã tích cực nắm và quản lý địa
bàn, tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương giải quyết, xử lý tốt các tình
huống xảy ra trên địa bàn, đặc biệt những việc liên quan đến an ninh nông thôn,
không để bị động, bất ngờ, không tạo ra điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội. Chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan đơn vị và
địa phương, đặc biệt là công an, ban quản lý dự án… thường xuyên tổ chức tuần
tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh, an toàn cho người, phương tiện hoạt động trong
dự án, tiểu dự án làm việc trên bờ, trên biển. Sẵn sàng sử dụng lực lượng,
phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống đột xuất, hỗ trợ, hướng dẫn, sắp
xếp các phương tiện neo đậu an toàn khi có giông, bão xảy ra. Từ những nỗ lực
đó, sau hơn 2 năm hoạt động, con người, phương tiện làm việc trong dự án đều
đảm bảo an toàn, góp phần hỗ trợ cho dự án triển khai đúng tiến độ.

            Một
lĩnh vực khác được Bộ đội Biên phòng Hải Phòng triển khai hiệu quả đó chính là
việc thực hiện thí điểm thủ tục biên phòng cảng biển theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ. Trung tá Bùi Ngọc Thắng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa
khẩu Cảng Hải Phòng cho biết, từ tháng 10/2013, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Hải phòng tiến hành nâng cấp, sửa chữa phòng kỹ thuật, phòng làm thủ tục, cấp
giấy và tiến hành lắp đặt trang thiết bị máy móc điện tử thực hiện dự án thí
điểm dự án.

            Từ
ngày 16/4/2014 , Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng đã phối hợp với các doanh
nghiệp, đại lý hàng hải đăng ký thực hiện thử nghiệm thủ tục biên phòng điện tử
cảng biển qua cổng thông tin điện tử biên phòng. Sau 1 tháng thử nghiệm dự án
thí điểm thủ tục biên phòng điện tử cảng chính thức triển khai. Đến thời điểm
này đã có 70 doanh nghiệp đại lý hàng hải tham gia thực hiện thí điểm, 115 đại
lý hàng hải được cấp tài khoản truy cập vào hệ thống đăng ký khai thục tục biên
phòng điện tử. Quy trình thực hiện thí điểm thủ tục biên phòng điện tử cảng
biển đã tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng về mặt thời gian làm thủ tục cho
các doanh nghiệp, đại lý hàng hải, giảm thời gian làm thủ tục, xác báo hoàn
thành thủ tục xuất nhập cảnh, chuyển cảng đối với tàu thuyền xuống còn 2-3
phút. Tàu, thuyền cập cầu có thể triển khai làm hàng và thực hiện các giao dịch
khác được ngay, giảm thời gian neo đậu, chi phí cầu bến neo đậu, tiết kiệm chi
phí đi lại, tạo điền kiện thuận lợi thông thoáng cho người, phương tiện xuất

 

nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển Hải
Phòng, được doanh nghiệp đánh giá cao.

            Đại
tá Phạm Quang Đáo, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Hải Phòng cho biết, trong

thời gian tới, Bộ đội Biên phòng Hải Phòng tiếp tục
phát huy trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì phối hợp với các lực
lượng chức năng bảo vệ, giữ vững an ninh chính trị, an toàn trật tự xã hội khu
vực biên giới biển, hải đảo, cửa khẩu cảng. Để thực hiện tốt vai trò này, ngoài
việc quán triệt và thực hiện các nghị quyết của cấp trên, Bộ đội Biên phòng Hải
Phòng làm tốt công tác dự báo, phân tích, đánh giá tình hình, đặc biệt là tình
hình có liên quan đến chủ quyền vùng biển. Chủ động tham mưu và cùng với cấp
ủy, chính quyền địa phương các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng xử lý,
giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra trên địa bàn biên giới, biển, đảo, cửa
khẩu cảng, không để lan rộng, kéo dài, không để bị động, bất ngờ. Tiếp tục
triển khai đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân
vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013- 2016”. Làm tốt công tác vận động quần
chúng, tranh thủ cao nhất sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng nhân
dân, nhất là ngư dân hoạt động trên biển trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền khu vực biên giới, hải đảo, cảng biển của Hải Phòng.

            (Nguồn:
Bộ đội Biên phòng Hải Phòng: Giữ bình yên cho thành phố Cảng//Báo điện tử Đảng
Cộng sản VN. - ngày 17/08)

 

28. Tình trạng xây dựng
sai phép, không phép: Chính quyền các địa phương chưa kiên quyết?!

            Theo
phản ánh của ngành chuyên môn và các địa phương thì tình trạng vi phạm trật tự
xây dựng vẫn xảy ra thường xuyên, phức tạp. Đặc biệt, việc xây dựng sai phép,
không phép có chiều hướng gia tăng, tác động xấu đến mỹ quan đô thị và hiệu
lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự đô thị.

Vi phạm nhiều, xử lý ít:

            Theo
thống kê của cơ quan chuyên môn, tính đến hết tháng 6-2015, trên toàn thành phố
có hơn 2.500 công trình xây mới phát sinh. Trong đó, có hơn 1.600 công trình có
giấy phép xây dựng; 200 công trình xây dựng sai so với nội dung giấy phép đã
được cấp; 560 công trình xây dựng không có giấy phép và 43 công trình xây dựng
trên đất không được phép xây dựng. Vi phạm sai phép, không phép, sai quy hoạch
tập trung nhiều nhất tại các địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao gồm 4 quận Ngô
Quyền, Hồng Bàng, Hải An, Lê Chân và tiếp đến là quận Dương Kinh, huyện An
Dương và huyện Thủy Nguyên. Cụ thể: quận 
Lê Chân có 190 vụ, Hồng Bàng 106 vụ, Ngô Quyền 87 vụ, An Dương 72 vụ,
Hải An 65 vụ, Dương Kinh 59 vụ, Thủy Nguyên 52 vụ.

            Trong
khi đó, tình trạng xây dựng trên đất không được phép xây dựng, mà chủ yếu là
xây nhà trên đất nông nghiệp và hành lang an toàn giao thông, lại xảy ra tại
các quận Kiến An  10 vụ, Đồ Sơn 8 vụ và
các huyện Kiến Thụy 8 vụ, An Lão 6 vụ, Tiên Lãng 5 vụ. Về việc xử lý vi phạm
trật tự xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng đã phối hợp cùng các quận, huyện, xã,
phường, thị trấn xử lý 750 công trình vi phạm trật tự xây dựng, trong đó lập
biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ thi công 560 vụ; cưỡng chế phá dỡ 12 vụ;
cấp mới hoặc điều chỉnh bổ sung giấy phép xây dựng 77 trường hợp. Tổng số tiền
xử phạt các công trình vi phạm là hơn 4,5 tỷ đồng, trong đó các chủ công trình
xây dựng đã nộp phạt gần 3 tỷ đồng.

            Tuy
nhiên, theo đánh giá của chính người trong cuộc thì việc xử lý còn chậm, thiếu
kiên quyết dẫn đến vi phạm tồn đọng còn nhiều. Các vi phạm trật tự xây dựng đã
được xử lý triệt để như cấp mới, điều chỉnh giấy phép xây dựng, cưỡng chế phá
dỡ mới chỉ đạt 11,1% trên tổng số công trình vi phạm. Công tác xử lý hầu hết
mới chỉ dừng ở xử phạt hành chính, các biện pháp ngăn chặn như đình chỉ thi
công, ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước; tịch thu tang vật, cấm vận chuyển
nguyên vật liệu và nhân công vào khu vực công trường thi công chưa được kiên
quyết thực hiện.

            Một
số đội trật tự xây dựng (TTXD) phụ trách các địa phương như Hồng Bàng, Hải An,
Đồ Sơn, Kiến Thụy, An Lão… đã không tham mưu ban hành quyết định đình chỉ thi
công. Bên cạnh đó, các đội ít tham mưu ban hành quyết định đình chỉ thi công
gồm: Đội TTXD huyện An

Dương tham mưu ban hành 1 quyết định đình chỉ thi
công trên tổng số 22 công trình vi phạm, đạt tỉ lệ 4,5%; Đội TTXD Ngô Quyền có
2 quyết định đình chỉ thi công trên tổng số 13 công trình vi phạm, đạt 15,4%;
Đội TTXD huyện Thủy Nguyên có 4 quyết định đình chỉ thi công trên tổng số 21
công trình vi phạm, đạt tỉ lệ 19%. Đặc biệt, không ít Đội TTXD còn rất ít tham
gia phối hợp cùng địa phương lập biên bản vi phạm hành chính như Đội TTXD Thủy
Nguyên chỉ đạt 3,2%; Đội TTXD Ngô Quyền là 8%; Đội TTXD An Dương là 8,5%; Đội
TTXD Dương Kinh 10% và Đội TTXD Lê Chân là 19,8%.

Chế tài chưa đủ sức răn đe:

            Trên
thực tế với mức xử phạt tiền 7,5 triệu đồng đối với công trình xây dựng sai
phép và

6,2 triệu đồng đối với công trình xây dựng không phép
không đủ để răn đe các chủ công trình. Thậm chí nếu để xảy ra tình trạng “phạt
tiền rồi cho tồn tại” thì các chủ công trình còn nảy sinh tâm lý nhờn, việc nộp
phạt cứ nộp, việc làm cứ làm, tạo tiền lệ xấu cho các công trình xây dựng mới
phát sinh.

            Song,
nếu lực lượng thanh tra xây dựng đồng lòng với chính quyền các địa phương thực
hiện các biện pháp ngăn chặn như đình chỉ thi công, ngừng cấp điện, nước, không
cho vận chuyển nguyên vật liệu, nhân công vào công trình thi công thì chủ các
công trình sẽ buộc phải tâm phục, khẩu phục. Qua đó, cũng thể hiện sự nghiêm
minh của pháp luật và công bằng giữa các công trình xây dựng.

            Được
biết, để tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố,
UBND TP đã có văn bản số 1861 ngày 3-7-2015, yêu cầu các quận, huyện một mặt rà
soát, thống kê các công trình vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng, tập trung
xử lý dứt điểm. Mặt khác, không để phát sinh các vi phạm xây dựng sai phép,
không phép, trái phép mới. Đối với công trình có giấy phép xây dựng phải được
giám sát chặt chẽ, phát hiện kịp thời sai phạm, xử lý theo quy định; không để
công trình vi phạm sau khi được phát hiện vẫn tiếp tục thi công, hoàn thiện;
làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan.

            Theo
ông Đinh Văn Giang - Chánh thanh tra Sở Xây dựng thì cùng với việc thực hiện
văn bản chỉ đạo của UBND TP nói trên và Quy chế phối hợp với quản lý trật tự
xây dựng trên địa bàn thành phố cũng đã có hiệu lực từ 1-8, thời gian tới,
trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm trật tự xây dựng, nhất là việc
lập biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ thi công xây dựng công trình, xử phạt
vi phạm sẽ được tính theo… giờ, hàng ngày. Bên cạnh đó, ông Giang cũng kiến nghị
các cấp chính quyền địa phương đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, nhất là tại các khu tái định cư, xem xét các khu vực quy hoạch dự án không
khả thi, từ đó tháo gỡ, giúp các hộ dân không bị đẩy vào tình thế xây dựng…
không phép.

            (Nguồn:
Tình trạng xây dựng sai phép, không phép… //Báo An ninh Hải Phòng. - ngày
21/08)

 

29. Thu giữ hàng nhập lậu
qua cửa khẩu cảng Hải Phòng

            Chiều
22-8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hải Phòng cho biết, lực lượng BĐBP
Cảng Hải Phòng phối hợp cùng Cục Phòng, chống ma túy - tội phạm (Bộ Tư lệnh
BĐBP) đã hoàn tất việc khám xét, kiểm đếm và thu giữ một lượng lớn hàng hóa đã
qua sử dụng nhập lậu vào Việt Nam được vận chuyển trên tàu BIỂN ĐÔNG STAR và
tàu BIỂN ĐÔNG MARINER.

            Lượng
hàng hóa nhập lậu vận chuyển trên tàu BIỂN ĐÔNG STAR, gồm: 102 loa các loại,
tám chiếc âm-ly, bảy bộ dàn âm thanh, năm tủ lạnh, bốn bộ điều hòa nhiệt độ,
hai đàn pi-a-nô, cùng một số màn hình ti-vi tinh thể lỏng, đồng hồ cây và 75
két nước giải khát, 25 cây thuốc lá hiệu B&H... Lượng hàng hóa do hai
thuyền viên tàu BIỂN ĐÔNG MARINER vận chuyển lậu gồm: 14 loa, ba tủ lạnh, chín
đầu đĩa, 11 máy hút ẩm, cùng một số lò vi sóng, điều hòa nhiệt độ, nồi cơm
điện, quạt điện, đàn organ ...

            Trước
đó, ngày 20-8, lực lượng BĐBP kiểm tra, phát hiện, thu giữ của ba thuyền viên
trên tàu BIỂN ĐÔNG NAVIGATOR khi đang vận chuyển một số hàng hóa nhập lậu, gồm
20 loa các loại, 11 âm-ly, bốn tủ lạnh, sáu quạt điện cùng một số máy giặt,
ti-vi, đầu đĩa và sáu điều hòa nhiệt độ.

            Hiện,
lực lượng BĐBP đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra và xử
lý theo quy định pháp luật.

            (Nguồn:
Thu giữ hàng nhập lậu qua cửa khẩu cảng Hải Phòng//Báo Pháp luật & Xã hội.
-  ngày 24/08)

 

III – Kinh tế - xã
hội:

30. Hải Phòng thu
hút 36 dự án FDI

            Từ
đầu năm đến nay, thành phố Hải Phòng đã thu hút được 36 dự án đầu tư nước ngoài
(FDI) với tổng số vốn đăng ký hơn 291 triệu USD.

            Tin
từ UBND thành phố Hải Phòng cho hay, sau 7 tháng toàn thành phố có 36 dự án
được cấp mới với tổng mức đầu tư 291,86 triệu USD, 15 dự án điều chỉnh tăng vốn
với số vốn tăng 213,06 triệu USD, tổng số vốn thu hút trên địa bàn đạt 504,92
triệu USD.

            Thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 7 ước 4.428,4 tỷ đồng, trong đó thu nội
địa 1.088,4 tỷ đồng; 7 tháng ước 29.388,7 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ,
trong đó: thu nội địa 6.494,5 tỷ đồng, tăng 15,7%, thu hải quan 22.238,3 tỷ
đồng, tăng 13,7%. Chi ngân sách địa phương tháng 7 ước 952,3 tỷ đồng, 7 tháng
ước 5.997,7 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ
bản tăng 18,8%, chi thường xuyên tăng 11,1%.

            Đối
với hoạt động thương mại, dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tháng 7 ước đạt 6.732,3 tỷ đồng, tăng 13,18%; 7 tháng ước đạt 44.774 tỷ
đồng, tăng 13,65% so với cùng kỳ. Phối hợp khởi công Giai đoạn I - Dự án Khu
vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên.

            Tổng
kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố tháng 7 ước tăng 17,98%; 7 tháng ước
tăng 18,29% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu tháng 7 ước tăng 19,74%; 7
tháng ước tăng 20,07% so với cùng kỳ.

            Sản
lượng hàng hóa qua cảng trên địa bàn thành phố tháng 7 ước đạt 5,7 triệu tấn,
tăng 22,11%, 7 tháng ước đạt 39,16 triệu tấn, tăng 12,84% so với cùng kỳ. Vận
tải hàng hóa trên địa bàn 7 tháng ước tăng 9,24% về tấn và tăng 0,05% về tấn/km
so với cùng kỳ. Vận tải hành khách 7 tháng ước tăng 7,6% về người và tăng
11,41% về người/km so với cùng kỳ.

            (Nguồn: Hải Phòng thu hút 36 dự án FDI/Vũ Quang//
BizLIVE. - ngày 04/08)

 

31. Cảng Hải Phòng
lên sàn giá 16.500 đồng/cp

            Theo
thông báo mới nhất từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, CTCP Cảng Hải Phòng sẽ
lên sàn giao dịch từ ngày 12/8.

           
niêm yết của CTCP Cảng Hải Phòng là PHP. Theo thông báo sẽ có tổng cộng
326.960.000 cổ phiếu được đưa lên sàn từ ngày 12/8 tới đây. Tổng giá trị chứng
khoán niêm yết (theo mệnh giá) là 3.269.600.000.000 đồng.

            Mức
gia tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 16.500 đồng/cp, cao hơn giá
đấu giá cách đây hơn 1 năm.

            Được
biết, thời gian qua, nhiều tổ chức đã bày tỏ ý định muốn thâu tóm toàn bộ công
ty này như Tập đoàn Vingroup hay một quỹ đầu tư đến từ Oman. Tuy nhiên, Tổng
công ty Hàng hải (Vinalines) muốn nắm giữ tối thiểu 51% cổ phần của PHP.

            Trong
năm 2014, Công ty đã tiến hành IPO, bán đấu giá 37,64 triệu cổ phần lần đầu ra
công chúng với giá khởi điểm 13.500 đồng/cổ phần.

Kết quả, chỉ có khoảng 17,67 triệu cổ phần đấu giá
thành công, với mức giá bình quân là 13.507 đồng/cổ phần. Tổng số tiền thu về
từ đợt IPO này là 238,65 tỷ đồng  (tương
đương với 47% số cổ phần chào bán).

            (Nguồn: Cảng Hải Phòng lên sàn giá 16.500 đồng/cp/Mai
Hương//BizLIVE. - ngày 06/08)

 

32. Đoàn công tác
của Bộ Nông nghiệp- PTNT kiểm tra việc thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ

            Ngày
6-8, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp- PTNT do Thứ trưởng Vũ Văn Tám làm trưởng
đoàn làm việc với UBND thành phố về việc triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm
Nghề cá lớn và kết quả thực hiện Nghị quyết 67 của Chính phủ về đầu tư phát
triển thủy sản. Phó Chủ tịch UBND thành phố Đỗ Trung Thoại và lãnh đạo các sở,
ngành liên quan tiếp và làm việc với đoàn.

            Thực
hiện quyết định của Chính phủ về việc đầu tư xây dựng Hải Phòng trở thành một
trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước, UBND thành phố đã báo cáo Thủ tướng
Chính phủ, các bộ ngành liên quan về việc xin chủ trương triển khai Trung tâm
nghề cá lớn theo Nghị định 67 của Chính phủ. Địa điểm UBND thành phố đề xuất là
khu vực ngã ba sông Bạch Đằng và sông ruột Lợn thuộc địa bàn xã Lập Lễ, huyện
Thủy Nguyên, quy mô sử dụng đất hơn 83ha. UBND thành phố cũng đề nghị Chính phủ
cho phép thành phố được triển khai các bước lập quy hoạch, lập dự án đầu tư,
lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để triển khai các nội dung
trên. 

            Về
việc triển khai thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát
triển thủy sản, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Nghị định
đến ngư dân các địa phương; ban hành quyết định công bố danh sách 15 cơ sở,
doanh nghiệp đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu cá; củng cố, thành
lập mới 59 tổ đội sản xuất trên biển với 330 tàu,  1 tập đoàn đánh cá Nam Triệu, 1 nghiệp đoàn
đánh cá Ngọc Hải. Thành phố phê duyệt 14 trường hợp đăng ký đóng mới, nâng cấp
tàu cá, phê duyệt kinh phí chi trả bảo hiểm thuyền viên tàu cá đợt 1, với tổng
số tiền ngân sách hỗ trợ 134 triệu đồng cho 447 thuyền viên… Việc triển khai
xây dựng Trung tâm Nghề cá lớn và thực hiện Nghị định 67 trên địa bàn thành phố
còn khó khăn, vướng mắc, Hải Phòng là địa phương triển khai chậm Nghị định 67
của Chính phủ.

            Sau
khi khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng tại xã
Lập Lễ, nghe các sở, ban, ngành báo cáo, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị: Hải
Phòng cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ. Đồng thời,
quan tâm đóng mới, cải hoán tàu cá, triển khai các chính sách hỗ trợ trực tiếp
cho ngư dân, thực hiện chính sách bảo hiểm, đào tạo thuyền trưởng, thuyền viên;
số lượng đóng mới tàu cá phải theo quy định; đẩy nhanh tiến độ thiết kế, lựa
chọn mẫu tàu vỏ gỗ, gửi Tổng cục Thủy sản phê duyệt triển khai. Đối với việc
xây dựng Trung tâm Nghề cá lớn, Thứ trưởng đề nghị Hải Phòng xem xét 3 vị trí
đã xác định gồm: Lập Lễ , đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cát Bà để bổ sung, xây dựng
thành Trung tâm Nghề cá lớn Hải Phòng. Cảng cá Cát Bà nên gắn phát triển thủy
sản với du lịch, tại đảo Bạch Long Vĩ nên quy hoạch thành Trung tâm dịch vụ hậu
cần nghề cá và Trung tâm cứu hộ, cứu nạn trên biển, nơi trung chuyển hải sản
vào bờ...

            (Nguồn: Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp- PTNT kiểm tra
việc thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ/Kim Oanh//Báo Hải Phòng. - ngày
07/08)

 

33. Khai thác tiềm
năng kinh tế biển

Sôi động vùng cá,
vùng tôm:

           
Ngũ Đoan, vùng đất có cố đô Dương Kinh- kinh đô ven biển đầu tiên của người
Việt đang phát triển mạnh kinh tế biển bằng việc phát triển nuôi trồng thủy sản
dọc 3,2 km chiều dài bãi bồi ven sông. Phó chủ tịch UBND xã Ngũ Đoan Vũ Đình
Đam cho biết, từ năm 2011, xã đưa 18/50 ha đất bãi ngoài đê vào quy hoạch vùng
chuyển đổi nuôi trồng thủy sản. Đến nay, có 39,5 ha được người dân chuyển đổi,
vừa nuôi thủy sản, vừa xen canh trồng thanh long, ổi, chuối..., giá trị kinh tế
cao gấp 2 - 2,5 lần so với cấy lúa. Hiện nay, có 26 gia đình tham gia đấu thầu
diện tích đất bãi trong thời gian 20 năm để phát triển kinh tế kết hợp giữa
chăn nuôi và trồng trọt.

            Cùng
với Ngũ Đoan, các xã ven sông Văn Úc như Đoàn Xá, Tân Trào, Kiến Quốc, Ngũ Phúc
cũng khuyến khích người dân phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước
ngọt. Tại các vùng nuôi này, huyện đang xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân
trắng theo phương pháp công nghiệp bước đầu đạt hiệu quả. Theo hướng này, huyện
sẽ ưu tiên quy vùng chuyên nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, có sự liên kết
sản xuất và bao tiêu sản phẩm của các doanh nghiệp tại các vùng nuôi thủy sản
nước lợ, ven sông với diện tích hơn 1000 ha.

            Huyện
cũng đang đẩy mạnh việc xây dựng xong quy hoạch vùng nuôi ngao ven biển rộng
1300 ha tại khu vực bãi Cồn Cát, xã Đại Hợp. Trên cơ sở quy hoạch, huyện sẽ lập
lại trật tự tại vùng nuôi ngao. Hiện, 27 hộ dân có đơn đề nghị xã nhận khoán
hơn 200 ha để nuôi ngao. Song, do địa phương chưa có quy hoạch vùng nuôi, các
hộ được giao khoán bãi nuôi chưa được ký hợp đồng. Việc cắm mốc ngoài thực địa
chưa chuẩn xác mỗi khi thủy triều lên, xuống, nếu có xê dịch cũng không được
chỉnh lý kịp thời dẫn tới tranh chấp giữa các hộ nuôi, gây bất ổn về an ninh
trật tự. Để khai thác hiệu quả cao, đối với đất có mặt nước, bãi bồi ven biển,
huyện Kiến Thụy đang triển khai hàng loạt các giải pháp đồng bộ như: công tác
quản lý và sử dụng quỹ đất ven sông, ven biển được chính quyền địa phương quan
tâm, thực hiện nghiêm theo đúng quy định của Nhà nước.

Hỗ trợ ngư dân vươn
khơi:

            Phó
chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy Phạm Văn Thép cho biết, cùng với việc bảo vệ rừng
ngập mặn ven biển tại xã Đại Hợp, huyện khuyến khích ngư dân đóng tàu mới vươn
khơi được hỗ trợ theo Nghị định 67 của Chính phủ. Ngay sau khi có cơ chế xét
duyệt của thành phố, huyện thành lập tổ công tác, trực tiếp xuống cơ sở hỗ trợ
các địa phương xét duyệt các ngư dân đủ năng lực, điều kiện để vay vốn đóng tàu
vươn khơi theo Nghị định 67. Căn cứ quyết định phê duyệt danh sách các ngư dân
đủ điều kiện đóng mới tàu cá theo Nghị định 67, tổ công tác của huyện mời doanh
nghiệp đóng tàu và một số ngân hàng thương mại làm việc trực tiếp với ngư dân,
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của ngư dân trong quá trình làm thủ tục. Đến
nay, phần làm hồ sơ, thủ tục cơ bản xong, chỉ chờ mẫu thiết kế tàu để ngư dân,
ngân hàng và doanh nghiệp đóng tàu làm cơ sở tính toán nguồn kinh phí, triển
khai các thủ tục để ký hợp đồng vay vốn. Nhờ vậy, huyện có 6 ngư dân được UBND
thành phố phê duyệt danh sách đóng tàu theo cơ chế hỗ trợ của Nghị định 67.

            49
phương tiện vươn khơi của xã Đại Hợp chia thành 2 cụm tàu an toàn. Mỗi lần ra
khơi, các tàu khai thác của Đại Hợp đi thành nhóm. Việc liên kết như vậy giúp
các tàu cá giảm thời gian đi dò tìm luồng cá, xác định ngư trường, tiết kiệm
dầu, yên tâm bám biển, vươn khơi. Cùng với đó, huyện đẩy nhanh tiến độ xây dựng
khu dịch vụ hậu cần nghề cá tại bến cá Quán Chánh (Đại Hợp) để tạo điều kiện
cho ngư dân nơi đây bám biển vươn khơi, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

            (Nguồn: Khai thác tiềm năng kinh tế biển/ Hoàng Yên//Báo Hải Phòng ĐT. – ngày
07/8/2015)

 

34. Phận đời don, dắt

            Không
như những loại hải sản cao cấp cùng họ nhuyễn thể hai mảnh (sò, tu hài, nghêu)…
được đưa lên bàn tiệc, con don, con dắt chủ yếu được đánh bắt để làm thức ăn
cho tôm, cá. Những người làm nghề cào don, dắt dường như cũng chịu cảnh đời hẩm
hiu như chính những sản vật họ bắt được, khi bị chèn ép đến cùng quẫn.

Ra khơi cùng “tổ lái”:

            Xuất
phát từ bến cống C2 thuộc phường Tân Thành, quận Dương Kinh (Hải Phòng), tôi
leo lên chiếc thuyền máy của anh Minh, một người có gần 10 làm nghề cào don,
dắt để ra vùng cửa biển. Chiếc thuyền máy bé tẹo với công suất chưa đến 20 mã
lực chồm lên, chồm xuống những con sóng. Cùng với thuyền anh Minh, gần 20 chiếc
thuyền máy khác cũng đồng loạt vượt qua chặng đường dài hơn 10km để ra khu vực
có nhiều con don, dắt.

            Trong
tiếng máy nổ phành phạch, quẹt giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt cháy đen, anh
Minh tâm sự: "Nghề cào don, dắt của chúng tôi là nghề mạt nhất trong các
nghề đi biển. Trong khi các ngư dân có điều kiện sắm phương tiện hiện đại, đi
ra vùng biển xa bắt tôm hùm, cua, tu hài… với giá trị cao thì chúng tôi chỉ
loanh quanh bắt con don, con dắt với giá trị bằng 1/100 các loại hải sản
trên".

            Con
don, con dắt là loài nhuyễn thể hai mảnh nhỏ như đầu đũa, sống ở những đụn cát
dưới đáy vùng nước lợ cửa biển, chúng có hình dáng giống hệt nhau, chỉ khác là
don màu xanh xám, dắt màu trắng. Trước đây, ngư dân Hải Phòng thường khai thác
bằng những chiếc cào tay ở những vùng nước nông để nấu cháo, nấu canh, kho...
Ngày nay, loại nhuyễn thể này chủ yếu được khai thác làm thức ăn nuôi tôm, cua
tại các đầm thủy sản. Cùng là loài nhuyễn thể 2 mảnh, trong khi 1kg tu hài giá
vài trăm nghìn đồng thì con don, con dắt chỉ có giá 1.400 đến 1.800 đồng/kg, do
đó, người làm nghề này có bán hàng tạ don, dắt cũng chỉ đủ mua 1kg thịt lợn.
Tuy nhỏ bé, giá trị quá thấp nhưng nghề cào don, dắt lại là kế sinh nhai của
hàng trăm hộ ngư dân sống ven các bãi triều vùng ven biển duyên hải Bắc Bộ.

            Sau
quãng đường biển dài chừng 10km, thuyền chúng tôi đến vũng don, dắt. Lúc này,
trên biển đã có hơn 10 tàu khác đang mải miết khai thác. Cào đánh don, dắt đơn
giản, phần trên hàn bằng ống sắt hình tam giác, phần cào dài chừng 90cm, giống
gàu máy xúc. Đuôi cào buộc túi lưới chứa, dài 3-4 mét, còn được gọi là bả tướt.
Khi đánh bắt, cào được ném úp xuống đáy biển, vừa đi vừa rê đưa don, dắt vào
túi chứa. Một tàu kéo theo 2 cào, mỗi cào được nối với tàu bằng 2 sợi dây bện
dài khoảng 40m. Khi 2 chiếc cào được máy tời hạ xuống nước, anh Minh cho biết:
"Việc bây giờ chỉ là lái thuyền làm sao để chiếc cào dưới đáy biển vào
đúng nơi (dự đoán) có nhiều don, dắt để dồn chúng vào lưới".

            Tôi
đã gọi đùa những người làm nghề đánh bắt don dắt là những thành viên của “tổ
lái” trên biển khi chứng kiến họ điều khiển thuyền “lạng lách, đánh võng”. Ngư
phủ tên Lưu (ở phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh, Hải Phòng) tâm sự: “Lái
thuyền cào don, dắt thì không thể đi thẳng được, phải luồn, lách, xoay ngang,
xoay dọc sao cho tránh được tàu khác, mà vẫn đưa được cào vào luồng. Không
những thế, đuôi tàu nào cũng có 4 sợi dây lòng thòng kéo sau, phải lưu ý để
không bị mắc, lộn dây”. Quả thật, ngồi trên thuyền cào don, dắt phải có thần
kinh vững bởi mũi tàu khi lắc, lúc giật, lúc chồm lên, khi lại chúi xuống. Có
khi, nhìn thấy phía trước có 3-4 tàu, tưởng đâm nhau đến nơi, nhưng dưới sự
điều khiển khéo léo của “những tay lái lụa”, vẫn tránh được ngon ơ. Thấy khách
hoảng sợ, lái tàu thản nhiên “an ủi”: “Chuyện thường ngày nơi phố huyện”.

            Sau
khoảng thời gian 30 phút, chiếc cào lại được kéo lên khỏi mặt nước. Hàng vạn
con don, con dắt lùa vào nằm trong chiếc lưới được tời máy kéo lên, đổ thẳng
xuống sàn thuyền, dồn vào các bao dứa. Công việc của người ngư phủ cứ vậy lặp
đi lặp lại tới khi hàng tạ don, dắt được đóng vào những chiếc bao bố chật cứng.
Khi thuyền cập bến, những chiếc ôtô đã đợi sẵn, từng bao don, dắt được cân một
cách vội vàng để chính những ngư phủ vác các bao thành phẩm của mình lên xe ôtô
chở đến cung cấp cho những đầm nuôi trồng thủy sản. Mỗi chuyến đi, chiếc thuyền
máy với 2 - 3 lao động thu hoạch được vài tạ đến 1 tấn don, dắt. Nghe sản lượng
có vẻ “to tát” nhưng thực tế 1 tấn don, dắt chỉ có giá khoảng 1,4 triệu đồng,
trừ các loại chi phí mỗi người chỉ còn lại khoảng 200.000 đồng cho một ngày
quần quật giữa trời nắng, quần thảo với sóng gió.

Đời ngư phủ “dưới đáy của đáy”:

            Những
ngư phủ mà chúng tôi gặp luôn miệng nói: "Chúng tôi là những người ít học,
chẳng có quan hệ gì nên ai cũng có thể bắt nạt”. Mà đúng là họ dễ bị bắt nạt
thật. Có cái gì cứ nghèn nghẹn trong cổ họng tôi khi nghe họ kể rằng, tất cả
các bãi cào don, dắt ở vùng cửa biển Hải Phòng đều có “bảo kê”. Dân “xã hội” đã
cắm cọc bảo kê, bắt người dân phải nộp từ 30 - 40% sản lượng khai thác được cho
chúng. Cả ngày quần quật phơi mình dưới nắng nóng, sóng gió, được vài tạ don,
dắt, nhiều khi sau khi “nộp tô”, ngư dân trở về nhà tay trắng.

            Trong
những chuyến đi biển cùng ngư dân, chúng tôi đã chứng kiến những hàng cọc nhọn
hoắt nằm thẳng tắp giữa luồng cửa biển đánh dấu “quyền khai thác” của những đối
tượng “xã hội”. Đi cùng các ngư phủ, tôi mạnh dạn đề nghị: Vùng nước cửa biển
là ngư trường chung, pháp luật đã quy định bất cứ ngư dân nào cũng được quyền
khai thác tại ngư trường. Các anh cứ cho thuyền vào khai thác, ai dám ngăn cấm
các anh. Nghe phóng viên giải thích, ngư dân ngập ngừng một lát rồi hơn 10
chiếc thuyền đồng loạt vào trong vùng ngư trường khai thác don, dắt. Từ phía
bờ, một chiếc tàu hùng hổ lao ra nhưng ngập ngừng dừng lại thăm dò rồi lặng lẽ
quay vào bờ. Anh Minh - một ngư dân đi cùng - nói: “Có lẽ việc nhà báo lên
thuyền của chúng tôi, bọn bảo kê đã biết”. Động thái của chiếc thuyền lạ cùng
ánh lấp lóa phản chiếu ánh mặt trời của ống nhòm trên bờ khẳng định rằng chúng
tôi đã bị lộ. Điều này càng rõ ràng hơn khi máy điện thoại của một ngư phủ có
tin nhắn đến: “Mày cho nhà báo lên thuyền à? Mày có cho nó đi theo mãi được
không?”. Đáp lại sự lo lắng của các ngư dân, chúng tôi thẳng thắn: “Đây là ngư
trường, ngư dân nào cũng có quyền khai thác. Chúng tôi ở đây để giúp các anh.
Chúng tôi hứa bảo vệ bà con, nói lên tiếng nói để các cấp chính quyền phải vào
cuộc, chấm dứt tình trạng bảo kê tại vùng biển này”.

           
một luật bất thành văn là hễ ngư dân vào bãi khai thác đều phải nộp lại 30 -
40% sản lượng khai thác được tùy theo mùa. Nếu ngư dân nào không nộp lập tức bị
các tàu của “chủ bãi” lao ra xua đuổi. Nếu thuyền nào không chịu nộp “tô” mà
vẫn cố tình đánh bắt thì kiểu gì cũng có chuyện. Đã có chuyện thuyền của ngư
dân bị tàu của chủ bãi đâm hỏng mũi, khi lên bờ ngư phủ bị các đối tượng đầu
gấu gây gổ đánh thâm tím mặt mày. Tuy vậy, đối với ngư phủ, điều họ sợ nhất là
câu dọa của của các đối tượng “xã hội”: Mày giỏi thì cứ đánh bắt don, dắt đi,
lát nữa biết tay với biên phòng. Các ngư dân sợ những lời nói của đám “chủ bãi”
không phải không có lý do. Sau mỗi câu dọa đó, không ít lần ngư dân bị các tàu
tuần tra biên phòng ra kiểm

tra giấy tờ phương tiện, mà đối với những ngư dân này
khi bị kiểm tra là… to chuyện.

            Đem
thắc mắc của các ngư dân "có hay không lực lượng biên phòng tiếp tay cho
các đối tượng bảo kê bắt ngư dân “nộp tô”" phản ánh tới Bộ chỉ huy Bộ đội
biên phòng Hải Phòng, đại tá Đào Quang Thức - Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội biên
phòng Hải Phòng - cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin từ Báo Lao Động
& Đời sống, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng đã thành lập đoàn công
tác tới các đồn biên phòng khu vực quận Dương Kinh, Đồ Sơn để kiểm tra tình
hình. Chúng tôi khẳng định, không có hiện tượng cán bộ, chiến sĩ biên phòng bảo
kê cho các đối tượng này. Thời gian qua, có việc một số người tới đồn biên
phòng “tố cáo” một số ngư dân vào vùng nước mà họ được cấp phép, tự ý khai
thác. Nhận được kiến nghị, lực lượng biên phòng với chức năng của mình đã ra
kiểm tra khiến nhiều ngư dân hiểu lầm. Bộ đội biên phòng Hải Phòng chỉ đạo các
đồn biên phòng kiên quyết xử lý dứt điểm, không để xảy ra tình trạng chèn ép,
bắt ngư dân nộp sản lượng khai thác.

            Khi
đang ngồi viết những dòng này, anh Minh - ngư dân đã dẫn chúng tôi đi thực tế -
gọi điện hồ hởi thông báo: “Giờ đây, chúng tôi ra ngư trường đánh bắt don, dắt
không còn bị bọn bảo kê ra bắt nộp sản lượng nữa, hàng cọc nơi cửa biển cơ bản
cũng được nhổ bỏ rồi”. Những tin vui với ngư dân xuất phát từ những động thái
tích cực của TP.Hải Phòng sau khi nhận được phản ánh của Báo Lao Động & Đời
sống. Cụ thể là trong tháng 7.2015, Thành ủy, UBND TP.Hải Phòng lần lượt có các
công văn chỉ đạo Sở NNPTNT Hải Phòng chủ trì, phối hợp với Bộ đội biên phòng và
UBND các quận huyện ven biển rà soát, chấn chỉnh không để xảy ra hiện tượng
“bảo kê” chèn ép ngư dân. Hy vọng, từ đây cảnh các đối tượng “xã hội” chèn ép
bắt ngư dân “nộp tô” sẽ chấm dứt tại vùng cửa biển Hải Phòng.

            (Nguồn:
. Phận đời don, dắt /Việt Hòa// Báo Lao động. – ngày 10/08)

 

35. Cảng Hải Phòng lên sàn
Hà Nội (HNX)

            Cảng
Hải Phòng - cái tên được báo giới nhắc đến suốt hơn một năm qua vì là tâm điểm
trong các cuộc đề nghị chuyển nhượng, hoán đổi nợ của  Vietinbank, Vingroup, CTCP đầu tư Việt Nam-
Oman (VOI) đã quyết định một lối đi riêng: niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX) để kêu gọi các nhà đầu tư.

Một tư thế khác:

            Ngày
12-8, CTCP Cảng Hải Phòng, đơn vị có bề dày lịch sử 128 năm kể từ khi người
Pháp xây dựng đến nay, chính thức sang một bước ngoặt mới: niêm yết trên sàn
HNX.

            Trong
điều kiện có hàng chục các công ty cổ phần (CTCP) cảng niêm yết trên hai sàn
chứng khoán Hà Nội và TPHCM, lại làm ăn khá thành công thì sự góp mặt của CTCP
Cảng Hải Phòng (mã chứng khoán PHP), doanh nghiệp có vốn nhà nước đến 94,68%,
liệu có gì hấp dẫn?

            Phải
nhắc lại một thực tế là tại thời điểm Cảng Hải Phòng IPO để chuyển mô hình hoạt
động từ công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước sang CTCP hồi tháng 5 năm
ngoái, việc chuẩn bị bán cổ phần lần đầu ra công chúng được thực hiện quá gấp
gáp. Cộng với tỉ lệ cổ phần nhà nước quyết định giữ lại cảng này sau cổ phần
hóa từ 65% đến 75% và không có cổ đông chiến lược nên các nhà đầu tư không mặn
mà. Do đó, hai đợt bán vốn trên HNX đều thất bại, chỉ bán được hơn 5% vốn cần
bán tại đây với mức giá bình quân 13.507 đồng/cổ phiếu.

            Nhưng
nay tình hình đã khác hẳn. Có quá nhiều sự thay đổi sau khi Cảng Hải Phòng trở
thành CTCP.  Dù bán cổ phần bị “ế” nhưng
Cảng Hải Phòng vẫn là mục tiêu “săn đuổi” đổi nợ lấy cổ phần của Ngân hàng
Vietinbank vì ngân hàng này muốn trở thành cổ đông lớn tại đây. Quỹ đầu tư Việt
Nam - Oman, nơi thừa nhận là có kinh nghiệm kinh doanh cảng tại nhiều quốc gia
đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép họ mua tối đa số cổ phần bán ra. Và
bước đầu, Chính phủ đã đồng ý bán cho họ từ 19,68% đến 29,68%. Rồi đến Tập đoàn
Vingroup đề nghị mua đến 80% cổ phần, cho dù Chính phủ chưa có quyết định gì
khác về việc Nhà nuớc giảm tỉ lệ sở hữu xuống dưới mức 65%.

            Các
đề nghị mua cổ phần Cảng Hải Phòng vẫn còn nguyên đó. Nó cho thấy, Cảng Hải
Phòng nếu không có sức hấp dẫn nhất định thì các nhà đầu tư tài chính trong và
ngoài nước không dễ gì phải chạy đua với nhau; nhất là trong điều kiện mua cổ
phiếu cảng biển đang “ăn nên làm ra” trên cả hai sàn chứng khoán quá dễ dàng.

            Nỗi
e ngại Cảng Hải Phòng là công ty con trực thuộc Vinalines - cái tên đình đám
cùng với Vinashin suốt mấy năm qua vì ôm khối nợ hàng chục ngàn tỉ đồng - cũng
đang vơi dần. Lý do là Vinalines từ ngày thực hiện tái cơ cấu quyết liệt công
ty mẹ đến các công ty con từ năm 2013 đến nay đã có những bước thay đổi đáng kể
về tình hình quản trị và tài chính. Từ lúc ôm khối nợ hơn 12.000 tỉ đồng mà
không có khả năng trả nợ đến hạn, lỗ hàng ngàn tỉ đồng/năm, đến hết 6 tháng đầu
năm, công ty mẹ Vinalines đã báo lãi 124 tỉ. Tuy kết quả kinh doanh hợp nhất
của toàn tổng công ty dự kiến vẫn lỗ 197 tỉ đồng nhưng so với mức lỗ 3100 tỉ
đồng của năm 2013 thì đây là một bước tiến đáng kể.

            Mặt
khác, Vinalines nay đã tái cơ cấu nợ được trên 5000 tỉ đồng so với tổng nợ hơn
12.000 tỉ đồng. Các điều kiện tài chính cải thiện rõ rệt cộng với việc cổ phần
hóa được 11 cảng biển trực thuộc đã khiến cho Vinalines dần hồi sinh ở một vị
thế khác và cũng chuẩn bị IPO.

            Cũng
nhờ công ty mẹ “sức khỏe” tốt hơn, công ty con Cảng Hải Phòng nay lên sàn trong
một tư thế khác hẳn.

Vẫn có lợi thế cạnh tranh:

            Cảng Hải Phòng đã công bố mức giá khởi điểm là 16.500
đồng/cổ phiếu trong ngày giao dịch đầu tiên (12-8). So với mức giá 13.507
đồng/cổ phiếu bán mãi trong đợt IPO năm ngoái không hết, liệu có phải giá cổ
phiếu được định quá cao?

            Trả
lời câu hỏi này của TBKTSG Online, ông Bùi Chiến Thắng, Phó Tổng giám đốc CTCP
Cảng Hải Phòng nói rằng, mức giá này đã được các bên tư vấn và doanh nghiệp
tính toán kỹ dựa trên hai yếu tố: tính theo giá trị sổ sách của doanh nghiệp và
đặt trong mức giá so sánh với các doanh nghiệp kinh doanh cảng trên địa bàn Hải
Phòng và phía Bắc.

            Theo
ông Thắng, với mức vốn điều lệ 3269 tỉ đồng, tương đương với số chứng khoán
niêm yết là 326,96 triệu cổ phiếu, Cảng Hải Phòng hiện có vốn điều lệ lớn hơn
tất cả các doanh nghiệp cùng ngành trên hai sàn. Còn nếu tính theo vốn hóa thi
trường của Cảng Hải Phòng tương ứng gần 5.395 tỉ đồng.

            Ông
Thắng nói rằng, việc đưa Cảng Hải Phòng lên sàn HNX đúng tiến độ đề ra là một
cố gắng lớn của Vinalines và doanh nghiệp. Bởi lẽ trong thời điểm vẫn còn rất
nhiều các doanh nghiệp thuộc Vinalines làm ăn thua lỗ mà Cảng Hải Phòng ba năm
gần nhất làm ăn có lãi, tuy mức lãi chưa phải là lớn song tăng đều đặn qua các
năm là một biểu hiện của sự ổn định và phát triển (mỗi năm lợi nhuận/doanh thu
đều đạt trên 10%).

            Sáu
tháng cuối năm 2014, từ khi chuyển thành CTCP, Cảng Hải Phòng báo lãi trước
thuế 198,6 tỉ đồng và dự kiến sẽ tăng mức chi trả cổ tức từ 2% lên 2,5%. Còn
năm 2015, tổng

sản lượng hàng hóa thông qua cảng dự kiến là 23,5 triệu
tấn, tăng gần 20% so với 2014 thì Cảng Hải Phòng dự kiến đạt doanh thu 1.720 tỉ
đồng và lợi nhuận khoảng 380 tỉ đồng, chia cổ tức 6%, tăng 20% so với phương án
cổ phần hóa.

            Ông
Thắng cũng nói, kể cả khi cảng nước sâu Lạch Huyện đi vào hoạt động năm 2017 và
40 cảng lớn nhỏ khác ở khu vực Hải Phòng cạnh tranh quyết liệt, Cảng Hải Phòng
vẫn định rõ những lợi thế của mình. Cảng Lạch Huyện dự kiến đón những tàu có
công suất lớn hơn 100.000 tấn, Cảng Hải Phòng vẫn tiếp tục đóng các tàu nhỏ,
các tàu dỡ tải từ cảng nước sâu vào các cảng nhỏ hơn nên hai cảng đều có những
phân khúc khách hàng riêng. Nếu quản trị tốt, chính sách cạnh tranh thì Cảng
Hải Phòng sẽ tăng được thị phần. Nếu năm 2015 đạt 23,5 triệu tấn hàng thông qua
cảng thì công ty sẽ có đến 33% thị phần ở khu vực Hải Phòng, so với 30% thị
phần hiện nay.

            Mặt
khác, Cảng Hải Phòng cũng đang hoàn thành các thủ tục pháp lý để đầu tư cho dự
án tại Lạch Huyện với 6 bến container mới tiếp nhận các tàu có trọng tải tối đa
100.000 tấn.

            Cảng
Hải Phòng là doanh nghiệp cảng biển đầu tiên của Vinalines lên sàn HNX trong
thời điểm công ty mẹ đã có những thay đổi đáng kể so với những năm trước. Trong
điều kiện Việt Nam đã ký hàng loạt các hiệp định thương mại tự do và sắp tới là
các hiệp định thương mại tự do lớn hơn như TPP, xuất nhập khẩu nhộn nhịp hơn
thì cơ hội tăng trưởng của ngành kinh doanh cảng biển sẽ ngày được cải thiện.

           
sau Cảng Hải Phòng, sẽ có nhiều CTCP cảng khác của Vinalines sẽ còn nhiều cơ
hội để cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường cảng biển, giảm sự phụ thuộc vào
vốn nhà nước.

            (Nguồn:
Cảng Hải Phòng lên sàn Hà Nội (HNX)/Lan Nhi//Thời báo kinh tế Sài Gòn . – ngày
12/08)

 

36. Cổ phiếu PHP có giá
bình quân 20.000đồng/cp trong phiên giao dịch đầu tiên

            Hết
phiên giao dịch buổi sáng 12/8, khối lượng giao dịch cổ phiếu Cảng Hải Phòng -
PHP đạt 71.990 cổ phiếu.

            Theo
thông tin của Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), khối lượng giao dịch cổ
phiếu PHP khi kết thúc phiên buổi sáng đạt 71.990 cổ, giá bình quân 20.000đ/cp.
Trong đó, giá khớp lệnh cao nhất đạt 21.400đ/cp cho 3.000 cổ, giá thấp nhất
18.900đ/cp cho 700 cổ.

            Ngày
hôm nay, 12/8, Chứng khoán PHP của Cảng Hải Phòng giao dịch ngày đầu tiên tại
HNX với giá tham chiếu 16.500đ/cp. Mã chứng khoán là PHP có mệnh giá
10.000đ/cp. Số lượng chứng khoán niêm yết là 326,96 triệu cổ phiếu, tương ứng
vốn điều lệ 3.269,6 tỷ đồng.

            Với
vốn điều lệ 3.269,6 tỷ đồng, Cảng Hải Phòng hiện có vốn điều lệ lớn hơn tất cả
các doanh nghiệp cùng ngành trên 2 sàn chứng khoán. Ngành nghề kinh doanh chính
của Cảng Hải Phòng là bốc xếp, giao nhận, lưu giữ hàng hóa; Lai dắt, hỗ trợ tàu
biển; Trung chuyển hàng hóa, container quốc tế; Đại lý tàu biển và môi giới
hàng hài; Các hoạt động dịch vụ khác liên quan đến vận tải.

            Kết
quả kinh doanh quý II/2015, cảng Hải Phòng đạt hơn 617,7 tỷ đồng doanh thu
thuần, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 136,3 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh
thu thuần của PHP đạt hơn 1.154,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đạt gần
260 tỷ đồng.

            Trả
lời báo chí, ông Phùng Xuân Hà, Chủ tịch HĐQT Cảng Hải Phòng khẳng định: “Xét
trên quy mô đầu tư dài hạn và tiềm năng phát triển, mức giá cổ phiếu của Cảng
Hải Phòng được phản ánh chính xác khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán”.

            (Nguồn:
Cổ phiếu PHP có giá bình quân 20.000đồng/cp…/Phương Anh//Báo Giao thông . -
ngày 13/08)

 

37. Thu về ngân sách 210
tỷ

            Theo
Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách thành phố, từ đầu năm đến nay, cơ quan
chức năng thu về ngân sách hơn 210 tỷ đồng. Đây là số tiền các Tổ chức cá nhân
nợ đọng ngân sách. Trong đó thu tiền sử dụng đất 161,6 tỷ đồng; thu tiền thuê
đất 38,1 tỷ đồng; đôn đốc thu nợ 11,04 tỷ đồng. Ngoài sổ thu trên, toàn ngành
thuế căn cứ vào chức năng; nhiệm vụ tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thanh
tra, kiểm tra thu hồi nợ thuế; trong đó tiến hành thanh tra, kiểm tra trên 700
doanh nghiệp, kiến nghị tăng thu ngân sách trên 72,3 tỷ đồng, đôn đốc thu hồi
trên 3 54,4 tỷ đồng. Đặc biệt lực lượng công an thành phố xác lập 3 chuyên án,
bắt giữ 9 đối tượng có hành vi mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép và
kinh doanh trái phép có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản lớn...

            (Nguồn: Thu về ngân sách 210 tỷ
//Báo Hải Phòng. - ngày 17/08)

 

38. Vinalines dự kiến thu
1.500 tỷ đồng bán cổ phần cảng Hải Phòng

            Theo
tờ trình mới nhất của Vinalines cuối tuần, doanh nghiệp sẽ chuyển nhượng tiếp
29,68% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược để giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại
Cảng Hải Phòng về 65%. Hiện phần vốn do Vinalines thay mặt Nhà nước nắm giữ tại
cảng lớn nhất miền Bắc vẫn chiếm gần 95% trong số vốn điều lệ xấp xỉ 3.270 tỷ
đồng.

            Tỷ
lệ chuyển nhượng lần này tương đương khoảng 970 triệu cổ phiếu. Với giá trị
giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội đóng cửa phiên ngày 19/8 là 16.000 đồng
mỗi cổ phần, Vinalines cho hay số tiền thu về từ chuyển nhượng khoảng 1.550 tỷ
đồng.

            Theo
tờ trình, hiện vẫn có ba đối tác chiến lược quan tâm gồm Tập đoàn Vingroup, Quỹ
đầu tư Quốc vương Oman (SGRF) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank).

            Đề
xuất mua lại số cổ phần nói trên của SGRF từng được ngành giao thông xin ý kiến
Chính phủ và cơ bản được các bộ ngành đồng thuận. Trong khi đó việc xin mua tới
80% cổ phần của Nhà nước tại cảng này vẫn chưa được Thủ tướng chấp thuận. Còn
Vietinbank đã được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước để hoán đổi nợ của
Vinalines thành vốn góp tại một số cảng thành viên, trong đó có hai cảng lớn
nhất nước là Sài Gòn và Hải Phòng.

            Về
phương thức thoái vốn, theo Tổng giám đốc Vinalines Lê Anh Sơn, doanh nghiệp có
thể giao dịch khớp lệnh (thỏa thuận gián tiếp) do đã niêm yết trên sàn hoặc
thỏa thuận trực tiếp (có điều kiện) với nhà đầu tư.

            Tuy
nhiên, lãnh đạo Tổng công ty cho rằng, do Cảng Hàng Phòng đã thu hút được nhiều
nhà đầu tư lớn, có khả năng giúp doanh nghiệp phát triển theo mô hình công ty
cổ phần nên việc thỏa thuận trực tiếp, có điều kiện là phương thức phù hợp và
có khả năng thành công cao.

            Trong
6 tháng đầu năm 2015, Cảng Hải Phòng thực hiện lưu chuyển 11,39 triệu tấn hàng
hoá, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2014. Doanh thu đạt gần 837 tỷ đồng, trong
đó khai thác cảng hơn 823 tỷ, tăng 21% so với cùng kỳ 2014.

            Lợi
nhuận trước thuế hai quý đầu năm của Cảng Hải Phòng xấp xỉ 191 tỷ đồng, tăng
11% so với cùng thời gian này năm ngoái.

            Theo
kế hoạch, tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng năm nay dự kiến đạt
23,5 triệu tấn, tăng 19% so với thực hiện năm 2014. Doanh thu ở mức 1.720 tỷ
đồng và lợi nhuận khoảng 380 tỷ đồng. Công ty dự kiến chia cổ tức năm 2015 với
tỷ lệ 6% - tăng so với phương án 5% khi tiến hành bán cổ phần lần đầu ra công
chúng hồi đầu năm ngoái.

            (Nguồn:
Vinalines dự kiến thu 1.500 tỷ đồng bán cổ phần cảng Hải Phòng/Chí Hiếu//Báo
ĐT  Vietnamnet. - ngày 24/08)

 

IV - Lao động – sản xuất; Kinh doanh:

39. Người dân tranh
thủ từng giờ cứu rau, cứu lúa

            Ngoài
gây gập úng toàn bộ xã Việt Hải (huyện Cát Hải), mưa lớn cực đoan kéo dài 3
ngày qua gây hậu quả nghiêm trọng cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp. Nhiều
diện tích lúa mới cấy, rau màu, hoa cây cảnh bị nước ngập trắng băng. Mặc dù
mưa khá lớn và kéo dài, nhưng được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, người
dân tranh thủ từng giờ để cứu rau, cứu lúa.

Nhiều nông dân khóc
theo mưa:

            Tại
vùng chuyên canh rộng 50 ha ở cánh đồng Cây Táo, thôn Ngọ Dương, xã An Hòa (An
Dương), toàn bộ diện tích trồng đậu đỗ, mướp, rau cải của nông dân bị nước ngập
trắng băng. Bà Ngô Thị Gấm, nông dân ở thôn 4, Ngọ Dương buồn rầu cho biết: “
Nhà tôi có 4 sào trồng mướp đều bị ngập úng do mưa lớn kéo dài. Thiệt hại là
không nhỏ vì toàn bộ số cây bị ngập úng không thể phục hồi. Gia đình có sử dụng
máy bơm 24/24 giờ, nhưng nước tại ruộng gần như không tiêu thoát”.

            Các
vùng chuyên rau khác ở xã An Hòa, như Hà Đậu, Tỉnh Thủy, Phú La đều ngập trong
nước. Tại khu đầm La, rộng 20 ha, nước ngập cao hơn ngọn lúa, nhiều người dân
còn tổ chức đánh bắt cá. Theo ông Nguyễn Văn Mát, Phó chủ tịch UBND xã An Hòa,
mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua làm 50 ha lúa mùa mới cấy ở các vùng sâu trũng
của xã bị ngập úng; 232 ha rau màu của xã hoàn toàn bị ngập nước trong 3 ngày
qua. Nếu mưa tiếp tục lớn và kéo dài, toàn bộ diện tích trồng rau màu của xã sẽ
bị hỏng hoàn toàn, hơn 1700 hộ dân bị thiệt hại lớn.

            Cảnh
tượng hàng nghìn gốc đào, gốc quất cảnh bị ngâm trong nước ở thôn Minh Kha, xã
Đồng Thái, khiến nhiều người xót xa. Giữa lúc mưa lớn, nhiều người dân mặc áo
mưa bơm nước, be bờ cứu quất, cứu đào. Ông Bùi Văn Dũng ở thôn Minh Kha, đau
xót cho biết: “ Nhà tôi có 3 sào trồng đào cảnh, trong đó có 100 gốc đào to,
1000 cây đào nhỏ. Mưa lớn 3 ngày qua khiến toàn bộ diện tích đào bị hỏng. Một
số cây lớn có thể phục hồi sau mưa lớn cũng không thể cho hoa đẹp vào dịp Tết.
Coi như năm nay, gia đình tôi mất trắng hơn 100 triệu đồng”. Ở Đồng Thái, nhiều
gia đình trồng cây cảnh đều trong hoàn cảnh như gia đình ông Dũng. Theo ông
Nguyễn Văn Thùy, Chủ tịch UBND xã Đồng Thái, địa phương hiện có 130 ha lúa bị
ngập, 35/ 50 ha chuyên trồng quất và đào cảnh bị ngập sâu trong nước. 5/6 thôn
bị ngập trắng diện tích sản xuất do mưa lớn. Thiệt hại đến nay chưa thể tính
hết vì sau 2 tuần nữa, nắng lên thì đào và quất sẽ chết rũ. Nhiều hộ dân ở Đồng
Thái bị thiệt hại hơn 200 triệu đồng/ hộ.   

            Mưa
lớn kéo dài làm hơn 13 ha lúa và 13 ha rau màu trên địa bàn thành phố bị ngập
úng. Huyện nào cũng có diện tích lúa và rau màu ngập trong nước. Thiệt hại chưa
thể tính hết vì trời còn tiếp tục mưa lớn kéo dài. Mưa lớn cũng làm nhiều diện
tích nuôi thủy sản bị ảnh hưởng. Nhiều địa phương có phát triển nuôi trồng thủy
sản đều bị thiệt hại vì nước tràn bờ. Chẳng hạn, như trên địa bàn quận Đồ Sơn,
ngoài gần 40% diện tích lúa, bằng khoảng 180ha bị ngập úng, còn có  200ha, tương đương 40% diện tích đầm nuôi thủy
sản cũng bị ngập úng. Trong đó có mô hình nuôi cá nước ngọt và 30ha nuôi tôm
công nghiệp..

Chạy đua cùng mưa lũ:

            Anh
Đỗ Văn Rạng, người dân thôn Minh Kha, xã Đồng Thái (An Dương) đang tranh thủ
từng giờ để bơm nước, be bờ, cố gắng cứu hơn 100 gốc đào cổ thụ. Tại khu ruộng
đào của gia đình ông, ngoài lao động người nhà, còn có các chiến sĩ tiểu đoàn
73 tên lửa đóng quân tại xã xuống hỗ trợ người dân. Bóng áo xanh của các chiến
sĩ, hòa cùng màu áo nâu đẫm ướt nước mưa của bà con nông dân. Ngoài sự giúp sức
của các chiến sĩ, chính quyền địa phương ở Đồng Thái cũng hỗ trợ nông dân máy
bơm để cứu lúa, cứu cây cảnh. Dù mưa rả rích, nhưng tại cánh đồng chuyên đào
của thôn Minh Kha tiếng máy bơm rền vang cả ngày, lẫn đêm. Nhà có nhiều lao
động hỗ trợ nhà ít lao động. Nhà nào đã cơ bản rút nước sẵn sàng mang máy bơm
ra hỗ trợ các nhà hàng xóm.

            Tại
cánh đồng màu ở Đầm La, Ngọ Dương, nông dân cũng tranh thủ từng giờ để thu
hoạch sớm bầu bí, mướp đắng , rau cải đăng để giảm bớt thiệt hại. Thời điểm
ngớt mưa là nông dân ra đồng tháo nước, be bờ. Tại vùng nuôi trồng thủy sản của
Xí nghiệp NTTS Đồ Sơn, ngay sau khi trời ngớt mưa, người dân đã xuống đầm nuôi
thủy sản để xử lý môi trường nước, chống sốc cho tôm. Anh Nguyễn Văn Hồng, chủ
đầm nuôi tôm ở phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn cho biết: “ Tôi có 1 ha nuôi tôm
he chân trắng theo phương pháp công nghiệp. Ngay sau khi ngớt mưa tôi xuống đầm
xử lý môi trường nước vì mưa làm tôm sốc, nhiều khả năng năng suất giảm mạnh.
Tại khu vực này có 50 hộ nuôi tôm công nghiệp cũng đang lo lắng như vậy”.

            Hiện,
Sở Nông nghiệp- PTNT đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn các hộ nuôi
khắc phục hậu quả, đắp lại bờ đầm thủy sản. Các công ty thủy nông sẵn sàng ứng
trực 24/24 giờ tháo nước đệm trong hệ thống thủy lợi, vận hành các trạm bơm
tiêu úng cho các vùng trũng thấp. Các địa phương cũng sẵn sàng phương án  hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất ngay sau
khi dứt mưa.

            (Nguồn: Người dân tranh thủ từng giờ cứu rau, cứu
lúa//Báo Hải Phòng. - ngày 04/08)

40. Cơ hội cho chủ
trang trại

            Phần
lớn các chủ trang trại ở Hải Phòng chưa qua đào tạo bất cứ một ngành nghề nào.
Trình độ văn hóa, quản lý, chuyên môn kỹ thuật… đều hạn chế.

            Thời
gian tới, Hải Phòng sẽ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho tất cả các chủ trang trại
trên địa bàn. Thiếu kiến thức Theo khảo sát gần đây do Liên hiệp các Hội
KH&KT Hải Phòng phối hợp với Cục Thống kê Hải Phòng tổ chức, toàn thành phố
hiện có hơn 600 trang trại đang hoạt động SXKD trên tổng diện tích gần 1.700 ha
với 6.000 lao động. Trong đó, phần lớn là các trang trại chăn nuôi và tập trung
nhiều nhất ở các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, An Lão, Kiến Thụy. Mỗi
trang trại thu nhập bình quân khoảng 2,5 tỷ đồng/năm. Kết quả khảo sát cũng cho
thấy, phần lớn các chủ trang trại chưa qua đào tạo ngành nghề nào. Họ nuôi
trồng và bán sản phẩm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Các chủ trang trại đều cho
biết, họ còn “hổng” rất nhiều kiến thức về quản lý mô hình trang trại, chính
sách pháp luật, thị trường, ứng dụng công nghệ… Thêm vào đó, gần một nửa số chủ
trang trại đều đã lớn tuổi (từ 50 tuổi trở lên). Theo ông Hoàng Ngọc Tuấn, Phó
Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Hải Phòng thì: “Tuổi cao đi liền với sức
khỏe hạn chế, khả năng nhanh nhạy, quyết đoán, mạnh bạo trong đầu tư thay đổi
cơ cấu sản phẩm, áp dụng tiến bộ KHKT trong SX, tiếp cận thị trường tiêu thụ
sản phẩm… sẽ không bằng người trẻ tuổi”. Vì thế, nhiều trang trại tổng hợp và
trang trại nuôi thủy sản có diện tích SX lớn nhưng thu nhập và giá trị SX hàng
hóa thấp. Nhiều hộ nông dân chưa đủ điều kiện, chưa am hiểu về kỹ thuật nhưng
vẫn thành lập trang trại; trong số đó có không ít hộ thiếu kiến thức quản lý,
nghiệp vụ dẫn đến làm ăn thua lỗ.

            Đặc
biệt, việc xử lý chất thải, thức ăn, phân bón, thuốc trừ sâu trong trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi thủy sản ở các trang trại, gia trại chưa tuân thủ đúng quy
định, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của trang trại và cộng
đồng. Nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng của các chủ trang trại là rất cấp thiết
nhưng công tác này từ trước đến nay mới chỉ dừng lại ở những lớp bồi dưỡng
khuyến nông, khuyến ngư ngắn ngày hoặc nằm trong chương trình lồng ghép nhiều
chuyên đề khác nhau dành cho người dân nông thôn… Chủ trang trại sẽ được đào
tạo Vừa qua, trong khuôn khổ thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao đến năm 2020, UBND TP Hải Phòng đã giao Liên hiệp các Hội KH&KT
thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện đề án “Bồi dưỡng, đào tạo các chủ trang
trại trên địa bàn”. Theo đề án, trong 5 năm tới, thành phố sẽ tổ chức khoảng 20
lớp đào tạo, bồi dưỡng cho tất cả các chủ trang trại trên địa bàn thành phố với
tổng kinh phí gần 11 tỷ đồng. Mỗi lớp kéo dài 3 tháng, có thể bố trí cùng với
chu kỳ SX của cây trồng, vật nuôi để thuận lợi cho việc rèn luyện kỹ năng làm
việc qua thực tế của trang trại. Các chuyên gia, người có tay nghề cao, các chủ
trang trại thành đạt sẽ được mời tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học. Liên
hiệp các Hội KH&KT thành phố - cơ quan chủ trì đề án kỳ vọng các lớp học
này sẽ trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết để các chủ trang trại có thể
chủ động, tự tin quản lý, tổ chức các hoạt động SXKD của trang trại đạt hiệu
quả, phát triển bền vững, tiến tới hội nhập quốc tế. Trong đó, ngoài những kiến
thức về chính sách, pháp luật và các yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi trồng,
các lớp học còn cung cấp cho các chủ trang trại kỹ năng xây dựng kế hoạch SXKD,
xác định nhu cầu thị trường, tổ chức bán sản phẩm, xây dựng thương hiệu… Ngoài
ra, chương trình cũng sẽ nâng cao trách nhiệm của học viên về tính kỷ luật,
lòng yêu nghề, lịch sự trong giao tiếp với khách hàng, có trách nhiệm đối với
sản phẩm mình làm ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường...
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Văn Kể, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT thành
phố, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các chủ trang trại phải căn cứ vào đặc thù
của các chủ trang trại ở Hải Phòng. Đó là, đa số các trang trại chăn nuôi gia
súc gia cầm và chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, vùng hải đảo, khó khăn về
sắp xếp thời gian, đi lại. Các chủ trang trại thường bận rộn, làm ăn theo mùa
vụ. Bên cạnh đó, phần lớn trong số họ đã lớn tuổi, sức khỏe hạn chế, việc đi
lại và khả năng tiếp thu khó khăn... Vì vậy, khi xây dựng nội dung chương
trình, cơ cấu kiến thức, địa điểm, thời gian mở lớp, lựa chọn giảng viên…, cần
tính toán kỹ để tổ chức hợp lý, tối ưu nhất.

            (Nguồn: Cơ hội cho chủ trang trại / Hân Minh// Báo Nông
nghiệp Việt Nam. – ngày 05/08)

 

41. 147 trang trại
hoạt động tạo nhiều việc làm tại chỗ

            Tính
đến tháng 8-2015, toàn huyện An Dương phát triển được gần 150 trang trại các
loại, trong đó, 102 trang trại chăn nuôi, 17 trang trại nuôi trồng thủy sản, 15
trang trại tổng hợp và 13 trang trại trồng trọt. Các trang trại tập trung ở các
xã: Đại Bản, Đặng Cương, Quốc Tuấn, An Hưng, thị ưấn An Dương, Đồng Thái, An
Đồng, Tân Tiến, Lê Thiện, Hồng Phong, Bắc Sơn, Nam Sơn. Trong đó, có nhiều
trang trại chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm, cung ứng nhiều sản phẩm có thương
hiệu cung cấp cho thị trường trong và ngoài thành phố, các siêu thị lớn.

            Kinh
tế trang trại phát triển góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết
việc làm tại chỗ cho nhiều lao động địa phương. Trong đó, lợi nhuận binh quân
của trang trại NTTS đạt 138 triệu đồng/năm; trang trại tổng hợp hơn 120 triệu
đồng/năm; trang trại trồng trọt đạt 105 triệu đồng/năm (trừ chi phí, công lao
động).

            (Nguồn: 147 trang trại hoạt động tạo nhiều việc làm tại
chỗ//Báo Hải Phòng 06/08)

 

42. Hoạt động của
bệnh viện quốc tế Green dự kiến có lãi từ năm 2016

            BVCS
đánh giá khả quan về tiềm năng tăng trưởng của dự án Bệnh viện quốc tế Green
nhờ hoạt động tập trung vào các chuyên khoa có nhu cầu xã hội cao là sản nhi và
phẫu thuật thẩm mĩ...

Kế hoạch 2015 tăng
trưởng mạnh, tỷ suất cổ tức hấp dẫn:

            Công
ty Cổ phần Tập Đoàn Hapaco (mã HAP - HOSE) đặt kế hoạch tổng doanh thu 517 tỷ
(+23% so với năm trước) và lợi nhuận trước thuế 60 tỷ (+69% so với năm trước).
Kế hoạch cổ tức 2015 bằng với 2014 là 10% (5% tiền, 5% cổ phiếu) tương ứng tỷ
suất cổ tức 14%.

           BVSC
cho rằng kế hoạch trả cổ tức 2015 của HAP là khả thi dựa trên lợi nhuận đã đạt
được và số dư tiền gửi lớn của công ty. Ngoài ra, sau khi đã thanh toán 5% cổ
tức 2014 bằng tiền mặt, HAP vẫn còn 5% cổ tức bằng cổ phiếu năm 2014 chưa chốt
quyền.

Lợi nhuận 6 tháng
2015 bằng kết quả cả năm 2014 nhờ hoạt động tài chính:

            Quý
I/2015, HAP đạt doanh thu 83 tỷ (+4% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế đạt 15
tỷ (+ 614% so với cùng kỳ). Trong khi hoạt động sản xuất giấy duy trì ổn định,
tăng trưởng lợi nhuận đạt được chủ yếu nhờ khoản lãi tài chính 17 tỷ (+160% so
với cùng kỳ), trong đó có 15 tỷ từ hợp đồng mua cổ phần và hợp tác đầu tư tại
KCN Hải Phòng.

            Đại
diện công ty cho biết trong quý II/2015 công ty tiếp tục hạch toán lãi tài
chính từ hợp đồng này và lợi nhuận sau thuế 6 tháng 2015 sẽ đạt xấp xỉ cả năm
2014 (28 tỷ, tăng 30% so với cùng kỳ).

Hoạt động của bệnh
viện quốc tế Green dự kiến có lãi từ năm 2016:

            Đi
vào hoạt động từ tháng 11/2014, dự án bệnh viện quốc tế Green được Hapaco đầu
tư gần 450 tỷ (trong đó giai đoạn 1 đã đầu tư 360 tỷ), với quy mô 206 giường
bệnh, hoạt động chính gồm sản khoa, nhi khoa và phẫu thuật thẩm mỹ. Công ty cho
biết hoạt động của bệnh viện được Bộ Y tế đánh giá cao về chất lượng và tốc độ
tăng trưởng. Trong năm 2015, doanh thu từ bệnh viện dự kiến đạt 36 tỷ. Bệnh
viện dự kiến sẽ có lãi sau 1 năm hoạt động (so với mức trung bình 2-3 năm của
ngành).

            BVCS
đánh giá khả quan về tiềm năng tăng trưởng của dự án này nhờ hoạt động tập
trung vào các chuyên khoa có nhu cầu xã hội cao là sản nhi và phẫu thuật thẩm
mĩ, đặc biệt trong bối cảnh khu vực Hải Phòng hiện mới chỉ có bệnh viện quốc tế
Hải Phòng đạt tiêu chuẩn chất lượng ngang với bệnh viện Green.

Hoạt động sản xuất
giấy có tiềm năng tăng trưởng thấp
:

            Ngành
giấy tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. HAP có 3 sản phẩm chính
là giấy đế, giấy tissue và giấy kraft. Nhu cầu của giấy đế trong tương lai sẽ
không tăng trưởng nhiều. Giấy tissue của Hapaco là mặt hàng có tiềm năng tăng
trưởng cao nhưng thị phần chủ yếu thuộc các doanh nghiệp ngoài, Hapaco không có
lợi thế cạnh tranh ở sản phẩm này.

            Hiện
HAP chưa có kế hoạch nâng cao công suất sản xuất, do đó khả năng tăng trưởng
doanh thu từ sản xuất giấy trong các năm tới dự báo không cao.

            Trong
bối cảnh đó, HAP sẽ chuyển hướng sang các hoạt động khác. Ngoài hoạt động y tế
với bệnh viện Green, HAP dự kiến sẽ đầu tư vào liên doanh sản xuất rượu vodka,
rượu hoa quả và nước ngọt. Mục tiêu của công ty là giảm doanh thu từ giấy xuống
còn 40% tổng doanh thu trong các năm tới.

            Nhờ
thoái vốn khỏi CTCP Khu CN Hải Phòng và đưa vào hoạt động bệnh viện Green, sức
khỏe tài chính của HAP đã được cải thiện đáng kế trong các quý gần đây và dự
báo sẽ tiếp tục được nâng cao khi dòng tiền từ hoạt động bệnh viện tăng trưởng.

Việc lấn sân sang
hoạt động y tế là bước chuyển hợp lý
:

            Với
KQKD 2 quý đầu năm tăng trưởng ấn tượng, BVCS đánh giá cao khả năng hoàn thành
kế hoạch 2015 của HAP. Với lợi nhuận trước thuế 2015 dự báo đạt 60 tỷ (trong đó
dự báo đóng góp từ hoạt động tài chính đạt 40 tỷ, từ sản xuất giấy đạt 20 tỷ),
P/E forward 2015 của HAP dự kiến ở mức 4,9 lần, tương đối hấp dẫn để đầu tư.
BVCS đánh giá việc lấn sân sang hoạt động y tế là bước chuyển hợp lý của HAP
nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, trong bối cảnh ngành giấy dự báo sẽ gặp
nhiều khó khăn trong thời gian tới.

            (Nguồn: Hoạt động của bệnh viện quốc tế Green dự kiến
có lãi từ năm 2016/Bình Minh//Tạp chí ĐT “Nhịp sống số”. -  ngày 06/08)

 

43. Làng ve chai

            Một đòn gánh cong 2 đầu, hai chiếc sọt tre cứng
cáp, các bà các chị rong ruổi khắp hang

cùng ngõ hẻm để thu mua từng mớ sắt cũ, ít lông gà,
lông vịt hay chỉ là 1 vài lon chai, bìa giấy… Hình ảnh ấy đã trở nên gũi, quen
thuộc trong cuộc sống, nhưng mấy ai biết ở Hải Phòng có một làng “tổ” của nghề
ve chai…

Nghề gia truyền:

            Đó
là làng Xích Thổ, thuộc Phù Liễn, Hải Dương cũ nay là thôn Xích Thổ, xã Hồng
Thái, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Xích Thổ có nghĩa là vùng đất đỏ sa
bồi. Trước đây Xích Thổ là vùng đất sâu trũng, đầm lầy, gò bãi, do sông Lạch
Tray và hạ lưu sông Hà Chương bồi đắp. Vì vậy, giao thông đi lại ở đây rất khó
khăn, đường đất hẹp, vỡ lở, nhiều đoạn phải đi bằng thuyền, hàng năm chỉ cấy
được một vụ lúa.

            Nếu
chỉ trông vào đồng lúa thì đời sống rất khó khăn, thời gian nông nhàn lại dài
nên những người Xích Thổ đã sớm biết lăn lộn với cuộc sống, rong ruổi đi bộ
khắp nơi trong thành phố để thu mua phế liệu, rồi buôn đi, bán lại, kiếm thêm
thu nhập cho gia đình.

            Đến
bây giờ người làng không còn nhớ ai là vị “tổ nghề”. Các cụ già làng kể lại
rằng nghề “chè chai lông vịt” của làng đã có khoảng 200 năm về trước, chủ yếu
chỉ có phụ nữ làm nghề. Ban đầu người Xích Thổ chỉ cần đôi quang gánh, đi bộ
khắp nơi để rao bán, thu mua phế liệu, dần cuộc sống phát triển hơn, họ dùng xe
đạp, hay xe máy. Hiện tại người làm nghề ve chai chủ yếu dùng phương tiện xe
đạp. Dù dùng bằng phương tiện gì, thì nghề này cũng phải chịu mưa nắng, đòi hỏi
con người phải có sức khỏe dẻo dai, tính kiên nhẫn, chăm chỉ.

            Nghề
ve chai có từ thời phong kiến, nhưng phát triển nhất vào thời kỳ thực dân Pháp
xâm chiếm nước ta. Để phục vụ cho công cuộc đô hộ bản xứ, thực dân Pháp tiến
hành xây dựng các dinh thự, hầm lò, nhà máy… tại nhiều tỉnh thành, trong đó có
Hải Phòng nên thời điểm đó các phế liệu rất nhiều. Việc thu gom, mua bán phế
liệu có cơ hội phát triển. Ngày ấy có đến 60% dân làng Xích Thổ làm nghề ve
chai. Sau năm 1945 nghề có nhiều thăng trầm.

            Đến
năm 1962, làng có thành lập Hợp tác xã để thu mua phế liệu của dân làng, chủ
yếu là mua lông vịt để cung cấp cho nhà máy làm len sợi. Bấy giờ người Xích Thổ
còn áp dụng những tiến bộ của khoa học để mở xưởng, công ty lớn để thu gom,
phân loại và tái chế phế liệu. Ông Nguyễn Xuân Giớ - một cao niên của làng cho
biết: “Cùng với đăng đó, nấu cốm rượu, chè chai lông vịt là một nghề truyền
thống lâu đời của Xích Thổ. Nói đến nghề này phải kể đến bà Tám, bà Phố, bà
Sánh, ông Thấn… là những gia đình thu gom, buôn bán lớn. Nhiều gia đình ở làng
có đến 4-5 đời làm nghề”.

            Ban
đầu chỉ là tranh thủ lúc nông nhà, sau đã trở thành nghề chính làm quanh năm,
ngày tháng của dân làng này, gắn bó cả cuộc đời. Bà Bùi Thị Hoan ở xóm 1, thôn
Xích Thổ, xã Hồng Thái, huyện An Dương chia sẻ: “Gia đình tôi có 3 đời làm nghề
ve chai. Năm 17 tuổi tôi đã đi theo mẹ làm nghề. Đến nay tôi 75 tuổi rồi, mới
nghỉ không làm được 2 năm nay”.

Buôn thất nghiệp, lãi
quan viên
:

            Nghề
ve chai rất vất vả, lại không được coi như một nghề chính thống. Nhưng người
Xích Thổ vẫn ham lam ham làm, chẳng quản đường xá xa xôi, bẩn thỉu, hôi hám.
Năng nhặt chặt bị, từ 1 thanh sắt han gỉ, từ 1 cái chậu nhựa nứt vỡ… chẳng còn
mấy giá trị, người Xích Thổ đã biết gọt rũa để có được “1 vốn 4 lời”. Vì thế ở
Xích Thổ, người buôn bán nhỏ lẻ, không làm giàu được nhưng cũng đủ để trang
trải sinh hoạt gia đình, nuôi con ăn học, cơi nới nhà cửa.

            Không
chỉ dừng lại ở buôn bán nhỏ lẻ, có người Xích Thổ thảo vát, giỏi giang thì buôn
Nam, bán Bắc, trở thành “đại gia ve chai” của làng. Họ lập ra những điểm thu
gom phế liệu lớn, rồi mở xưởng sản xuất, hợp tác xã…, áp dụng khoa học công
nghệ biến chúng thành những vật liệu tinh, sản phẩm có ích, góp phần làm sạch
môi trường, cũng là tạo công ăn việc làm cho con em Xích Thổ và nhiều người
khác.Bà Hoan chia sẻ thêm: “Nhờ có nghề ve chai mà tôi nuôi được 3 người con ăn
học đến nơi đến chốn, lại mua thêm được đất đai nhà cửa trong thành phố. Bây
giờ con tôi đều làm việc ở các cơ quan, ngân hàng lớn”.

            Xưởng
sản xuất có quy mô nhỏ như gia đình bà Hoan, bà Sánh… cũng có hơn chục công
nhân, đến những đơn vị lớn như  Công ty
TNHH Phát triển Thương mại và Sản xuất Đại Thắng của gia đình ông Đoàn Ngọc
Hùng có tới 200 công nhân tham gia sản xuất.

Đang dần bị mai một:

            Được
sự quan tâm của các cấp chính quyền, cơ sở hạ tầng ở Xích Thổ dần được cải tạo,
xây dựng, đường thông hè thoáng, giao thông thuận lợi hơn xưa rất nhiều. Bên
cạnh đó, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước đang về tới từng
thôn xóm.

            Do
đó, người Xích Thổ có nhiều cơ hội đi làm ăn, buôn bán xa hay làm công nhân tại
các nhà máy, xí nghiệp tại nhiều địa phương lân cận. Bên cạnh đó, những người ở
tỉnh xa về Hải Phòng làm nghề ve chai cũng ngày càng nhiều hơn. Vì thế, những
gia đình tiếp tục bám nghề ở Xích Thổ ngày càng ít đi.

            Ông
Đỗ Văn Hà - trưởng thôn Xích Thổ, xã Hồng Thái, huyện An Dương - cho biết:
“Hiện nay thôn có 602 hộ dân với hơn 2000 nhân khẩu nhưng chỉ còn hơn 30 gia
đình còn làm nghề ve chai. Song số ít còn lại này đều là những gia đình phát
triển nghề tốt, có những đóng góp nhất định cho địa phương”.

            (Nguồn: Làng ve chai/Xuân Hạ//Báo An ninh Hải Phòng. -
ngày 07/08)

 

44. Hải Phòng sắp nổi sóng mặt bằng bán lẻ?

            Với
sản phẩm “đi kèm” độc đáo lần đầu tiên giới thiệu với người dân địa phương -
nhà phố thương mại (shophouse) hiện đại - sự có mặt của Vincom tại Hải Phòng đã
và sẽ đem lại những biến động gì cho thị trường bán lẻ cũng như bất động sản
thương mại tại thành phố Cảng?

Trung tâm mới” tại
thành phố Cảng

   … Đầu năm
2015, người dân Hải Phòng đón nhận thông tin Vingroup khởi công dự án Vincom Lê
Thánh Tông - Hải Phòng tại quận Ngô Quyền. Được coi là dự án TTTM có quy mô lớn
nhất và là dự án đầu tiên do Vingroup, một trong những tập đoàn BĐS hàng đầu
Việt Nam, đầu tư tại thành phố Cảng, dự án Vincom Lê Thánh Tông - Hải Phòng có
tổng diện tích đất lên tới gần 20.000m2, gồm TTTM và khu nhà phố thương mại
shophouse với tổng vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng. Đây sẽ là nơi quy tụ các thương
hiệu thời trang quốc tế, các thương hiệu tiêu dùng và tổ hợp giải trí - ẩm thực
tầm cỡ.

            Thực
tế của Vincom Bà Triệu tại Hà Nội, Vincom Đồng Khởi tại TP.HCM, Vincom Ngô
Quyền tại Đà Nẵng… đã chứng minh rằng khi Vincom xuất hiện, một trung tâm văn
hóa giải trí mới sẽ được hình thành, mang lại màu sắc mới mẻ, năng động và kích
hoạt sự chuyển mình trong đời sống và kinh tế của những địa phương được đầu tư.
Như vậy, cùng với Vincom Lê Thánh Tông – Hải Phòng, một loạt các thương hiệu
lớn như VinMart, VinPro, Vinpearlland… sẽ cùng đổ bộ về đây. Theo các chuyên
gia, khi TTTM mới của Vincom khai trương tại đường Lê Thánh Tông, khu vực này
hứa hẹn sẽ trở thành một khu trung tâm mới của đất Cảng và tạo nên một diện mạo
hoàn toàn mới cho Hải Phòng.

“Cơn sốt mặt bằng bán
lẻ” sắp hình thành:

       …Với
Vincom Lê Thánh Tông - Hải Phòng, Vingroup không đơn thuần đưa tổ hợp TTTM mua
sắm - vui chơi - giải trí tầm cỡ về đất Cảng mà còn đem về đây sản phẩm hoàn
toàn mới mẻ: shophouse hiện đại theo mô hình các đô thị tiên tiến trên thế giới
như Singapore, Los Angeles... Hình thức nhà phố thương mại shophouse đặc biệt
phù hợp với thói quen sinh hoạt và mua bán của người châu Á, là một sự nâng cấp
độc đáo của nhà phố truyền thống, phù hợp cho cả mục đích định cư và kinh doanh
với giá trị thương mại, hạ tầng và quy hoạch vượt trội.

            Khu
nhà phố thương mại (shophouse) gồm các không gian kinh doanh, sinh hoạt, thư
giãn và đặc biệt là những khoảng xanh được lồng ghép khéo léo, mang đến cho chủ
nhân môi trường sống không chỉ tiện nghi mà còn là những cơ hội kinh doanh
thuận lợi nhất. Nằm cận kề TTTM Vincom Lê Thánh Tông - Hải Phòng, shophouse
được hưởng lợi không nhỏ từ hạ tầng hiện đại, luồng giao thông nhộn nhịp cũng
như hoạt động mua sắm sầm uất tại đây. Sở hữu một căn shophouse tại Vincom Lê
Thánh Tông – Hải Phòng, khách hàng không chỉ có thể tự kinh doanh mà còn dễ
dàng cho thuê thu lợi. Sự lựa chọn giữa tiện nghi và hiệu quả trở nên dễ dàng
hơn bao giờ hết….

            (Nguồn: Hải Phòng sắp nổi sóng mặt bằng bán lẻ?//Báo
Tiền Phong online ngày 14/8/2015)

 

45. Thanh niên nông
thôn "liên kết" làm giàu

      … Anh
Vũ Viết Hải, Bí thư Đoàn thanh niên xã Dũng Tiến cho biết: Thực tế, từ năm
2008, UBND xã đã xây dựng đề án thu gom rác thải sinh hoạt và giao cho các thôn
tổ chức thu gom, xử lý song không duy trì được và phải tạm dừng hoạt động.
Trước tình hình này, Đoàn thanh niên xã đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch và đề
nghị với địa phương giao phụ trách việc tổ chức thu gom rác tận hộ và xử lý
theo chu trình hàng ngày. Đầu năm 2013, Đoàn thanh niên xã quyết định thành lập
mô hình kinh tế HTX thanh niên dịch vụ môi trường và xây dựng, gồm 17 thành
viên để phát triển, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập.

            Cùng
với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, HTX tổ chức thu gom rác thải sinh
hoạt thường xuyên cho gần 3.000 hộ dân trên địa bàn toàn xã đến bãi rác tập
trung đều đặn 3 buổi/tuần với khối lượng trung bình gần 200 m3 rác/tháng. Anh
Hải cho biết thêm, bên cạnh việc thu gom, HTX áp dụng khoa học kỹ thuật với quy
trình công nghệ xử lý rác bằng lên men gồm phân loại rác và sử dụng để tái chế.
Cứ như vậy, đến nay doanh thu của HTX đạt hơn 1 tỷ đồng/năm và  tạo việc làm cho 17 lao động, với mức thu
nhập hơn 3 triệu đồng/tháng.

            Một
hình thức khác cũng chứng tỏ hiệu quả phát triển kinh tế trang trại rõ rệt là
mô hình CLB thanh niên nuôi trồng thuỷ sản tại xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng.
Chị Phạm Thị Xuân, Bí thư Huyện đoàn cho biết: CLB thành lập từ năm 2003, ban
đầu là những thanh niên nông thôn, đến nay có 30 hội viên tham gia sinh hoạt và
giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 100 lao động của các gia đình. Hiện
các mô hình sản xuất tập trung trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản gồm: nuôi
tôm, cá nước ngọt, nuôi rốc, nuôi ốc ao và xây dựng gia trại tổng hợp.

            Ngoài
ra, CLB còn kết hợp nuôi lợn, gà, vịt và trồng cây cảnh mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Cũng theo chị Xuân, với hình thức tổ chức là CLB, các thành viên được
nhiều lợi ích như: cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào chăn nuôi, tín chấp vay vốn, tiêu thụ sản phẩm, thăm quan mô hình sản
xuất… Ví dụ, hầu hết các ao nuôi thuộc CLB được đầu tư mua máy làm thức ăn cho
cá và máy sục khí để nuôi cá giống, từ đó tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có,
giảm chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó nhiều thanh niên trẻ trở
thành ông chủ “chân đất”.

            Tương
tự, tổ hợp tác thanh niên nuôi thủy sản ở xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy cũng được

thành lập từ năm 2009, xuất phát từ chủ trương của
địa phương là dồn điền đổi thửa, chuyển vùng sản xuất cấy lúa năng suất thấp
sang nuôi thuỷ sản tập trung với tổng diện tích 93 ha. Hiện tổ hợp tác gồm 15
thành viên nuôi thủy sản tập trung kết hợp với mô hình trang trại VAC, cho thu
nhập bình quân hơn 150 triệu đồng/hộ/năm.

            Theo
Bí thư Thành đoàn Trần Quang Tường, trước đây không ít thanh niên ở nông thôn
có nhu cầu và ý chí thành lập mô hình HTX thanh niên, nhưng gặp nhiều khó khăn
vì chưa hiểu rõ bản chất mô hình HTX, lúng túng trong phương thức hoạt động.
Nắm bắt được nhu cầu này, hưởng ứng phong trào “Thanh niên nông thôn thi đua
sản xuất, kinh doanh giỏi” do TW Đoàn phát động, tháng 4-2013, Thành đoàn phối
hợp với Liên minh HTX và doanh nghiệp Hải Phòng tổ chức tọa đàm tư vấn thành
lập và hoạt động của mô hình HTX thanh niên. Sau một năm triển khai, đến nay
hàng chục mô hình CLB, tổ hợp tác, HTX thanh niên ra đời, bước đầu đem lại hiệu
quả kinh tế, giải quyết nhu cầu việc làm cho thanh niên địa phương.

Tuy nhiên, để phát triển và nhân rộng các mô hình
này cần tiếp tục tạo điều kiện vốn để đầu tư trang thiết bị, tổ chức nhiều lớp
tập huấn về tổ chức, hoạt động quản lý. Bên cạnh đó, cấp ủy Đảng, chính quyền,
và các ngành quan tâm hơn việc xây dựng cơ chế, chính sách, hỗ trợ nguồn lực
phát triển mô hình CLB, tổ hợp tác, HTX thanh niên…

            (Nguồn: Thanh niên nông thôn "liên kết" làm
giàu//Báo An ninh Hải Phòng ĐT. – ngày 13/5/2014)

 

46. Khoảng trống nhân lực
trong khu công nghiệp

            Theo
Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng, trên địa bàn thành phố đã có 12 khu công
nghiệp (KCN) được thành lập. Trong đó, KCN Nô- mu- ra cơ bản được lấp đầy, thu
hút hơn 40.000 lao động. Khi 12 KCN được lấp đầy với sự tham gia của nhiều
doanh nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cao, nhu cầu lao động dự báo khoảng 150.000
người. Theo đó, lao động có trình độ quản lý bậc cao, bao gồm tiến sỹ, thạc sỹ,
kỹ sư và cử nhân giàu kinh nghiệm khoảng 3%, tương ứng 4500 người. Lao động
quản lý có trình độ bậc trung, bao gồm các thợ bậc cao, cử nhân cao đẳng nghề,
kỹ sư thực hành… khoảng 7% tương ứng 10.500 người. Công nhân kỹ thuật và người
lao động đã qua đào tạo khoảng 40% tương ứng với 60.000 người. Số còn lại là
lao động phổ thông làm việc tại các bộ phận lắp ráp, các dây chuyền chế biến,
đóng gói, thủ công… khoảng 50%, tương ứng 75.000 người.

            Như
vậy, dự báo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển các KKT,
KCN khá lớn. Trong khi đó, khả năng đáp ứng chưa theo kịp. Có tình trạng này là
do phân luồng giáo dục triển khai còn chậm và chưa quyết liệt, việc hướng
nghiệp cho học sinh còn hạn chế nên dẫn tới mất cân đối, thừa thầy, thiếu thợ.
Công tác đào tạo của các trường đại học, các trường chuyên nghiệp nặng về lý
thuyết, chưa sát với yêu cầu của thị trường lao động. Các cơ sở dạy nghề được
đầu tư nhiều năm nhưng dàn trải, thiếu thầy, mỏng về cơ sở thực hành, thiếu kỹ
năng chuyên sâu là những nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong
quá trình tuyển dụng của một số doanh nghiệp có hiện tượng tiêu cực trong tuyển
dụng lao động. Sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp còn thiếu gắn
kết nên còn có những khoảng cách lớn giữa đào tạo và thực tiễn sản xuất. Nhiều
trường phản ánh, rất khó để học viên các trường có thể tham gia thực tập tại các
doanh nghiệp trong quá trình học tập do doanh nghiệp lo ảnh hưởng tới năng suất
hay hỏng hóc trang thiết bị trong quá trình thực hành, thực tập…

            Để
lấp đầy khoảng trống đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải có kế hoạch đào tạo
mới, đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có. Theo BQL Khu Kinh tế Hải Phòng, cần
tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về nhu cầu, yêu cầu lao động việc làm trên địa
bàn thành phố nói chung và các KCN, KKT nói riêng. Cùng với đó, tạo sự gắn kết,
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo, trước hết là cơ sở đào tạo của thành
phố với các doanh nghiệp trong KCN, KKT, thực hiện đào tạo theo nhu cầu. Các
cán bộ, chuyên gia của doanh nghiệp cũng có thể trở thành người dạy trực tiếp,
nâng cao kỹ năng thực hành và giúp sinh viên làm quen dần với môi trường làm
việc, tác phong công nghiệp.

            Đào
tạo nhân lực là một trong 3 khâu đột phá của thành phố. Những năm qua, công tác
này đạt nhiều thành tựu nhưng so với yêu cầu còn khoảng cách khá xa. Đặc biệt,
5 năm tới được coi là thời kỳ phát triển đột phá của các KCN, KKT thành phố với
dự kiến nguồn vốn thu hút khoảng 12 tỷ USD (10 tỷ USD vốn FDI, 2 tỷ USD vốn
DDI) với nhiều doanh nghiệp công nghệ cao nhu cầu về nguồn nhân lực rất lớn.
Đây cũng là vấn đề mà mỗi học sinh khi bước vào đời cần cân nhắc, lựa chọn để
có được nghề nghiệp phù hợp với khả năng, đồng thời thành phố có những giải
pháp căn bản, cụ thể, thiết thực, hiệu quả hơn để tạo nguồn nhân lực, đáp ứng
yêu cầu phát triển của các KCN, KKT. 

            (Nguồn:
Khoảng trống nhân lực trong khu công nghiệp/Hồng Thanh//Báo Hải Phòng . – ngày
11/08)

 

47. Phát triển nguồn lợi thủy sản quý hiếm

            Sau
5 năm triển khai thí điếm mô hình khoanh nuôi, bảo vệ và khai thác hợp lý bào
ngư tại đảo Bạch Long Vỹ mang lại kết quả khả quan. Năm 2014, huyện tiếp tục
cho nhân dân thuê mặt nước biển ven đảo trong quy hoạch để nuôi bào ngư, kết
hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, triển khai dự án Xây dựng mô hình trình diễn
công nghệ và sản xuất cung cấp giống bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor).

Khoanh vùng nuôi bào ngư:

            Theo
Phó chủ tịch UBND huyện Bạch Long Vỹ Đào Trọng Tuệ, thực hiện chủ trương của
Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Bạch Long Vỹ triển khai cho 61 hộ dân thuê
mặt nước ven biển để nuôi trồng, bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Trại giống bào ngư hoạt động nhằm cung cấp
nguồn con giống ổn định cho nuôi trồng và tái tạo nguồn lợi bào ngư tại đảo kết
hợp triển khai cho nhân dân thử nghiệm ương nuôi bào ngư giống.

            Đây
là kết quả nhân rộng từ thành công của mô hình thí điểm khoanh nuôi, bảo vệ và
khai thác hợp lý bào ngư triển khai tại Bạch Long Vỹ 5 năm qua. Theo Phòng Kinh
tế- Kế hoạch huyện Bạch Long Vỹ, hơn 40 hộ tham gia mô hình được giao khoanh
nuôi bào ngư quanh đảo Bạch Long Vỹ có thu nhập mỗi năm hàng chục triệu
đồng/hộ. Mô hình không chỉ đem lại thu nhập kinh tế cao, tạo việc làm cho hàng
trăm lao động trên đảo, mà còn góp phần bảo vệ, tái tạo và phát triển bào ngư
Bạch Long Vỹ.

            Bào
ngư Bạch Long Vỹ nổi tiếng từ lâu, được coi là sản vật của huyện đảo. nhất là
loài bào ngư chín lỗ (cửu khổng), có giá trị kinh tế cao, nguồn thực phẩm bổ
dưỡng và là vị thuốc tự nhiên quý với nhiều công dụng. Qua nhiều năm khai thác
kiểu tận thu, cùng sự hạn chế trong quản lý, nguồn lợi bào ngư chín lỗ ven đảo
Bạch Long Vỹ giảm sút nhanh.

            Trước
thực trạng đó, chính quyền và nhân dân huyện đảo tiến hành các giải pháp quản
lý và phát triển nuôi bào ngư, như: “mô hình quản lý 6m nước”, “thiết lập vành
đai bảo vệ”, “quản lý tài nguyên dựa vào cộng động”, “đề xuất thiết lập khu bảo
tồn biển”... nhằm bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, trong đó có bào ngư.
Qua gần 5 năm triển khai, hàng chục hộ dân trên đảo thuê mặt nước ven biển với
diện tích 84 ha để bảo vệ, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, đạt hiệu quả cao.
Đó là cơ sở để UBND huyện tiếp tục mở rộng việc cho nhân dân thuê mặt nước để
bảo vệ, nuôi trồng và khai thác thủy sản, đặc biệt là bào ngư. Huyện chú trọng
ứng dụng công nghệ để bô sung con giống từ sinh sản nhân tạo, cải thiện tốc độ
bào ngư tự nhiên phục hồi.

Mở rộng diện tích, ứng dụng công nghệ:

            Căn
cứ vào Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 được thành phố phê duyệt diện tích đất
có mặt nước ven biển của huyện là 298,71 ha, trong đó gần 250 ha sử dụng để
nuôi trồng bảo vệ và khai thác thủy sản và vùng bảo tồn sinh vật tự nhiên (vị
trí ở phía Bắc của đảo).

            Xuất
phát từ thực tế, nhu cầu của địa phương, các lợi ích kinh tế và môi trường, dự
án Hoàn thiện quy trình công nghệ và xây dựng mô hình trình diễn, sản xuất cung
cấp giống bào ngư tại Bạch Long Vỹ được Tổng đội Thanh niên Xung phong triển
khai tại đảo. Theo đó, xây dựng hoàn thiện tại sản xuất giống bào ngư tại Bạch
Long Vỹ có diện tích 5.000m2, có đủ trang thiết bị cấp phát điện, cấp thoát xử
lý nước, hệ thống khí, khoảng 180m3 bể xi măng, ao nuôi...

            Đây
là trang trại chuyên sản xuất giống bào ngư đầu tiên được Bộ Nông nghiệp - Phát
triển nông thôn và thành phố Hải Phòng đầu tư xây dựng ở Việt Nam. Đồng thời,
xây dựng hoàn thiện Quy trình công nghệ nuôi vỗ, thuần hóa tạo được đàn bào ngư
bố mẹ, đạt tỷ lệ sống hơn 30%; chiều dài vỏ hơn 5 cm; trọng lượng hơn 50g/cá
thể. Hiện tạỉ, dự án duy trì được đàn bào ngư bổ mẹ với tổng số 75kg, tương
đương khoảng 1.050 cá thể. Đây là cơ sở giúp mô hình sản xuất giống và nuôi
thương phẩm loài bào ngư chín lỗ tại Bạch Long Vỹ triển khai hiệu quả.

            Với
nỗ lực trên, địa phương hoàn thiện được quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo
bào ngư chín lỗ, tỷ lệ sống ổn định hơn 5%, mỗi năm có thể sản xuất và cung cấp
hơn 100.000 con giống đạt kích thước vỏ hơn 4mm cung cấp người dân thả nuôi
sinh thái tại Bạch Long Vỹ và nuôi lồng ở các vùng lân cận. Hiện, dự án sản
xuất được 240.000 con giống bào ngư chín lỗ khỏe mạnh, sạch bệnh, kích thước
đạt từ 2-4,5 cm và 80.000 con đạt kích thước hơn 3cm.

            Quá
trình thực hiện nuôi bào ngư chín lỗ đem lại hiệu quả, giúp quản lý, bảo tồn,
khai thác hợp lý và phát triển thủy sản bền vững ở Bạch Long Vỹ.

            (Nguồn:
Phát triển nguồn lợi thủy sản quý hiếm/ Phạm Lượng//Báo Hải Phòng. - ngày
08/08)

 

48. Thủy Nguyên nhộn nhịp mùa na

            Đang
vào chính vụ na. Trên các đường phố, khu chợ đâu đâu cũng thấy những gánh na
nặng trĩu và thoảng mùi hương ngọt mát. Nhiều người mua na rất kén chọn chỉ
thích na Thủy Nguyên, nhất là na bở. Bởi lẽ na Thủy Nguyên thơm, ngon hơn nhiều
giống na khác. Tuy nhiên na Thủy Nguyên chưa có thương hiệu được công nhận. Đây
là thiệt thòi của người trồng na.

“Vựa na” thơm ngon:

            Được
thiên nhiên ưu đãi với nhiều đồi núi, Thủy Nguyên là vùng đất chuyên trồng na
và được coi là” vựa na “ của thành phố. Vào mùa na, về Thủy Nguyên, nhiều người
sẽ choáng ngợp trong bạt ngàn vườn na rộng hàng trăm mét, quả to, quả nhỏ đang
đua nhau khoe mắt. Không huyện nào trên đại bang thành phố trồng nhiều na và
chất lượng na ngon như na Thủy Nguyên. So với na Chí Linh, na Thủy Nguyên ngon
hơn, mát hơn có đặc trưng mắt to, cùi dầy, ít hạt, có những quả nặng tới
0,5kg 

            Đang
vào chính vụ, các nhà vườn trồng na ở huyện Thủy Nguyên tất bật thu hoạch.
Người trồng na nhiều nhất của xã Minh Tân là hộ bà Vũ Thị Viên, ở thôn Ao La.
Hằng ngày, bà chèo thuyền qua đầm để vào núi Hang Ốc thu hoạch na. Vườn na của
bà rộng đến 1 mẫu. Ai cũng có thể thỏa thích thưởng thức những quả na chín ngọt
ngay tại gốc cây rồi mới tiến hành thu hái na. Bà Viên cho biết: na chín rộ vào
các tháng 7,8,9 nên gia đình bà phải huy động nhiều người tập trung thu hoạch na.
Nhờ chăm bón tốt, vườn na của gia đình bà Viên năm nào cũng sai quả. Gia đình
bà thu hoạch đến hơn 300 triệu đồng/năm từ na. Gia đình anh Nguyễn Đình Luật, ở
thôn 2, xã Liên Khê có 7 sào vườn chuyên trồng na. Cả 5 người nhà anh ngày nào
cũng ở ngoài vườn na để hái quả. Thương lái về tận vườn thu mua. Đầu mùa, những
quả na to đẹp nhất vườn nhà anh được bán với giá 100 nghìn đồng/kg. Khéo léo
cắt những quả na xếp vào rổ, anh Luật phấn khởi nói: nhà anh trong na được 10
năm nay. Vào đợt thu hoạch tập trung, gia đình bán ra thị trường từ 70-90 kg
sản phẩm, giá bán từ 35 nghìn đồng đến 60 nghìn đồng/kg, thu gần 6 triệu
đồng/ngày. Đấy là chưa kể thu nhập từ na trái vụ bán  dịp Tết Nguyên đán. Tính ra, trung bình mỗi
năm, gia đình anh thu nhập hơn 200  triệu
đồng từ na. Chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Khê Trương Xuân Nghĩa cho biết: thấy
rõ hiệu quả kinh tế của cây na, từ nhiều năm trước, các hộ ở đây đã chuyển đổi
từ các vườn trồng bạch đàn, xoan... kém hiệu quả sang trồng na. Hiện xã Liên
Khê có hơn 40 ha trồng na. Na chín ngọt, lòng người cũng mát rượi vui sướng vì
có thêm nguồn thu nhập tương đối khá. Nhiều gia đình giàu lên trông thấy, đời
sống làng quê từng bước khá giả.

Chưa có thương hiệu:

            Hiện
nay trên thị trường thành phố có nhiều người bán na của Chí Linh (tỉnh Hải
Dương) nên khách mua khó nhận biết đâu là na Thủy Nguyên. Ngon là vậy, nhưng
hiện nay na Thủy Nguyên chưa được bán nhiều ra các tỉnh ngoài nên người dân nơi
khác ít biết đến. Thường họ biết đến thương hiệu na Chí Linh nhiều hơn.

            Chủ
tịch Hội Nông dân xã Lại Xuân Đỗ Văn Lâu cho biết: bà con nông dân không chủ
động được đầu ra của sản phẩm, khi đến vụ thu hoạch, các thương lái ở mọi nơi
đổ về thu mua và ép giá. Một số ít hộ dân tiếc công trồng na nên vận chuyển ra
nội thành đế bán. Vấn đề xây dựng thương hiệu na Thủy Nguyên cần quan tâm và
thực hiện để tăng sức cạnh tranh và giá trị của quả na Thủy Nguyên trên thị
trường trong và ngoài thành phố. Cũng từ việc xây dựng thương hiệu, người trồng
na sẽ đẩy mạnh đưa khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cây na để cho quả to, đẹp,
ngon hơn. Đồng thời, các hộ có điều kiện phát triển mở rộng vườn na thành những
vùng trồng na với quy mô tập trung. Ngoài ra, bà con có thêm thu nhập từ trồng
na trái vụ. Vào trái vụ, dù lượng quả không nhiều bằng chính vụ nhưng giá bán
na cao gấp 3-5 lần so với chính vụ.

            Để
quả na Thủy Nguyên thực sự có tiếng trên thí trường khu vực, rất cần sự quan
tâm hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật của các cấp chính quyền và các ngành nông,
công nghiệp, khoa học kỹ thuật... Đồng thời các cơ quan chức năng thành phố hỗ
trợ bà con nông dân Thủy Nguyên từng bước xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý
để trái na Thủy Nguyên có thể xuất khẩu như các loại trái cây thanh long, vải
thiều... Để một ngày nào đó, na Thủy Nguyên sẽ có mặt tại các siêu thị lớn trong
nước cũng như nước ngoài Đó là ước mong của hàng trăm người trồng na vùng đồi
núi Thủy Nguyên.

            (Nguồn:
Thủy Nguyên nhộn nhịp mùa na/Bùi Hương//Báo Hải Phòng. - ngày 15/08)

 

49. Tỷ phú làm giàu từ
quai đê lấn biển

            Về
phường Tràng Cát (Hải An, Hải Phòng) ai cũng biết Bùi Minh Dũng làm giàu từ
quai đê lấn biển. Thu nhập tiền tỷ, làm chủ hàng chục ha đầm, Bùi Minh Dũng
được không ít người dân nơi đây ngưỡng mộ.

            Khởi
nghiệp bằng nghề dạy học, anh Dũng là niềm tự hào của gia đình. Tuy nhiên, bố
anh mất sớm, mẹ lại đau yếu luôn, là con lớn trong gia đình nghèo khó đông anh
em, anh đành từ bỏ nghề dạy học để tập trung làm kinh tế nuôi các em.

Gian nan quai đê đắp đập:

            Lúc
đầu, anh Dũng theo nghề đi biển đánh bắt ven bờ. Nghề này cho thu nhập không
cao nhưng khá hơn so với đồng lương giáo viên. Gắn bó với sông nước một thời
gian, anh nhận thấy quê hương được thiên nhiên ưu đãi, mỗi năm ban tặng một
diện tích đất bồi khá lớn. Hơn thế, nguồn nước lợ cửa biển rất phù hợp cho việc
nuôi tôm sú và cua biển. Tiềm năng, thế mạnh của quê hương đã khiến anh Dũng
nung nấu ước mơ làm giàu.

            Đầu
những năm 2000, nhà nước có chủ trương hỗ trợ xây dựng các tuyến đê quai lấn
biển, chuyển đổi đánh bắt gần bờ sang nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng rừng
phòng hộ. Anh Dũng đã mạnh dạn đứng lên vận động anh em họ hàng tập trung công
sức và tiền của vào đắp đập, trồng cây chắn sóng và nuôi tôm, cua theo phương
thức quảng canh cải tiến.

            “Thời
gian đầu, việc đắp đập rất gian nan, cứ đắp lên lại bị sóng đánh trôi. Hôm nay
nhìn thấy nhấp nhô con đập, vài ngày sau lại trắng băng. 6 anh em cùng ra đắp
đập thì có đến 5 người từ bỏ. Lúc đó, tôi cũng dao động lắm”- anh Dũng nhớ lại.

            Được
chính quyền địa phương và Hội ND tạo điều kiện hỗ trợ, động viên, anh Dũng
quyết tâm đeo đuổi việc chinh phục cửa biển. Từ thất bại của những lần trước,
lần này anh Dũng trồng cây chắn sóng bên trong và bên ngoài trước. Trước khi
cho máy vào đắp đất anh đã trải đá xuống nền, sau đó đắp dần đất, quây đá xung
quanh và lấy bạt che. Sau 5 tháng liên tục đắp, đất đã khô cứng và hoàn thành
cốt thứ nhất, tiếp tục như thế, 5 tháng sau lại hoàn thành cốt thứ hai. Cần mẫn
bồi đắp từng tí một, ròng rã suốt 4 năm trời, anh hoàn thành việc đắp đập và
cây rừng chắn sóng lên xanh tốt.

 

Nuôi thủy sản sạch:

            Đắp
đập, trồng rừng xong, anh Dũng bắt tay vào nuôi thả tôm, cua quảng canh cải
tiến để tiết kiệm chi phí ban đầu và tạo ra sản phẩm sạch hoàn toàn tự nhiên.
Sẵn có kinh nghiệm, anh mua giống tôm, cua về tự ươm tại đầm. Anh chia sẻ:
“Những con giống mua về lúc đầu chỉ nhỏ li ti như những hoa táo, 15 ngày đầu
cho tôm, cua ăn thức ăn công nghiệp, khi chúng bằng que diêm, tự xòe đuôi được
thì cho ra ngoài tự đi kiếm ăn. Khi tôm lớn bằng ngón tay thì giữ mực nước, duy
trì độ mặn từ 14-15%o là phù hợp. Khi tôm, cua lớn dày đặc hơn sẽ bổ sung thêm
nguồn thức ăn từ bên ngoài…”.

            Mỗi
tháng anh Dũng thả gối một lứa tôm, cua giống, sau 6 tháng là có thể thu hoạch.
Đến nay, anh Dũng đã có 42ha nuôi trồng thủy hải sản và 20ha rừng phòng hộ, với
năng suất đạt 5 tấn (tôm sú, cua biển, cá thiên nhiên)/ha/năm. Anh Dũng được
chính quyền giao phụ trách lĩnh vực phát triển thủy hải sản của địa phương,
tham gia dạy nghề giúp đỡ các hộ nghèo về kiến thức, kinh nghiệm về nuôi tôm,
cua biển…

            (Nguồn:
Tỷ phú làm giàu từ quai đê lấn biển/Thu Thủy//Báo Nông thôn ngày nay. - ngày
18/08)

 

50. Hải Phòng: Dấu ấn từ
chương trình đưa hàng Việt về nông thôn

            Thời
gian qua, Sở Công thương Hải Phòng đã tổ chức được 6 phiên chợ đưa hàng Việt về
nông thôn tại các huyện: Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Cát Hải... với sự tham gia của
gần 100 doanh nghiệp Việt. Việc chọn lựa các DN, đơn vị có kinh nghiệm tổ chức
các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn là tiêu chí hàng đầu của Sở Công
Thương Hải Phòng. DN tham gia vào Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn có cơ
hội quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ; tăng thị phần, phát triển thị
trường nội địa, góp phần chống suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, khuyến
khích người dân ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

            (Nguồn:
Hải Phòng: Dấu ấn từ chương trình đưa hàng Việt về nông thôn/Sông Chanh// Báo
Công Thương. – ngày  24/08)

 

V - Văn hóa; Nghệ
thuật:

51. TCty Xây dựng Bạch Đằng liên
hoan văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ TCty lần thứ XXX

            Tối
ngày 2/8, tại Hải Phòng, TCty Xây dựng Bạch Đằng - CTCP đã khai mạc Liên hoan
văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ TCty lần thứ XXX (nhiệm kỳ 2015-2020), Đại
hội Đảng thành phố Hải Phòng lần thứ XV và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

            Tham
dự khai mạc có ông Lê Vũ Thành - Ủy viên BTV TU, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Thành ủy Hải Phòng; ông Nguyễn Hữu Doãn - Ủy viên BTV TU, Trưởng ban Tuyên giáo
Thành ủy Hải Phòng; ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng;
ông Đào Việt Dũng - Chủ tịch HĐTV TCty; ông Lê Trung Kiên - Tổng Giám đốc TCty;
ông Tô Văn Huệ - Chủ tịch Công đoàn TCty…

            Liên
hoan văn nghệ TCty Xây dựng Bạch Đằng với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc đến
từ cơ quan TCty và các đơn vị thành viên. Chủ đề của liên hoan là ca ngợi tình
yêu quê hương đất nước, Đảng, Bác Hồ cũng như ca ngợi người công nhân xây
dựng... Đây là những tiết mục được lựa chọn kỹ lưỡng từ phong trào văn nghệ
quần chúng các Cty thành viên TCty Xây dựng Bạch Đằng từ đầu năm 2015.

            Liên
hoan văn nghệ lần này là một trong những hoạt động thu hút đông đảo cán bộ,
công nhân viên chức, người lao động, do đó đã tạo mối quan hệ giao lưu, đoàn
kết, gắn bó giữa các đơn vị thành viên, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn
hóa, tinh thần cũng như tạo động lực thúc đẩy phát triển lao động, sản xuất
trong toàn TCty.

            Nhằm
lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ TCty lần thứ XXX (nhiệm kỳ 2015-2020),
Đại hội Đảng thành phố Hải Phòng lần thứ XV và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XII, ngoài khai mạc Liên hoan văn nghệ, TCty Xây dựng Bạch Đằng cũng tổ chức
nhiều hoạt động thể dục thể thao dành cho cán bộ, công nhân viên, người lao
động trong TCty.

            (Nguồn: TCty Xây dựng Bạch Đằng liên hoan
văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ TCty lần thứ XXX/Đại Vũ// Báo Xây dựng. –
ngày 03/08)

 

52. Chợ xưa Hải
Phòng

            Hải
Phòng từ xưa đã có nhiều chợ lớn - những ngôi chợ cổ hàng trăm năm tuổi, là
trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa của cả một vùng. Không những thế, những
ngôi chợ cổ còn mang đầy giá trị lịch sử và văn hóa cùng với kí ức của bao thế
hệ người Hải Phòng...

Dấu tích xưa:

            Theo
nhà sử học Ngô Đăng Lợi, nguyên Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng, hiện
nay ngôi chợ cổ duy nhất còn lại ở Hải Phòng là chợ Đại Hợp, huyện Kiến Thụy.
Chợ Đại Hợp đã trở thành một nét độc đáo của kiến trúc thành phố Cảng bởi chợ
cổ như vậy hầu như không còn ở nước ta. Chợ hình thành vào thời gian nào thì
không ai rõ, ngay đến các vị cao niên trong vùng cũng chỉ biết rằng khi họ sinh
ra thì chợ đã có từ rất lâu rồi.

            Chợ
Đại Hợp xưa gọi là chợ Bát Xã (tức chợ của tám xã quanh vùng), họp hằng ngày
chứ không theo phiên, mà ngày nào cũng đông vui tấp nập. Giống như nhiều chợ cổ
Việt Nam thường nằm trên các trục giao thông thủy, bộ, chợ Đại Hợp từ xưa đã thuận
lợi cho giao thương vì nằm bên trục đường lớn, lại gần cửa sông Văn Úc. Người
trong vùng đến bây giờ vẫn còn nhắc mãi về thời chợ còn hưng thịnh, khi mà
người mua kẻ bán từ Tiên Lãng, Vĩnh Bảo sang; từ An Hải, Đồ Sơn đổ về. Ngày ấy,
vào những phiên giáp Tết, chợ đông như hội, chen kín những con đường quanh khu
vực.

            Chợ
Đại Hợp ngày đó không chỉ nức tiếng vì mặt hàng phong phú đủ loại, hải sản tươi
ngon tràn ngập mà còn hấp dẫn nhiều người bởi nhiều món ăn đặc sản đậm đà hương
vị của vùng quê miền duyên hải. Đó là món bánh cuốn tôm he với bánh cuốn tráng
mỏng, tôm bóc nõn làm nhân; cá thu, cá đé xiên nướng; món bún làm từ gạo tám
ngon, ngâm lên men rồi lọc lấy tinh bột… Đó đều là những món ăn cầu kỳ, tinh tế
được làm ra từ bàn tay khéo léo đảm đang của người phụ nữ vùng quê.Theo các
chuyên gia sử học và kiến trúc, Đại Hợp là ngôi chợ có kiến trúc rất đẹp, điển
hình của chợ quê Bắc bộ. Cũng như tất cả những ngôi chợ truyền thống Việt Nam,
kiến trúc chợ Đại Hợp hết sức giản dị, thoáng, mở - một đặc điểm gắn liền với
khí hậu nước ta. Trước đây chợ gồm 4 dãy cầu chợ chạy song song dài hàng trăm
mét và một quán chợ (đó là “Đại Lộc công quán” nổi tiếng một thời, nơi tiếp đãi
những người khách đến thăm, chơi chợ). Những cầu chợ chỉ gồm những hàng cột đơn
sơ đỡ lấy mái chợ - xưa lợp bằng rạ hay phên nứa, sau thay bằng ngói. Đầu hồi
mỗi dãy cầu chợ, người xưa đều làm bức vách ngăn để cho những người ăn mày có
chỗ trú qua đêm, tránh mưa gió. Chi tiết rất nhỏ này đã cho thấy tính nhân văn
sâu sắc của người xưa trong kiến trúc giản dị của chợ cổ.

            Nhịp
sống hiện đại khiến người ta có xu hướng làm những món chế biến nhanh, ăn
nhanh. Bánh cuốn tráng bằng máy, bún thì làm “xổi” chứ không ngâm chờ lên men
như xưa. Hải sản thì không còn những thức “tinh hoa”, chợ Đại Hợp giờ không còn
bán những con mực to bằng bàn tay hay những con tôm he to bằng ngón chân cái
như xưa nữa. Chợ còn bị nhà cửa, đường giao thông thu hẹp diện tích. Thời gian
đã khiến chợ Đại Hợp xuống cấp nghiêm trọng. Nền chợ thụt xuống thấp hơn mặt
đường đến nửa mét, mưa xuống thì lầy lội, mái chợ dột tứ tung. Những dầm, cột,
rui, mè… bị mối mọt dường như có thể sập xuống bất cứ lúc nào.Chợ xưa kia không
chỉ là trung tâm buôn bán của cả vùng mà còn là nơi gặp gỡ, thông tin, giao lưu
văn hóa của người dân. Chính vì thế chợ Đại Hợp còn là nơi tụ hội của nhiều
gánh hát xẩm, hát ca trù ở Đại Lộc công quán. Rồi người Kim Sơn, Kỳ Sơn, Tú Đôi
quanh vùng đến hát đúm cũng rất đông. Tất cả tạo nên một nét sinh hoạt văn hóa
đẹp và lành mạnh trong đời sống người dân.

            Hiện
chợ Đại Hợp với tuổi đời hàng trăm năm đang được phá dỡ để chuẩn bị xây dựng
một trung tâm thương mại và một ngôi chợ mới hiện đại trên nền chợ cũ. Tuy
nhiên vẫn còn một dãy cầu chợ cũ, vì thế nhiều người rất mong có thể giữ gìn
một góc chợ cổ, gọi là dấu tích xưa...

Còn chút gì để nhớ…:

            Chợ
Giá (xã Kênh Giang, Thủy Nguyên) nằm bên con sông Giá nên thơ trước đây là
trung tâm buôn bán lớn nhất của huyện Thủy Nguyên và các vùng lân cận. Các nhà
khoa học cho biết chợ hình thành từ cuối triều Lý. Cách đây gần 20 năm, khi
huyện có nhu cầu xây chợ mới, các nhà khoa học đã vận động địa phương giữ lại
một góc kiến trúc chợ cổ. Góc chợ cổ tồn tại thêm được một thời gian nhưng về
sau cũng không giữ được. Có lẽ bởi môi trường thương mại đã thay đổi theo hướng
hiện đại, kéo theo là sự thay đổi thói quen mua sắm của người dân.

            Hiện
nay, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những chợ cổ khác dần nảy
sinh nhiều bất cập về cơ sở hạ tầng, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.
Việc quy hoạch, xây dựng lại chợ trở nên cần thiết. Vì thế, nhiều ngôi chợ xưa
như chợ Đầm, chợ Đôi (Tiên Lãng), chợ Hỗ (An Dương), chợ Mõ (Kiến Thụy), chợ
Nam Am (Vĩnh Bảo)… đều được xây mới khang trang. Vẫn biết, để có thể hài hòa
giữa nhu cầu phát triển và bảo tồn là một bài toán khó. Nhưng nhiều người vẫn
mong muốn lưu giữ vốn cổ từ những ngôi chợ...

            Những
nhà khoa học và những người nặng lòng với giá trị cổ vẫn mong muốn vừa nâng cấp
chợ cũ mà vẫn giữ được khung kiến trúc cổ, để lại một góc để làm điểm du lịch
văn hóa, bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc xưa.

            Hải
Phòng vẫn còn lưu giữ được một phiên chợ cổ với tục lệ đẹp, đó là chợ Giải ở xã
Tiên Thanh, Tiên Lãng. Từ xa xưa đến nay, mỗi năm chợ chỉ họp một phiên vào
ngày mùng 2 Tết, ngày mở chợ cũng là ngày hội làng. Đó là phiên chợ “buôn may
bán rủi” tương tự như chợ Viềng của tỉnh Nam Định. Người ta mang sản vật của
nhà ra chợ bán lấy may chứ không tính toán, cầu lợi, tuyệt đối không bán đắt,
lợi dụng người mua. Trong quá khứ, có thời gian tục lệ đẹp này bị mất đi thì
nay đã khôi phục được và địa phương đang có nhiều nỗ lực giữ gìn.

            (Nguồn: Chợ xưa Hải Phòng/Hân Minh//Báo An ninh Hải
Phòng. - ngày 01/08)

 

53. Giao lưu giữa
học sinh Nhật Bản và trường THCS Tô Hiệu

            Chiều
4- 8, gần 80 học sinh trung học Nhật Bản và học sinh trường THCS Tô Hiệu (quận
Lê Chân) giao lưu văn hóa, thắm đượm tình hữu nghị, đoàn kết, góp phần tăng
cường sự gắn bó giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam. Tới dự có các đồng chí lãnh
đạo Sở GDĐT, Ngoại vụ, quận Lê Chân, Công ty Yazaki Hải Phòng, Trung tâm Nhật ngữ
Hanami…

            Hiệu
trưởng Nguyễn Thị Thu Hương cho biết, trường THCS Tô Hiệu là trường học đầu
tiên của thành phố đưa tiếng Nhật vào giảng dạy ở các lớp trọng điểm, tiến tới
phát triển là môn ngoại ngữ thứ hai song song với môn tiếng Anh. Cuộc giao lưu
với gần 80 em học sinh trung học Nhật Bản lần này thực sự bổ ích, thú vị, giúp
cho các em học sinh hai bên tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, đặc biệt là  về văn hóa và con người Nhật Bản, Việt Nam.

            Cuộc
giao lưu diễn ra trong không khí thân tình, đoàn kết với rất nhiều tiết mục văn
hóa, văn nghệ đặc sắc như múa trống cơm, hát đồng ca, nhảy Yosakoi, dân vũ
Doremon…; biểu diễn thời trang… Các em cùng nhau chơi nhiều trò chơi như múa
rối chọi trâu, chiếc ghế di động, gọi số đoàn kết; truyền bóng bằng thìa, nhảy
sạp…

            Cuộc
giao lưu giúp các em học sinh Nhật Bản có những trải nghiệm thú vị, để lại ấn
tượng tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam, đồng thời thúc đẩy phong trào
học tiếng Nhật trong các trường học tại Hải Phòng.

            (Nguồn: Giao lưu giữa học sinh Nhật Bản và trường THCS
Tô Hiệu/H. Thanh//Báo Hải Phòng. – ngày 06/08)

 

54. Hải Phòng lấy
tên thiếu tướng Hoàng Thế Thiện đặt cho phố mới

            HĐND
TP. Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND về việc đặt tên 6
đường, 19 phố trên địa bàn các quận: Lê Chân, Hải An, và các huyện: Tiên Lãng,
An Lão.

            Trong
số 5 phố và 1 đường mới thuộc quận Hải An, có phố mang tên Hoàng Thế Thiện, một
người con ưu tú của đất cảng Hải Phòng.

            Phố
Hoàng Thế Thiện thuộc phường Đông Hải 1, có chiều dài 700m, chiều rộng 7m, vỉa
hè mỗi bên rộng 3m. Điểm đầu từ đường Lê Hồng Phong (cạnh Cục Hải Quan Hải
Phòng). Điểm cuối tiếp giáp với phố Vĩnh Lưu.

            Hoàng
Thế Thiện (1922 – 1995), sinh ra tại thành phố Hải Phòng trong một gia đình dân
nghèo thành thị yêu nước. Từ khi còn là học sinh Trường Bonnal (nay là Trường
THPT Ngô Quyền), Hoàng Thế Thiện đã tham gia nhiều hoạt động yêu nước của học
sinh, sinh viên.

            Năm
1940, ông tham gia hoạt động trong phong trào truyền bá quốc ngữ và được cử làm
Ủy viên Ban Trị sự Hội Truyền bá quốc ngữ thành phố Hải Phòng.

            Năm
1942, ông tham gia Đoàn thanh niên cứu quốc và được giao nhiệm vụ xây dựng Đoàn
thanh niên cứu quốc của Việt Minh thành phố Hải Phòng, đồng thời phụ trách một
cơ sở bí mật học sinh, sinh viên thành phố…

            Trong
quá trình công tác, ông đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng
phóng dân tộc, xây dựng đất nước và giữ nhiều trọng trách quan trọng như: Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban B.68 Trung ương Đảng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa II, Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn, Chính ủy
đầu tiên Quân đoàn 4, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, là Chủ tịch
danh dự đầu tiên của làng trẻ SOS Việt Nam…

            Với
những cống hiến to lớn, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh
hiệu cao quý như: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân
chương Quân công (nhất, nhì, ba)… Ông được nêu trong cuốn sách “Nhân vật lịch
sử” thành phố Hải Phòng (tập II).

            Đại
tướng Võ Nguyên Giáp từng nhận xét về Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện: “Đồng chí
Hoàng Thế Thiện là một cán bộ cao cấp của Đảng, một vị tướng của quân đội. Đồng
chí đã từng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng. Suốt đời chiến đấu vì sự nghiệp
của Đảng, của dân tộc. Đồng chí có ưu điểm nổi bật là dù ở cương vị nào cũng là
tấm gương đoàn kết và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đồng chí, đồng đội tin
yêu”.

            Việc
đặt tên phố Hoàng Thế Thiện là một sự kiện rất ý nghĩa trong dịp kỷ niệm 20 năm
ngày mất của ông.

            (Nguồn: Hải Phòng lấy tên thiếu tướng Hoàng Thế Thiện
đặt cho phố mới/Bình Minh// Infonet. - ngày 07/08)

 

55. Phát huy những
giá trị văn hóa cộng đồng

            Huy
động sức mạnh lòng dân vào khôi phục các lễ hội truyền thống, trùng tu, tôn tạo
các di tích lịch sử, văn hóa là một trong những thành công của huyện Kiến Thụy
trong thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8) về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Với cách làm sáng tạo, những lễ hội độc
đáo ở huyện Kiến Thụy góp phần phát huy những giá trị văn hóa trong cộng đồng.

Chung sức giữ gìn di
sản
:

            Ngôi
đình Đại Trà được tu bổ, tôn tạo, nâng cấp từ chính sự chung tay của những
người dân xã Đông Phương. Ngôi đình gồm 3 gian gỗ lim, trên lợp ngói mũi, chung
quanh xây bằng đá xanh kiên cố. Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, năm
1946, dân làng Đại Trà tháo dỡ đình và chùa làng. Năm 1950, hội đồng kỳ lão
trong làng vận động dân làng, những người con xa quê đóng góp xây dựng ngôi
đình mới gồm 3 gian vọng cung trên nền đình cũ. Nhiều đồ thờ, sắc phong qúy lưu
giữ trong dân được đưa về đình mới tế lễ. Cùng trong thời gian này, dân làng
tôn tạo, phục dựng chùa Đại Linh xây dựng từ thế kỷ thứ 13 trên nền đất cũ. Từ
năm 2003 đến nay, nhân dân Đại Trà cùng những người con xa quê  đóng góp gần 500 triệu đồng tu bổ, nâng cấp
quy mô lớn chùa Đại Linh và đình Đại Trà.

            Cách
làm của làng Đại Trà cũng được thực hiện tại nhiều xã ở huyện Kiến Thụy. Trong
15 năm gần đây, huyện huy động xã hội hóa hơn 120 tỷ đồng để khôi phục, giữ gìn
các di tích lịch sử. Nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp thành phố được
trùng tu, tôn tạo với nguồn kinh phí lớn do người dân địa phương, người con xa
quê hương đóng góp. Điển hình là khu di tích Từ đường họ Mạc, khu tưởng niệm
các vua nhà Mạc ở xã Ngũ Đoan; đền Mõ (xã Ngũ Phúc); chùa Trà Phương (xã Thụy
Hương); đình Kim Sơn (xã Tân Trào); đền, chùa Hòa Liễu (xã Thuận Thiên)... Toàn
huyện hiện có 44 di tích lịch sử, trong đó, 11 di tích xếp hạng cấp quốc gia,
33 di tích xếp hạng cấp thành phố đang được giữ gìn, tôn tạo.

            Bên
cạnh việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, các xã trên địa bàn
huyện đặc biệt quan tâm khôi phục các lễ hội truyền thống. Từ năm 2007 đến
2009, nhiều lễ hội làng được khôi phục, tiêu biểu như : lễ hội vật cầu ở làng
Kim Sơn; lễ hội chạy đá, hát dúm, rước lợn Ông Bồ ờ làng Kỳ Sơn; lễ hội rước cá
Sủ ỏ làng Ngọc Tỉnh; lễ hội Minh Thề ở làng Hòa Liễu; lễ hội đua thuyền ở Nam
Hải, Quần Mục; vật cầu quân ở đền Mõ (Ngũ Phúc); lễ hội đua thuyền rồng ở Đoàn
Xá; lễ hội khai bút đầu xuân; lễ Tiến Vua ở khu tưởng niệm 1 các vua nhà Mạc...

            (Nguồn: Phát huy những giá trị văn hóa cộng đồng/Quốc
Minh// Báo Hải Phòng. - ngày 07/08)

 

56.  Phát huy những giá trị văn hóa cộng đồng

            Huy
động sức mạnh lòng dân vào khôi phục các lễ hội truyền thống, trùng tu, tôn tạo
các di tích lịch sử, văn hóa là một trong những thành công của huyện Kiến Thụy
trong thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8) về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Với cách làm sáng tạo, những lễ hội độc
đáo ở huyện Kiến Thụy góp phần phát huy những giá trị văn hóa trong cộng đồng.

Chung sức giữ gìn di
sản:

            Ngôi
đình Đại Trà được tu bổ, tôn tạo, nâng cấp từ chính sự chung tay của những
người dân xã Đông Phương. Ngôi đình gồm 3 gian gỗ lim, trên lợp ngói mũi, chung
quanh xây bằng đá xanh kiên cố. Thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, năm
1946, dân làng Đại Trà tháo dỡ đình và chùa làng. Năm 1950, hội đồng kỳ lão
trong làng vận động dân làng, những người con xa quê đóng góp xây dựng ngôi
đình mới gồm 3 gian vọng cung trên nền đình cũ. Nhiều đồ thờ, sắc phong qúy lưu
giữ trong dân được đưa về đình mới tế lễ. Cùng trong thời gian này, dân làng
tôn tạo, phục dựng chùa Đại Linh xây dựng từ thế kỷ thứ 13 trên nền đất cũ. Từ
năm 2003 đến nay, nhân dân Đại Trà cùng những người con xa quê  đóng góp gần 500 triệu đồng tu bổ, nâng cấp
quy mô lớn chùa Đại Linh và đình Đại Trà.

            Cách
làm của làng Đại Trà cũng được thực hiện tại nhiều xã ở huyện Kiến Thụy. Trong
15 năm gần đây, huyện huy động xã hội hóa hơn 120 tỷ đồng để khôi phục, giữ gìn
các di tích lịch sử. Nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp thành phố được
trùng tu, tôn tạo với nguồn kinh phí lớn do người dân địa phương, người con xa
quê hương đóng góp. Điển hình là khu di tích Từ đường họ Mạc, khu tưởng niệm
các vua nhà Mạc ở xã Ngũ Đoan; đền Mõ (xã Ngũ Phúc); chùa Trà Phương (xã Thụy
Hương); đình Kim Sơn (xã Tân Trào); đền, chùa Hòa Liễu (xã Thuận Thiên)... Toàn
huyện hiện có 44 di tích lịch sử, trong đó, 11 di tích xếp hạng cấp quốc gia,
33 di tích xếp hạng cấp thành phố đang được giữ gìn, tôn tạo.

            Bên
cạnh việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, các xã trên địa bàn
huyện đặc biệt quan tâm khôi phục các lễ hội truyền thống. Từ năm 2007 đến
2009, nhiều lễ hội làng được khôi phục, tiêu biểu như : lễ hội vật cầu ở làng
Kim Sơn; lễ hội chạy đá, hát dúm, rước lợn Ông Bồ ờ làng Kỳ Sơn; lễ hội rước cá
Sủ ỏ làng Ngọc Tỉnh; lễ hội Minh Thề ở làng Hòa Liễu; lễ hội đua thuyền ở Nam
Hải, Quần Mục; vật cầu quân ở đền Mõ (Ngũ Phúc); lễ hội đua thuyền rồng ở Đoàn
Xá; lễ hội khai bút đầu xuân; lễ Tiến Vua ở khu tưởng niệm 1 các vua nhà Mạc...

Đồng thuận xây dựng
các thiết chế văn hóa
:

           
thư Đảng ủy xã Tân Trào Nguyễn Xuân Thắng cho biết: cả 4 làng văn hóa của xã
đều xây dựng trung tâm văn hoá làng phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá của nhân
dân. Từ năm 1999 đến nay, nhân dân trong xã đóng góp hơn 500 triệu đồng xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong đó, làng văn hoá Đa Ngư và Kỳ Sơn, vận động
nhân dân đóng góp kinh phí, ngày công lao động, xây dựng nhà văn hoá làng, cổng
làng trị giá hơn 300 triệu đồng. Riêng làng vàn hoá Kỳ Sơn có cách huy động
được nhân dân đồng tình cao, đó là ngay từ khi phát động xây dựng làng văn hoá,
ban vận động làng và 23 dòng họ cùng bàn bạc với toàn thể nhân dân xây dựng nhà
vàn hoá ngay trên nền đình làng cũ. Ban vận động làng cùng với những người cao
tuổi họp dự kiến một số mẫu kiến trúc đưa xuống từng cụm thôn xóm để nhân dân
góp ý kiến. Làng họp với hai chi bộ đảng ờ cụm dân cư và 23 dòng họ quyết định
hình thức đóng góp, vận động các gia đình, những người con xa quê hương ứng hộ
kinh phí... Do vậy, chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân đóng góp gần 90 triệu
đồng, nhiều đoàn thể quần chúng, dòng họ góp công, nguyên vật liệu để đẩy nhanh
tiến độ xây dựng. Nhìn chung, việc xây dựng các thiết chế văn hóa tại huyện
Kiến Thụy đều do người dân tự bàn bạc, quyết định. Sau mỗi công trình xây dựng,
ban thanh tra nhân dân trong các làng đều tham gia kiểm tra, công khai các
khoản đóng góp đến từng hộ dân. Trong 10 năm gần đây, các làng văn hóa huy động
hơn 124 tỷ đồng từ nhân dân xây dựng nhà văn hóa, khu trung tâm văn hóa làng xanh
-sạch- đẹp, góp phần thực hiện hiệu quả cao chương trình xây dựng nông thôn
mới,  giữ gìn bản sắc văn hóa truyền
thống.

            (Nguồn: Phát huy những giá trị văn hóa cộng đồng/Quốc
Minh.//Báo Hải Phòng. - ngày 07/08)

 

57. Ấn tượng từ Hội diễn nghệ thuật quần chúng CATP Hải Phòng

            53
đơn vị tham gia với trên 1.000 cán bộ chiến sĩ hóa thân thành diễn viên trong
87 tiết mục ca-múa-nhạc và 9 tiểu phẩm, kịch ngắn, từ những ngày đầu tháng 6,
Hội diễn nghệ thuật quần chúng CATP Hải Phòng đã tạo ra một không khí tranh tài
sôi nổi ngay khi bắt đầu triển khai...

            Khi
đó, từng khối thi đua tổ chức hội diễn ở cấp cơ sở để lựa chọn các tiết mục
xuất sắc dự thi chung kết  toàn CATP. Đến
ngày 10-8 vừa qua, những ai có mặt tại hội trường CATP đều không khỏi ngỡ ngàng
trước tài năng ca múa và diễn xuất của các CBCS trong 20 tiết mục của vòng
chung kết. Hội diễn nghệ thuật quần chúng CATP Hải Phòng là một hoạt động thiết
thực của CAHP hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống CAND Việt Nam và 10
năm ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ…

            Theo
đánh giá của BTC, chung kết hội diễn năm nay quy tụ nhiều tiết mục đặc biệt
xuất sắc, được đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng và cũng là cơ hội phát hiện được rất
nhiều hạt giống, tài năng nghệ thuật còn ẩn mình bấy lâu nay trong lực lượng
Công an Hải Phòng. Trong số những giọng ca đơn gây ấn tượng trong hội diễn,
không thể không nhắc tới tiết mục “Giữa Mạc Tư khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” do
đồng chí Trần Thành Vin - Phó trưởng CAQ Hồng Bàng thể hiện. Với giọng hát lắng
đọng cảm xúc, tiết mục đã đem về giải Nhất cho CAQ Hồng Bàng và giải phụ “lãnh
đạo tham gia hội diễn xuất sắc”. Bên cạnh đó là các tiết mục đơn ca xuất sắc
khác như “Hát về tổ quốc tôi” (CAH Cát Hải); “Sông Đắc Rông mùa xuân về” (Phòng
PA71)…

            Đến
với Hội diễn nghệ thuật quần chúng CATP Hải Phòng, người xem ngỡ ngàng trước
tài năng ca hát và biểu diễn của những CBCS hàng ngày trong sắc phục CAND
nghiêm trang, khô cứng, chiến đấu vì sự nghiệp bảo vệ ANTQ. Và càng ngỡ ngàng
hơn khi được xem chính những người CBCS ấy hóa thân vào các vai diễn trong
những tiết mục tiểu phẩm, kịch ngắn tự biên nói về chính công việc thầm lặng
của mình và đồng đội. Đồng chí Việt Anh, cán bộ Phòng PA81 hào hứng: “Mặc dù
không phải những diễn viên chuyên nghiệp nhưng khi bước lên sân khấu, chúng tôi
đều cố gắng hoàn thành trọn vẹn vai diễn của mình dù phải tập luyện trong nhiều
tháng trời”…

            Tập
trung vào chủ đề “Vì bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc nhân dân”, có thể nói 20
tiết mục xuất sắc tham gia chung kết hội diễn đã đưa khán giả hòa mình vào
không gian nghệ thuật đa dạng, từ ca, múa, nhạc đến diễn kịch, hợp xướng… Không
chỉ mang nội dung ca ngợi truyền thống của Đảng của dân tộc, Bác Hồ kính yêu,
ca ngợi tình yêu với quê hương đất nước và thành phố Hải Phòng, các tiết mục
tham gia còn toát lên tinh thần ca ngợi truyền thống 70 năm xây dựng, chiến
đấu, trưởng thành của lực lượng CAND cũng như tô đậm hình tượng người chiến sĩ
CAND trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên,
hạnh phúc của nhân dân.

            Thành
công của Hội diễn nghệ thuật quần chúng CATP Hải Phòng tiếp tục tạo khí thế thi
đua sôi nổi trong lực lượng CATP, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm CAND
Việt Nam và 10 năm ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ.

            (Nguồn: Ấn tượng từ Hội diễn nghệ thuật quần
chúng CATP Hải Phòng/Thu Ninh, Huyền Trâm//Báo 
An ninh Hải Phòng ĐT. – ngày 14/8/2015)

 

58. Khối Doanh nghiệp Hải
Phòng: Mừng đại hội đảng và chia sẻ với đồng bào vùng lũ

            Vừa
qua, tại Quảng trường nhà hát lớn thành phố Hải Phòng, Đoàn Thanh niên Khối
Doanh nghiệp tổ chức chương trình Nghệ thuật với chủ đề "Tự hào tiến bước
dưới cờ Đảng" chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp lần
thứ II, tiến tới Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV,nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Chương trình Nghệ thuật được tài trợ chính bởi Công ty TNHH Yamaha Motor Việt
Nam.

            Chương
trình Nghệ thuật gồm 4 chương, với cảm hứng đầy hào sảng, thông qua những lời
ca, tiếng hát ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, phong
trào thanh niên tình nguyện, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ… Chương trình Nghệ thuật
là dịp để đoàn viên thanh niên Khối Doanh nghiệp thể hiện lòng biết ơn, tình
cảm trân trọng đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh người
sáng lập và rèn luyện Đoàn ta; gửi lời tri ân đến các anh hùng liệt sĩ, những
người có công với cách mạng và những chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam
anh hùng.

            Đặc
biệt, nhân dịp này, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hải Phòng cũng phát động chương
trình quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại xã Việt Hải – Huyện
Cát Hải.

            (Nguồn:
Khối Doanh nghiệp Hải Phòng: Mừng đại hội đảng và chia sẻ với đồng bào vùng
lũ/Minh Lương//Báo Thương hiệu và Công luận. - ngày 12/08)

 

59. Hải Phòng: Quyên góp
1,7 tỉ đồng ủng hộ nạn nhân da cam

            Nhân
ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”, Hội Nạn nhân chất độc da
cam/dioxin TP Hải Phòng phối hợp với sở LĐTBXH và Trung tâm - Văn hóa doanh
nhân Việt Nam chi nhánh Hải Phòng tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật từ
thiện “Nhịp cầu trái tim” và tôn vinh những tấm lòng vàng hỗ trợ nạn nhân chất
độc da cam thành phố năm 2015.

            Chủ
tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hải Phòng, Đại tá Nguyễn Hữu Ý cho
biết: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, TP Hải Phòng có trên 17.000
người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, trên thực tế mới có gần 7.000 người
được hưởng trợ cấp của nhà nước. Đại bộ phận bản thân, gia đình nạn nhân đều bị
mất một phần hoặc mất hoàn toàn khả năng lao động, bị ốm đau triền miên, di
chứng truyền từ đời này qua đời khác…

            Tại
chương trình giao lưu nghệ thuật “Nhịp đập trái tim”, gần 200 cá nhân, nhà hảo
tâm, đơn vị, DN ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam gần 1,7 tỷ đồng.

                        Nhân
dịp này UBND TP Hải Phòng tặng bằng “Tấm lòng vàng” cho 45 cá nhân, tập thể,
đơn vị, DN do có những đóng góp hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam TP năm 2015;
Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam tặng kỷ niệm chương cho 10 cá
nhân có đóng góp tích cực ủng hộ nạn nhân chất độc da cam thời gian qua.

            (Nguồn:
Hải Phòng: Quyên góp 1,7 tỉ đồng ủng hộ nạn nhân da cam/Mai Chi//Báo Lao động.
- ngày 12/08)

 

60. Bảo tồn, phát huy giá
trị di sản văn hóa: Hiệu quả từ một nghị quyết

            Để
làm tốt công tác quản lý lễ hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trên địa
bàn Thủy Nguyên, năm 2012, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết 26
về "bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa". Qua gần 3 năm thực
hiện, Nghị quyết bước đầu đem lại hiệu quả cao, rõ nét.

Quản lý, tổ chức lễ hội nền nếp:

            Theo
Trưởng Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Thủy Nguyên Nguyễn Hữu Ngần, hiệu quả rõ
nét nhất sau thời gian thực hiện Nghị quyết 26 chính là chất lượng công tác
quản lý Nhà nước về lễ hội được nâng cao. Trước đây, với 155 lễ hội trải đều ở
các xã, thị trấn, việc quản lý lễ hội gặp nhiều khó khăn. Xảy ra tình trạng
mạnh địa phương nào, địa phương đó làm, các lễ hội diễn ra lộn xộn..., gây bức
xúc trong dư luận.

            Thực
hiện Nghị quyết, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, Phòng Văn hóa - Thông tin
hướng dẫn các địa phương kiện toàn Ban tổ chức lễ hội; xây dựng kế hoạch tổ
chức lễ hội từng năm và báo cáo về huyện. Các địa phương phải báo cáo chi tiết
về thời gian, quy mô và cách thức tổ chức lễ hội, nhất là nội dung chi tiết của
phần lễ và phần hội. Thời gian tổ chức không kéo dài quá 3 ngày theo quy định,
các nghi lễ phải trang nghiêm, bảo đảm an toàn và kết hợp với các hoạt động văn
hoá, văn nghệ, vui chơi có tính giáo dục, phù hợp với lối sống, phong tục tập
quán của địa phương. Riêng các lễ hội có quy mô lớn, huyện trực tiếp chỉ đạo
thực hiện. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các phòng, ban, địa phương liên quan đẩy
mạnh tuyên truyền thời gian, địa bàn tổ chức lễ hội và các quy định của Nhà
nước về lĩnh vực di sản, thực hiện nếp sống văn minh đến các tầng lớp nhân dân.
Qua đó, nâng cao ý thức, tinh thần tự giác chấp hành pháp luật và thực hiện nếp
sống văn minh trong hoạt động lễ hội. Đồng thời, tăng cường công tác thanh,
kiểm tra các lễ hội để bảo đảm lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh...

            Nhờ
đó, đến nay, 100% các lễ hội trên địa bàn huyện diễn ra bảo đảm đúng quy định
của Nhà nước, hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực. Một số lễ hội của huyện
khẳng định được giá trị, sức lan tỏa và dần trở thành những sản phẩm du lịch có
sức hấp dẫn đối với du khách như: lễ hội truyền thống Tràng Kênh - Bạch Đằng,
hội xuân và lễ khai ấn tại Khu di tích tưởng niệm các chiến thắng trên sông
Bạch Đằng (thị trấn Minh Đức)...

Nhiều di sản văn hóa được khôi phục, bảo tồn
và phát huy:

            Đây
cũng là một trong kết quả đáng ghi nhận sau khi Nghị quyết 26 được triển khai.
Là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, Thủy Nguyên lưu giữ một
kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng, độc đáo với
347 di tích thuộc các loại hình kiến trúc nghệ thuật, văn hóa, lịch sử kháng
chiến... cùng nhiều di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu như hát đúm, ca trù...
Theo ông Nguyễn Hữu Ngần, nhận thức được lợi thế này, huyện luôn chú trọng công
tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn. Trên cơ sở định
hướng của Nghị quyết, Phòng Văn hóa - Thông tin thống kê tất cả các di tích
lịch sử trên địa bàn, đánh giá hiện trạng và xây dựng kế hoạch tôn tạo những di
tích xuống cấp; các địa phương đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa đầu tư tôn tạo,
xây dựng các công trình... Đồng thời, huyện tiếp tục lập hồ sơ đề nghị thành
phố xếp hạng các di tích có giá trị trên địa bàn.

            Bên
cạnh việc tôn tạo các di tích, huyện chú trọng khôi phục lại các di sản văn hóa
phi vật thể. Từ năm 2013 trở lại đây, huyện tổ chức thành công lễ hội hát đúm ở
các địa phương thuộc tổng Phục xưa (Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng...). Đây
là bước khởi đầu khôi phục, duy trì lại một loại hình văn nghệ dân gian tiêu
biểu trên địa bàn. Ngoài ra, huyện trực tiếp tổ chức một số lễ hội tiêu biểu
như hội Tràng Kênh - Bạch Đằng (thị trấn Minh Đức) vào mồng 6 tháng Giêng...
Hiện, huyện xây dựng đề án khôi phục các lễ hội lớn như chiến thắng Bạch Đằng;
lễ hội tưởng niệm Trạng nguyên Lẽ ích Mộc (xã Quảng Thanh), "vượt sông
truyền thống Bạch Đằng".

            (Nguồn:
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa: Hiệu quả từ một nghị quyết/Minh
Châm// Báo Hải Phòng. - ngày 12/08)

 

61. Tỏa sáng truyền thống
“tương thân tương ái”

            Thành
phố Hải Phòng có 4 tôn giáo chính với hàng vạn tín đồ. Bên cạnh các hoạt động
tôn giáo trong khuôn khổ quy định của pháp luật, các chức sắc, tín đồ tôn giáo
tại Hải Phòng tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động từ  thiện xã hội, chung tay cùng thành phố quan
tâm, chăm sóc người hoàn cảnh khó khăn, thiếu may mắn trong xã hội.

Từ công tác khuyến học, khuyên tài….:

            Những
năm gần đây, vào dịp kết thúc năm học, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố
phối hợp với Hội Khoa học lịch sử tổ chức động viên, khen thưởng học sinh đoạt
giải học sinh giỏi các Cấp môn Lịch sử. Năm 2014, lễ khen thưởng học sinh thành
phố đoạt giải quốc gia môn Lịch sử tổ chức tại chùa Phổ Chiếu (quận Lê Chân),
với 4 học sinh và 2 giáo viên được khen thưởng, biểu dương. Năm nay, lễ trao
thưởng 4 học sinh đoạt giải quốc gia môn Lịch sử và 20 học sinh giỏi môn học
này dự kiến tổ chức tại huyện Tiên Lãng. Theo tiến sĩ Đoàn Trường Sơn, Chủ tịch
Hội Khoa học lịch sử thảnh phố, việc tổ chức biểu dương, khen thưởng học sinh
giỏi môn Lịch sử có công lớn của Thượng tọa Thích Thanh Giác, Phó trưởng ban
Thường trực, Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam thành phố, trụ trì chùa Phổ
Chiếu. Hằng năm, thượng tọa Thích Thanh Giác còn chủ động phối hợp với chính
quyền phường Dư Hàng Kênh (Lê Chân) trao hàng trăm suất học bổng tặng học sinh
nghèo vượt khó trên địa bàn.

            Tại
các xứ, họ giáo trong thành phố, công tác khuyến học, khuyến tài được các vị
chức sắc quan tâm. Nhiều xứ, họ giáo vận động bà con giáo dân xây dựng quỹ
khuyến học để động viên, khen thưởng các học sinh vượt khó, học sinh đạt thành
tích trong học tập, thi đỗ đại học. Điển hình là họ giáo huyện Vĩnh Bảo xây
dựng quỹ khuyến học với 435 triệu đồng. Tiêu biểu nhất là giáo xứ Nam Am, duy
trì hoạt động của quỹ khuyến học 16 năm nay.

       . ..Đến các hoạt động nhân đạo, từ thiện:

            Một
số người bệnh nghèo tại Bệnh viện hữu nghị Việt-Tiệp, Bệnh viện Trẻ em, Bệnh
viện Kiến An và Bệnh viện Tâm thần của thành phố cảm kích khi nhận bát cháo từ
thiện do Hội đoàn Caritas (Ban bác ái xã hội) Tòa giám mục Hải Phòng cung cấp.
“Nồi cháo tử thiện" được duy trì những năm gần đây tại các bệnh viện là
sáng kiến của Linh mục Vũ Vãn Kiện, Ban bác ái xã hội, vừa có giá trị về vật
chất, vừa thể hiện truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, giúp
người bệnh nghèo vơi bớt khó khăn trong những ngày chữa bệnh. Linh mục Vũ Văn
Kiện cũng được bà con giáo dân ghi nhận, đánh giá cao nhờ tích cực tổ chức các
hoạt động nhân đạo từ thiện như thành lập nhóm “Ve chai nhân ái”, tổ chức khám,
chữa bệnh miễn phí, tặng quà người nghèo, người già cô đơn, trẻ em tàn tật,
nhiễm HIV...

            Theo
Phó chủ tịch Thường trực ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đỗ Tràng Thành, các tổ
chức, cá nhân chức sắc tôn giáo tại thành phố tích cực vận động tín đồ đẩy mạnh
sản xuất, làm kinh tế gia đình, cải thiện đời sống và tham gia các hoạt động xã
hội ích nước, lợi dân như hưởng ứng phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”; ủng hộ
người nghèo, giúp đỡ trẻ em mồ côi, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt... 5
năm qua, các tổ chức, cá nhân chức sắc tôn giáo vận động, quyên góp được 20,5
tỷ đồng, hơn 112,7 tấn gạo, xây dựng 5 ngôi nhà tình nghĩa tặng người nghèo.
Riêng năm 2014, các tổ chức, cá nhân chức sắc tôn giáo quyên góp, vận động được
hơn 3 tỷ đồng, hỗ trợ kinh phí xây dựng 3 ngồi nhà tình nghĩa và tặng hơn 32
tấn gạo cho người nghèo. Ghi nhận sự đóng góp tích cực của các vị chức sắc tôn
giáo trong công tác từ thiện xã hội năm 2014, vừa qua, UBND thành phố tổ chức
biểu dương, khen thưởng 8 vị chức sắc tôn giáo trên địa bàn thành phố.

            (Nguồn:
Tỏa sáng truyền thống “tương thân tương ái”/Bích Hạnh//Báo Hải Phòng. - ngày
13/08)

 

62. Biểu diễn nghệ thuật
Hàn Quốc tại Hải Phòng

            Trung
tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam vừa tổ chức chương trình lưu diễn nghệ thuật
tại Hải Phòng với tên gọi “Giai điệu mùa hè - Âm thanh Hàn Quốc 2015”. Ngày
11-8, hai buổi biểu diễn với thời lượng hơn 2h/buổi tại Nhà hát thành phố đã
tạo ấn tượng với người xem khi được khám phá nhiều nét nghệ thuật độc đáo từ
đất nước Hàn Quốc.

            Đoàn
nghệ thuật tham gia chương trình đã biểu diễn nhiều tiết mục đa dạng, từ nhạc
truyền thống, nhạc cổ điển, nhạc cụ gõ truyền thống Hàn Quốc samulnori đến âm
nhạc đại chúng K-pop nhằm thể hiện sự sống động hòa quyện trong vẻ đẹp đậm chất
văn hóa Hàn Quốc. Nhóm Hey Ya và ALICE tham gia đoàn lưu diễn lần lượt gửi đến
khán giả Hải Phòng các tiết mục nhạc truyền thống dân tộc kết hợp với hiện đại
và nhạc cổ điển biểu diễn bằng nhạc cụ điện
tử.

            Ngoài
ra là phần trình diễn nông nhạc truyền thống Pangut, nét đặc trưng nhất của văn
hóa lễ hội Hàn Quốc. Bên cạnh đó có sự góp mặt của nhóm nhạc nữ K-pop Việt Nam
“Nonlas”, nhóm nhạc được giới trẻ yêu thích hiện nay, từng giành giải nhất
trong Liên hoan Kpop thế giới năm 2015.

            Chương
trình nhằm giới thiệu văn hóa biểu diễn đa dạng của Hàn Quốc tới Việt Nam, qua
đó góp phần nâng cao hiểu biết của nhân dân Việt Nam về văn hóa Hàn Quốc và các
doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại địa phương. Trước đó, đoàn đã lưu diễn
tại thủ đô Hà Nội và thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

            (Nguồn:
Biểu diễn nghệ thuật Hàn Quốc tại Hải Phòng//Báo An ninh Hải Phòng. - ngày
13/08)

 

63. Kiến trúc sư Hải
Phòng đoạt giải Nhì cuộc thi thiết kế quốc tế

            Tối
10-8, trang web của tổ chức Gars-Nepal.Tebit Earthquake Emergency đã công bố danh
sách các tác phẩm đoạt giải cuộc thi với chủ đề “Thiết kế công trình ứng phó
thảm họa động đất”. Kiến trúc sư Hoàng Quang Huy, cán bộ Trung tâm tư vấn thiết
kế xây dựng Hải Phòng là một trong bốn người đoạt giải Nhì tại cuộc thi này,
trị giá giải thưởng là 10.000USD.

            Cuộc
thi do Nepal và Trung Quốc phối hợp tổ chức, nhằm kêu gọi các kiến trúc sư trên
toàn cầu chung tay đối phó thảm họa động đất tại Nepal, phục vụ cho việc tái
thiết sau thiên tai của Nepal.

            Cuộc
thi có tổng số tiền thưởng là 100 ngàn USD, chia làm 2 giải Nhất, 4 giải Nhì,
10 giải Ba, 24 giải cho tác phẩm vào chung kết. Cuộc thi nhằm hướng đến các tác
phẩm nơi ở tạm trú khẩn cấp như, nhà ở tạm thời: phòng học tạm thời, bệnh viện
tạm thời… trong thiên tai và tái thiết sau thiên tai. Công trình cần mang đặc
điểm linh hoạt, vật liệu dễ vận chuyển bằng máy bay chở hàng nhỏ, có thể xây
dựng nhanh chóng, ồ ạt, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường.

            Thứ
hai là các loại nhà kiên cố tái thiết sau thảm họa. Cuộc thi phát động từ ngày
1-6 và đến 10-7 kết thúc nhận tác phẩm tham gia dự thi. Công trình của KTS
Hoàng Quang Huy đoạt giải thưởng là 1 modul linh hoạt, có thể lắp thành phòng
học, bệnh viện, nhà trú ân...

            Trong
đó, anh đã đưa ra phương án cụ thể với phòng học. Theo KTS Hoàng Quang Huy, công
trình theo phương án này có ưu điểm là linh hoạt trong lắp ghép, dễ biến hình,
vật liệu dễ vận chuyển, sử dụng được nhiều lần…

            (Nguồn:
Kiến trúc sư Hải Phòng đoạt giải Nhì cuộc thi thiết kế quốc tế/Hải
Hậu//Báo An ninh Hải Phòng. - ngày 17/08)

 

64.  Vết tích thương cảng cổ ở làng Minh Thị

            Chùa
Minh Phúc ở thôn Minh Thị, xã Toàn Thắng (huyện Tiên Lãng) trong số những ngôi
chùa còn may mắn giữ lại được các văn bia, đó là văn bia thông tin quý về một
vùng thương cảng sầm uất năm xưa của huyện Tiên Lãng.

            Ngôi
chùa hiện nằm xen kẽ khu dân cư đông đúc ở trung tâm thôn Minh Thị với đường
vào được trải bê tông bằng phẳng, sạch sẽ. So với các công trình phật giáo có
quy mô hoành tráng và bề thế hiện nay, chùa Minh Phúc có kiến trúc khá đơn sơ,
mang dáng dấp của những ngôi cổ tự. Ngôi chùa hiện nay là kết quả người dân và
phật tử phát tâm công đức trùng tu lại sau khi bị xuống cấp, đổ nát gần hết với
hơn 400 năm tồn tại. Rất may, bên cạnh hệ thống tượng Phật bằng đá mang nét
kiến trúc đặc trưng thời nhà Mạc, trong chùa vẫn giữ được tấm bia đá “Hậu Phật
bi ký” khắc năm Sùng Khang thứ 7 (1572), ghi việc Hoàng thái hậu họ Vũ mua 5
mẫu đất giá 120 lạng bạc ở làng Minh Thị làm ruộng tam bảo và dựng chợ Minh
Thị.

            Theo
các cụ cao tuổi trong thôn Minh Thị, cha ông họ kể lại, ngày đó, Hoàng thái hậu
một lần qua đây phát hiện vùng đất màu mỡ nằm dọc sông Văn Úc, gần với cửa biển
Đại Bàng (nay là cửa Văn Úc). Sau khi xem xét điều kiện tự nhiên, bà nhận thấy
đây là khu vực lý tưởng cho việc xây dựng thương cảng, trung tâm buôn bán trao
đổi hàng hóa. Bà liền chọn khu gò đất cao bên cạnh con ngòi rộng dẫn ra sông
Văn Úc để dựng chợ Minh Thị và mua lại mảnh đất kế bên chợ để dựng ngôi chùa
Minh Phúc. Nhờ có giao thông đường thủy thuận lợi, chợ Minh Thị ngày càng sầm
uất, thu hút đông đảo người dân chung quanh vùng đến đây buôn bán. Từ đó, cuộc
sống người dân ở đây khá giả, là cơ sở kinh tế quan trọng của cả vùng. Còn theo
bia “Hoàng Đồ củng cố” dựng năm 1511 cùng với khu chợ Minh Thị (Toàn Thắng),
lúc đó ở huyện Tiên Lãng đã xuất hiện các dãy phố cổ Lồ, Khách, Đường
Thung…hình thành một trung tâm buôn bán thịnh đạt mang hình bóng của một đô
thị, thương cảng cổ.

            Văn
bia ghi như vậy, nhưng giờ đây, về thôn Minh Thị, những vết tích của một trung
tâm thương nghiệp sầm uất đã phai dấu. Chợ Minh Thị cổ đã không còn, nay khu gò
nổi dựng chợ trước kia trở thành nghĩa trang của làng. Con ngòi rộng chạy dọc
quanh làng đã bị lấp đi để trồng trọt, làm nhà ở sau những thăng trầm của lịch
sử. Chỉ còn lại một dòng sông cổ, thông liền với sông Văn Úc và ngôi chùa Minh
Thị, như một sự minh chứng về một mạng lưới giao thông đường thủy sầm uất trong
khu vực cách đây 4 thế kỷ.

            Điều
này càng được minh chứng rõ hơn khi một số cuộc khảo sát thực địa tại xã Toàn
Thắng được thực hiện trước đây phát hiện nhiều mảnh gốm cổ nằm rải rác trong
các thôn Cẩm Khê, Minh Thị và Đốc Hậu, tập trung hơn cả là ở khu chợ Minh Thị
cổ. Điều đặc biệt là ở Toàn Thắng, vết tích của sành, gốm chỉ tập trung ở ven
sông và quanh khu chùa Minh Phúc, với mức độ đậm nhạt khác nhau, mà không theo
vỉa, lớp như một số địa điểm sản xuất đồ gốm đã biết. Ở đây, dường như chỉ thấy
đồ nguyên lành, rất ít thấy đồ vỡ, và không hề thấy những phế phẩm. Do đó, nơi
đây xưa kia không phải là khu lò sản xuất gốm mà chỉ có thể là khu chợ buôn
bán. Nhiều gia đình trong thôn Minh Thị và các thôn chung quanh như Đốc Hậu,
Cẩm Khê còn lưu giữ nhiều di vật do người dân đào được quanh khu chùa và bến
sông lúc làm ruộng canh tác. Hầu hết các loại đồ gốm sứ này có niên đại từ thế
kỷ 16 đến thế kỷ 19, có xuất xứ từ khắp các lò gốm nổi tiếng ở nước ta như Chu
Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội) và cả những đồ gốm Trung Hoa thời nhà Minh…
Qua đó chứng tỏ, đây là khu cảng thị, không chỉ tiếp nhận sản phẩm trong nước
mà cả sản phẩm của nước ngoài. Nhiều đời nay, dân làng vẫn truyền khẩu câu
chuyện, tại thôn Cẩm Khê, người đời trước từng vô tình tìm thấy chiếc tàu bằng
gỗ bị vùi sâu dưới lòng đất. Nhiều người cho rằng có thể những hiện vật nguyên
vẹn được tìm thấy ở Toàn Thắng là hàng hóa phân tán từ thương thuyền mắc nạn
xưa.

            Theo
đánh giá của Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng, huyện Tiên Lãng từng là nơi tụ cư
của người Việt cổ, là trung tâm kinh tế, xã hội quan trọng của cả vùng. Sông
Văn Úc và các nhánh sông chảy qua Tiên Lãng trước kia từng đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động giao thương trong vùng và nối liền với tận vùng phố Hiến,
Kinh Kỳ… Do đó, nơi đây không chỉ có Minh Thị, mà ở chung quanh khu vực bán
kính 3km, có rất nhiều phố chợ  như chợ
Đầm, phố Nhỏ, bến Độ, phố Rỗ, phố Lồ, phố Mè, phố Thung, phố Khách… tạo nên một
trung tâm thương nghiệp khá sầm uất vào các thế kỷ 16, 17. Cùng với các hải
cảng lớn đương thời ở nước ta như Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam)…, đô
thị và tiểu cảng cổ ở xã Toàn Thắng nói riêng và huyện Tiên Lãng nói chung góp
phần đưa sản phẩm hàng hóa nước ta đến với thế giới, tăng cường sự hiểu biết
lẫn nhau giữa các dân tộc. Và làng Minh Thị là một di chỉ khảo cổ học còn ẩn
chứa nhiều giá trị về lịch sử, khoa học và kinh tế của thành phố…

            (Nguồn:
Vết tích thương cảng cổ ở làng Minh Thị/Bảo Nam//Báo Hải Phòng. - ngày 14/08)

 

65. Hải Phòng: Bắn 12
phút pháo hoa mừng Tết Độc lập

            Ngày
17-8, TP Hải Phòng cho biết, mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc
khánh 2- 9, TP Hải Phòng đã quyết định bắn pháo hoa trong thời gian 12 phút tại
hai điểm là Trung tâm Triển lãm - Mỹ thuật thành phố và hồ An Biên vào ngày 2-
9, bắt đầu từ 21 giờ tới 21 giờ 12 phút.

            Theo
đó, Hải Phòng sẽ bắn 1.000 quả pháo hoa tầm cao và 180 giàn pháo hoa tầm thấp
chia đều cho hai điểm. Kinh phí bắn pháo hoa được huy động bằng nguồn xã hội
hóa.

            Hiện,
TP Hải Phòng đang chỉ đạo các ngành, đơn vị có liên quan như Bộ chỉ huy Quân sự
thành phố, Công an, Cảnh sát PCCC và các sở: Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Y tế, Xây dựng, cùng các đơn vị Công ty TNHH MTV Điện lực, Viễn thông Hải
Phòng, các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền… triển khai kế hoạch chuẩn bị và
tổ chức thực hành bắn pháo hoa phục vụ nhân dân vui Tết Độc lập và bảo đảm an
toàn.

            (Nguồn:
Hải Phòng: Bắn 12 phút pháo hoa mừng Tết Độc lập/Ngô Quang Dũng//Báo Nhân dân.
– ngày 18/08)

 

66. Bảo đảm an ninh cho
sắc phong thần của các ngôi đình cổ : Gìn giữ “hồn cốt'' di tích

            Ngày
10-8 vừa qua, nhóm Tâm Phát làm thủ tục trao trả Sắc phong đình làng Tăng
Thịnh, xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo (thờ Tịnh mục hiển ứng Yết Kiêu tôn thần), bị
kẻ gian đánh cắp hơn một tháng trước đây. Câu chuyện này gợi nhiều điều suy
ngẫm.

            Theo
ông trưởng ban  khánh tiết đình Tăng
Thịnh cho biết, khoảng đầu tháng 6-2015, kẻ gian đột nhập, cắt khoá và lấy mất
đạo sắc phong của đình, đồng thời lấy luôn đạo sắc phong  đình Kênh Trang gửi tại đây, khi đình này
đang xây dựng. Và ngay đầu tháng 7-2015, nhóm Tâm Phát mua lại bản sắc này tại
thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, tháng 8-2014, nhóm Tâm Phát làm lễ bàn giao
sắc phong cho Đình Cầu Thượng (An cầu) thuộc xã Vĩnh An, đó là bản sắc phong
thần cho 4 vị Thành hoàng làng, bị kẻ gian đánh cắp.

           
điều đáng bàn là ở một số nơi, sắc phong bị mất nhưng người bảo quản không
biết. Chỉ khi được nhóm Tâm Phát thông báo thì mọi người mới ngã ngửa ra là sắc
đã bị kẻ gian lấy đi. Tại buổi tiếp nhận, qua nghe các ý kiến phát biểu của
người dân, mới thấy vỡ ra một Số điều.

            Trước
hết là việc đọc hiểu văn bản, hầu hết người dân chỉ biết đây là một đạo sắc
phong ghi bằng chữ nho, tuyệt nhiên không biết nội dung đó ghi gì. Thậm chí có
cụ già 80 tuổỉ ngỡ ngàng cho biết, đến lúc đó mới biết cái sắc là gì! Nói về ý
nghĩa thì cũng chỉ biết nó có giá trị công nhận cái đình của làng mình mà thôi.
Trong công tác bảo quản di tích, người dân quá chú ý tới các đồ vật: chiếc
rương thờ, đôi lộc bình, cái bát hương... mà quên mất ý nghĩa thật sự của đạo
sắc phong. Bà Hồ Hải Hà, thành viên của nhóm Tâm Phát cho biết, “Thờ sắc như
thờ thần, sắc phong như trái tim của di tích, có giá trị công nhận một cách cụ
thể di tích thờ vị thần thánh nào, với cấp bậc gì ? ở vị trí nào? Thuộc thời kỳ
lịch sử nào và ai là chủ sở hữu,..”. Khi đọc đạo sắc đình Tăng Thịnh, mới thấy
rõ những nội dung căn cốt này. Theo đó, tấm sắc được ban ngày 18-3- 1917 (niên
hiệu Khải Định thứ 2 ), với những chi tiết tường minh: “Sắc cho xã Tăng Thịnh
huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Dương thờ thần Tịnh Mục hiển ứng Yết Kiêu tôn thần hộ
quốc an dân bấy lâu linh ứng đã rõ. Nay tuân theo mệnh trời, xa nhớ đến công
lao che chở của thần nên phong là Linh thúy dực bảo trung hưng, Trung đẳng thần
và đặc chuẩn cho thần được thờ phụng như trước”.

            Chính
vì không hiểu giá trị nên nhiều người đánh đồng sắc như một cái bình, một bát
hương hoặc một thứ đồ cúng tiến nào đó. Thậm chí khi thấy nó hư hỏng thì không
cần tu chỉnh lại mà cho tất cả... vào hòm. Sự việc ở Tăng Thịnh cũng giống vớí
nhiều trường hợp khác. Khi thấy mất trộm, người dân chỉ chú ý kiểm đếm các đồ
thờ cúng bóng lộn, còn chiếc hòm cũ kỹ đựng các thứ “tồn kho” thì không ai nhớ
trong có gì. Nhà giáo Hoàng Phan, người chuyên dịch các bản sắc ra tiếng Việt
cho hay: có nhiều ngôi đình như ở Kim Động (Hưng Yên), Nam Vang (Quỳnh Phụ,
Thái Bình).,. đều có hiện tượng mất sắc. Cá biệt, đình Bồng Châu ở Kim Động,
Hải Hưng mất tới 69 sắc và hiện mới tìm được 10 chiếc.

            Hiện
tại ở Việt Nam, nhóm Tâm Phát đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh đứng ra sưu
tầm mua lại các tấm sắc phong và trả tận tay cho nhân dân nơi bị mất mà không
đòi hỏi bất cứ khoản chi phí nào. Tuy nhiên, thực tế không phải sắc nào cũng
mua được. Bà Hồ Hải Hà cho biết: những tấm sắc thời Lê sơ, thời Mạc có giá trị
tới cả trăm triệu đồng. Chính vì vậy khồng thể trông chờ vào lòng từ thiện mãi
được.

            Từ
đây có thể thấy ngoài việc tăng cường công tác bảo vệ di tích như tuần tra canh
gác, đến trang bị các thiết bị chống trộm hữu hiệu..., thì người dân cẩn nhận
thức tầm quan trọng của việc bảo quản các đạo sắc phong. Theo nhóm Tâm Phát, ở
một số nơi, người ta sao thêm một bản phụ có phần dịch chữ quốc ngữ, vừa là vật
trang trí trong đình, vừa giúp khách hiểu được giá trí của đình thông qua nó.
Bản chính có thể nhờ các cơ quan văn hoá lưu giữ, nếu người dân ở đó chưa thật
sự yên tâm với khả năng bảo đảm an ninh của ban quản lý di tích.

            Điều
quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền và các ngành chức năng trong
hoạt động phát triển thiết chế văn hoá. Xét riêng phạm vi bảo quản các hiện vật
quý, các nhà quản lý văn hoá cần vào cuộc để có thể gìn giữ, bảo quản các hiện
vật quý này một cách hữu hiệu nhất.

            (Nguồn:
Bảo đảm an ninh cho sắc phong thần của các ngôi đình cổ…/Nguyễn Đình Minh// Báo
Hải Phòng. - ngày 16/08)

 

67. “Kho báu” của những
người yêu cối đá ở Hải Phòng

            Trên
một bãi đất rộng ở ngoại ô Hải Phòng, được tập trung hàng nghìn cối đá và trục
đá. Đây chính là kho của những người yêu cối đá. Sau nhiều năm công tác tại
nước Đức, nhạc sĩ Đàm Hường hiện sống tại phố Trần Phú, TP.Hải Phòng trở về
Việt Nam.

           
một lần ông vô cùng ngạc nhiên khi chỉ chiếc cối đã và hỏi một cháu bé: “Đây là
cái gì?” thì cháu bé hồn nhiên trả lời: “Đây là cái trống” làm ông sững sờ. Rồi
nhiều lần về thôn quê chơi, ông cũng thấy cối đá bị vứt lăn lóc mọi nơi ngoài
đồng ngoài ngõ. Nhớ lại những kỷ niệm từ thuở còn bé, chiếc cối đá là vật rất
thân trong gia đình để nuôi nấng mọi người giống như người bạn có tâm hồn. Nó
lớn lên cùng tuổi thơ của đứa trẻ.

            Ông
Đàm Hường tâm sự: “Qua bao nhiêu năm tháng, hình ảnh chiếc cối giã gạo ở các
vùng làng quê Việt Nam đã bị chôn vùi trong lãng quên. Do đó tôi đã có ý tưởng
sưu tâm và thu lại từng chiếc cối đá để nó được sống lại với thời gian và ghi
lại những kỷ niệm mà ông bà cha mẹ ta đã từng lao động vất vả đổ mồ hôi cho
ngày hôm nay”.

            Bắt
đầu từ ý tưởng đó nhạc sĩ Đàm Hường cùng hai người bạn đồng chí hướng là ông
Ngô Văn Tuân và ông Trịnh Trường Hợp sưu tầm cối đá và trục đá. Quá trình sưu
tầm này diễn ra rất khó nhọc và đầy công phu. Ông Trịnh Trường Hợp kể: “Khi
phát hiện được một cối đá hoặc trục đá bị bỏ quên hoặc vứt đâu đó ở ngoài
đường, chúng tôi phải thuê xe ô tô đến. Nhiều khi cả vợ con cũng phải xắn tay
áo để bốc vác lên xe. Nhiều người không hiểu đã cười đùa chế nhạo và coi đó là
những chuyện gàn dở”.  Mới đầu trục và
cối đá được tập trung về một nhà kho, dần dần hàng về nhiều nhà kho chứa không
được thì được chuyển sang một bãi đất rộng. Ngoài sưu tầm thì có cả thu mua.
Nếu ai mang đến thì sẽ được trả 150.000 đồng.

            Sau
hơn 10 năm sưu tầm, các ông đã có trong tay 5.500 cối đá và 1.500 trục đá. Có
thể nói các ông đã có trong tay một bộ sưu tầm cối đá và trục đá lớn nhất ở
Việt Nam hiện nay như là một kỷ lục. Ngắm nhìn hàng nghìn cối đá trục đá trên
bãi đất làm chúng tôi chợt nhớ lại một thời quá khứ lịch sử dân tộc hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước đẫm mồ hôi của cha ông. Ý định trong tương lai của
các ông là sẽ xây một kỳ đài lớn bằng cối đá khi đủ 10.000 chiếc. Mới đầu họ
định xây một cái tháp nhưng ý tưởng đó có vẻ không khả quan nên đang định xây
một chiếc cối đá khổng lồ.

            Ông
Hợp nói: “Vì cối đá rất nặng nên cần có một kiến trúc sư tính toán sao cho
chính xác và an toàn. Chúng tôi mong rằng đây sẽ là một đài kỷ niệm quá khứ lao
động của cha ông ta và cũng ghi lại công ơn của họ cho ngày hôm nay để thế hệ
trẻ không lãng quên”.

            (Nguồn:
“Kho báu” của những người yêu cối đá ở Hải Phòng/Thiên Việt//Báo Nông thôn ngày
nay. - ngày 19/08)

 

68. Nữ sinh đa tài của thành
phố hoa phượng đỏ

            Không
chỉ đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi âm nhạc, Đoan Trang (học sinh
trường THPT Hồng Bàng, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) còn để lại ấn tượng sâu
đậm trong lòng bạn bè, thầy cô bởi thành tích học tập xuất sắc và sự năng nổ
trong các phong trào, hoạt động Đoàn, Hội…

            May
mắn được sinh ra trong chiếc nôi âm nhạc truyền thống khi có mẹ là diễn viên
chèo nên cô bé Đoan Trang đã theo mẹ biểu diễn từ khi chập chững những bước đi
đầu đời.

Bởi vậy, dòng sữa quê hương nuôi dưỡng tâm hồn Đoan
Trang cũng là dòng sữa mát thơm được vun đắp từ làng chèo thân thương nơi bạn
ấy lớn lên.

Với giọng hát ngọt ngào, giàu nội lực, với niềm say
mê tập luyện và ước mơ được tỏa sáng cùng những giai điệu âm nhạc truyền thống,
Đoan Trang đã trở thành ngôi sao trên sân khấu từ khi còn là một cô bé 3 tuổi.

            Không
thể đếm hết giải thưởng mà Đoan Trang đã giành được tại Thành phố Cảng, gần đây
nhất, bốn năm liên tiếp, Trang đoạt 3 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc trong
cuộc thi Giai điệu tuổi hồng.

            Không
chỉ là một con chim sơn ca của thành phố Cảng, Đoan Trang còn là một lớp
trưởng, MC năng động. Cô gái luôn dẫn đầu và cuốn hút các bạn cùng tham gia mọi
hoạt động ngoại khóa, hoạt động phong trào của nhà trường và các cấp phát động.

            Đam
mê văn hóa văn nghệ và các hoạt động ngoại khóa nhưng Trang không hề sao nhãng
việc học hành. Cô học trò luôn tự nhắc nhủ mình, nhiệm vụ chính là luôn đạt
được những thành tích cao nhất trong học tập. Nữ sinh lớp 11 hiện đang trong
thời gian chờ xét duyệt kết nạp vào Đảng.

            Chia
sẻ bí quyết của những thành công, Trang nói: “Mình nghĩ, tất cả đều phải được
bắt nguồn từ ý thức của mỗi người. Để thành công ở bất cứ lĩnh vực nào, yếu tố
may mắn chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Hơn 90% phải xuất phát từ niềm đam mê, tình
yêu và đặc biệt là sự tập luyện, nỗ lực, chuyên cần

            Cùng
một quỹ thời gian như nhau, có người đi được một chặng đường xa, tích lũy cho
mình cả túi tri thức và nhiều kết quả, trong khi có người còn loay hoay với cái
túi rỗng.

            Đoan
Trang tâm sự, việc tham gia nhiều hoạt động có ích song hành với học tập và
theo đuổi niềm đam mê ca hát không chỉ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm, học
hỏi được nhiều kĩ năng sống, mà đặc biệt, còn trở thành động lực thúc đẩy, nhắc
nhở mình cần phải cố gắng hơn nữa.

            “Trong
hai năm tới, mình sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để có thể thi đỗ vào
hai trường Đại học Đó là Học viện Ngoại giao và Học viện Cảnh sát Nhân dân” -
Trang nói về những dự định trong tương lai.

            (Nguồn:
Nữ sinh đa tài của thành phố hoa phượng đỏ/Ngọc Linh//Báo Tuổi trẻ thủ đô. –
ngày 24/08)

 

69. Đình Xích Thổ - căn
cứ địa cách mạng năm xưa

            Dưới
mái đình cong vút như một mảnh trăng treo trên nền trời trong veo của buổi
chiều đầu thu ở làng Xích Thổ, Hồng Thái, An Dương, chúng tôi được nghe các già
làng kể chuyện về lớp lớp người con quê hương đã theo cụ Hồ, theo Việt Minh đi
làm cách mạng, thấy mình như đang được sống trong không khí hào hùng của mùa
thu năm ấy…

Tìm lại nét xưa, dáng cũ:

            Theo
cụ Nguyễn Xuân Giớ - một cao niên của làng cho biết, đình làng Xích Thổ được
xây cùng với thời lập làng cách đây khoảng 300 năm, vào cuối thời Lê Trung
Hưng. Do thời gian mai một, đình làng cũ bị đổ nát, không còn giữ được thần
tích. Khoảng cuối thế kỷ 18, đình, chùa Xích Thổ được xây dựng lại đồng bộ trên
nền đất như hiện nay.

            Qua  nhiều lần tu bổ, nay đình làng có khuôn viên
rộng 1.200m2, mái cong lợp ngói mũi, xây theo lối chữ Đinh, gồm 5 gian tiền
đường, 3 gian hậu cung. Giữa gian tiền đường là ban thờ thành hoàng làng Nam
Hải Đại Vương Phạm Tử Nghi. Theo thần tích, ngài sinh vào niên hiệu vua Hồng
Thuận, thời Lê, khoảng năm 1509-1516, tại Nghĩa Xá, phường Niệm Nghĩa, quận Lê
Chân ngày nay. Là người có sức khỏe phi thường, học ít hiểu nhiều, văn võ tinh
thông, ngài đã có công đánh giặc Minh, phò tá nhà Mạc.

            Đình
Xích Thổ nay còn giữ 5 đạo sắc phong thần của ngài qua các triều vua: Duy Tân,
Thành Thái, Đồng Khánh, Tự Đức, Khải Định. Năm 1924, vua Khải Định sắc phong
ngài là Phúc thần, ghi vào điểm lễ triều đình, truyền cho các nơi thờ phụng lâu
dài. Vì thế ngoài Xích Thổ, hiện nay ở các làng ven sông Lạch Tray đều có đình,
đền thờ hoặc thờ vọng bài vị ngài. Đặc biệt đình làng Xích Thổ còn lưu giữ được
3 pho tượng cổ làm bằng gỗ, có niên đại khoảng 200 năm của thành hoàng Phạm Tử
Nghi (thời Mạc), Bạch Xích Đại Vương (thời tiền Lý), Bộ Quốc (Triều Trần). Bên
cạnh đó, đình còn lưu giữ được bia đá hậu thần (thần bia phả ký) đầu thế kỷ 19,
thời vua Thành Thái ghi công những người đã có nhiều đóng góp vào việc tu bổ
đình, chùa, đảo hồ đình.

            Xích
Thổ là “tổ Việt Minh”Bên cạnh đình làng là chùa Hưng Khánh. Nếu ai có dịp đến
vãn cảnh chùa, được nghe tiếng chuông chùa ngân nga bên những cánh đồng quê bát
ngát và dòng Lạch Tray lộng gió, sẽ thấy tâm hồn mình thật yên ả, thư thái. Đây
là một ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử của
Xích Thổ. Trong chùa còn lưu giữ

nhiều pho tượng gỗ quý hiếm gần 200 tuổi và 1 pho
tượng phật bằng đá có từ 500 năm trước. Chiếc chuông lớn (đại hồng chung) của
chùa Hưng Khánh được đúc bằng đồng tại tổng Kiều Yêu từ thế kỷ 19 đến nay vẫn
còn nguyên vẹn. Trên thân chuông có khắc bài phú sinh động, giàu ý nghĩa văn
hóa.

            Không
chỉ đẹp ở nét cổ kính rêu phong, bởi phong cảnh hữu tình, nên thơ nơi làng quê
hồn hậu, mà đình, chùa Xích Thổ còn là chứng nhân lịch sử, là niềm tự hào của
người làng qua bao thế hệ.

            Xích
Thổ xưa là một vùng đầm lầy, nhiều lau sậy, như 1 bán đảo xa đường cái nên nơi
đây đã sớm trở thành căn cứ địa vững chắc cho các chiến sĩ cách mạng hoạt động
ngay trong lòng địch. Đình, chùa Xích Thổ đã được chọn là nơi căn cứ chính để
nuôi giấu cán bộ. Năm 1946-1947, dưới gốc bàng sân đình, tiểu đội du kích nữ
bán vũ trang được thành lập với lời thề chiến đấu quyết giữ làng, giữ nước, do
các đồng chí Bùi Thị Thái, Nguyễn Thị Di, Bùi Thị Mầu chỉ huy.

            Hai
tiểu đội du kích nam có vũ trang cũng được thành lập do đồng chí Nguyễn Bá Ga,
Nguyễn Bá Lệ, Nguyễn Bá Sơn, Nguyễn Khắc Trào phụ trách. Đình, chùa và một số
nhà dân ở làng đã được chọn để làm căn cứ địa cho các tiểu đội hội họp, luyện
tập. Các hầm bí mật cũng được đào ở khu vườn của đình, chùa để đón các đồng chí
cán bộ về hoạt động, chỉ đạo phong trào, không cho địch đóng bốt, lập tề. Ngày
đó làng đã được phong danh “Xích Thổ là tổ Việt Minh”, làm cho quân thù nghe
thấy đã khiếp sợ.

            Năm
1950-1954, đình, chùa Xích Thổ lại được chọn là đầu mối đặt trạm giao liên bí
mật (Bưu điện khu 2 huyện An Dương) để chuyển tải cán bộ, công văn bí mật từ
vùng tạm chiếm ra vùng tự do và ngược lại: Năm 1950, đồng chí Nguyễn Dần -
nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố đã lấy Xích Thổ là cơ sở hoạt
động, trực tiếp chỉ đạo trạm giao liên. Năm 1953, đồng chí Đoàn Duy Thành -
nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam, nguyên Bí thư
Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố cùng nhiều đồng chí trong Quận đội Ngô Quyền cũng
đã được đưa về hoạt động cách mạng tại đây.Để đàn áp phong trào Việt Minh ở
Xích Thổ, lính ngụy và một số sỹ quan Pháp chỉ huy bao vây làng cả một ngày
ròng. Nhưng bộ đội ta và dân làng đã chặn đánh kiểu du kích, cộng với địa thế
hiểm trở, lực lượng đã bí mật rút khỏi căn cứ an toàn. Tức tối, quân Pháp lại
càng tăng cường càn quét cơ sở. Chúng bắt giữ, tra khảo, chém, thiêu, bắn hay
hành hạ cho đến chết nhiều cán bộ chiến sỹ cách mạng ngay tại nơi cửa đình. Sự
tàn ác của kẻ thù đã làm bùng lên ngọn lửa quyết chiến, quyết thắng, quyết tử
cho tổ quốc quyết sinh của người dân Xích Thổ.

            Bên
cạnh đó còn rất nhiều cán bộ, chiến sỹ cách mạng về hoạt động tại Xích Thổ như
các đồng chí: Nguyễn Bát, Phạm Nhu, Lê Văn Thành,Vũ Văn Đăng, Nguyễn Đức Lân…
Năm 2010, khi đồng chí Đoàn Duy Thành trở lại thăm Xích Thổ đã để lại những
dòng đầy xúc động: “Những năm 1951 và 1954, tôi và các đồng chí của tôi đã được
bà con nhân dân thôn Xích Thổ đùm bọc, nuôi dưỡng, đào hầm trú ẩn khi giặc Pháp
đến càn quét, phá cơ sở cách mạng của ta. Nơi đây biết bao đồng bào, đồng chí
đã hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ đất nước…”.

            Sau
năm 1954, hòa bình được lập lại, đình và chùa Xích Thổ lại là nơi học tập của
con em Xích Thổ. Từ 1965-1975, đình, chùa Xích Thổ là nơi hội họp, tập trung
đưa tiễn con em của làng lên đường tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi
đây còn là điểm sơ tán của nhiều đơn vị trong thời kỳ đó như: Bộ đội thông tin
Quân khu 3, Công ty Xây lắp Hải Phòng, Trường dạy nghề xí nghiệp sửa chữa ô tô
Đồng Tâm quốc tế…

            Qua
2 cuộc kháng chiến vĩ đại của đất nước, đình, chùa làng Xích Thổ thực sự là căn
cứ địa cách mạng của vùng An Dương, đã trở thành một chứng nhân lịch sử, nơi
ghi dấu, nhắc nhớ nhiều thế hệ con người quê hương về những năm tháng hào hùng,
đáng tự hào. Năm 2013, quần thể đình, chùa, bia tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng
và liệt sỹ làng Xích Thổ đã được thành phố công nhận là Di tích lịch sử kháng
chiến.

            (Nguồn:
Đình Xích Thổ - căn cứ địa cách mạng năm xưa/Xuân Hạ//Báo An ninh Hải Phòng. -
ngày 24/08)

 

70. Về Hải Phòng ăn lẩu
cua đồng

            Thỉnh
thoảng đám bạn tôi lại rủ về Hải Phòng ăn... lẩu cua đồng. Gần Hà Nội và giao
thông thuận lợi, một chuyến đi cuối tuần với mục tiêu “oánh chén” thì thành phố
hoa phượng đỏ quả rất xứng đáng cho mấy kẻ... ham ăn.

            Chuyến
nào cũng vậy, khi Hải Phòng là điểm dừng chân hay trung chuyển (như đi Cát Bà
hay Bạch Long Vỹ về chẳng hạn), bữa tiệc cuối cùng khi chia tay đồng bọn cũng
luôn là món “lẩu cua đồng” nức tiếng phố Văn Cao.

           
lần tôi với bạn đi từ Hà Nội xuống, tham gia chuyến xuyên rừng Việt Hải (Cát
Bà) với hội Hải Phòng nhưng vì có việc phải về trước, lúc ghé đất Hải Phòng
cũng ráng thu xếp ăn một bữa lẩu cho đã thèm rồi mới lên xe về Hà Nội. Kể vậy
để thấy, lẩu cua đồng Hải Phòng quả thực đã “bỏ bùa” chúng tôi.

            Quán
khá rộng, nằm ngay mặt đường, bàn ghế nhựa đơn giản, dân dã. Thường dọn hàng từ
4g chiều cho tới khuya. Quan trọng nhất là đông khách. Đông khách chắc chắn vì
hai lý do, thứ nhất, lẩu ngon và thứ hai, giá cả hợp lý.

            Đã
được nhiều thổ địa Hải Phòng chứng thực về chất lượng, cũng như không lần nào
tới Hải Phòng mà lại có thể bỏ qua món này, “lẩu cua đồng Văn Cao” ngày nay trở
thành cái cớ để chúng tôi rủ nhau tụ tập và ôn chuyện “ngày xưa”.

            Cũng
như món bánh đá cua đã được gắn mác Hải Phòng, lẩu cua đồng ở đây cũng tạo cho
mình một phong cách riêng, đậm đà và dân dã. Nước lẩu mới nhìn đã... rớt nước
miếng.

            Riêu
cua đóng bánh nổi vàng ruộm béo ngậy, lẫn trong màu đỏ của cà chua, màu xanh
của hành lá, được đánh chua bằng giấm bỗng thanh thanh, sôi lục bục trên bếp
lẩu và tỏa mùi thơm phưng phức, nức cả mũi.

            Một
người bạn đất Hải Phòng tắc lưỡi bảo, cô biết vì sao nước lẩu ở đây lại thơm
ngọt đậm đà không, là bởi nước được ninh từ xương ống, nõn tôm khô, thịt cua
nhiều, nhiều người thích còn đập thêm vài quả trứng vịt lộn vào nước nữa kìa,
không ngon sao được.

            Nói
rồi suýt xoa dọn bát, dọn đũa vừa giục nhân viên mang thêm đồ ăn kèm. Nhân viên
ở quán khá nhanh nhẹn, loáng chốc đã mang ra đầy một bàn thức ăn kèm gồm thịt
bò, chả cá, lòng non, đậu phụ, giò sống, tôm, ngao, mực... mỗi thứ một đĩa nhỏ
xinh xinh.

            Thả
chút một vào nồi lẩu sôi sùng sục, đợi một chút rồi vớt ra chấm muối tiêu chanh
ớt hoặc tương ớt cay xè, cái gì hợp ý muốn ăn thêm thì gọi nhà hàng mang ra
thêm.

            Tôi
đặc biệt mê món chả cá, vừa giòn, vừa dai, vừa miệng lạ lùng. Nhiều bạn tôi
cũng mê món này, thường phải gọi thêm mấy đĩa thả vào nồi lẩu ăn cho no căng
bụng mới thôi.

            Lẩu
riêu cua đồng thường được phục vụ ăn kèm với hoa chuối thái sợi mỏng, ngoài ra
có thêm đĩa rau sống gồm xà lách, mùi tàu, húng các loại, rau ngổ... mỗi thứ
một tý ăn cho thơm miệng. Rau mồng tơi cũng là loại thường được dùng nhúng
trong món này.

            Điều
đặc biệt nữa ở đây là nếu như ăn lẩu ở nhiều nơi, bạn thường được phục vụ mì
tôm, bún, bánh đa trắng thì đến với lẩu cua đồng Hải Phòng, nhất định phải ăn
kèm với bánh đa đỏ. Vậy là cùng lúc, thực khách được thưởng thức luôn một biến
thể của món bánh đa cua Hải Phòng nổi tiếng trong nồi lẩu cua đồng với bạn bè
rồi.

            Tôi
nhớ mãi một lần đi tàu từ Bạch Long Vỹ về bến Bính Hải Phòng quãng 3g chiều.
Vừa lên bờ cả nhóm đã nháo nhác chia tay bạn bè cùng chuyến và bắt xe về Văn
Cao để ăn lẩu cua đồng bù lại sức lực đã rơi rụng trên chuyến tàu từ xa khơi
trở về với đất mẹ.

            Vẫn
còn sớm, chưa tới 4g chiều nên quán còn đóng cửa, đành đứng ngồi trên vỉa hè
chờ đến giờ được ăn.

            Đang
đợi thì thấy xịch, hai chiếc taxi trờ tới và chúng tôi phá ra cười khi xuống xe
chính là một nhóm bạn cũng vừa chung tàu với mình từ Bạch Long Vỹ về Hải Phòng.
Hóa ra các bạn cũng có chung dự định thưởng thức món lẩu cua đồng nổi tiếng béo
ngậy, thơm ngon của đất Cảng.

            Chúng
tôi là những nhóm thực khách đầu tiên của buổi chiều hôm ấy. Chỉ ngồi một lúc, đã
thấy bàn nào bàn nấy đầy ắp người.

            Bất
kể hôm đó trời nóng, các nhóm, hội vẫn tụ tập quanh nồi lẩu cua đồng, vừa xì
xoạp

ăn uống vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện trên
trời dưới biển, chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ của một chuyến đi vừa thực
hiện nào đó.

            Không
phải vô cớ mà chúng tôi vẫn hay gọi món lẩu cua đồng Văn Cao là “điểm hẹn Hải
Phòng”. Bạn đã bao giờ thưởng thức món ngon này trong danh sách ẩm thực đất
Cảng chưa?

            (Nguồn:
Về Hải Phòng ăn lẩu cua đồng//Báo Tuổi trẻ. - ngày 24/08)

 

VI - Du lịch; Thể
thao:

71. Khám phá động
Quả Vàng - Hải Phòng

            Chưa
một khách du lịch nào có điều kiện đặt chân đến động Quả Vàng - một hang động
kỳ thú của thiên nhiên trao tặng con người. Với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú, những
hình khối nhũ lấp lánh được dát vàng đều từ nền hang cho tới vách hang - động
Quả Vàng thực sự là điểm đến hấp dẫn cho những ai ưa thích du lịch khám phá.

            Theo
địa giới hành chính, động Quả Vàng nằm ở xã Việt Hải (huyện Cát Hải - Hải
Phòng). Từ 7 giờ sáng đầu hè, theo lịch hẹn trước, đoàn nhà báo chúng ta xuống
ca nô tại bến tàu Cát Bà để khởi hành đến động Quả Vàng. Khoảng 60 phút trên
biển, cano đã cập vào một lòng vịnh - nơi có một lồng bè lớn của một gia đình
ngư chài sinh sống. Gia đình họ có “nhiệm vụ” 
canh gác, bảo vệ, không cho người lạ xâm nhập vào khu vực động Quả Vàng.
Họ chỉ thực sự giúp đỡ, dẫn chúng ta đi khi có sự đồng ý của chính quyền địa
phương.

            Khi
bắt đầu đi, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy hai ngư dân dẫn đường mang theo một
bè bằng phao xốp, một cái thuyền nhỏ, dân bản địa gọi là mủng.

            Chúng
ta đi trên vịnh khoảng 200 mét rồi cập vào bờ rừng đầu tiên. Hai thanh niên dẫn
đường giúp chúng ta. Một người đi trước mở đường bằng dao quắm, vừa đi vừa phát
quang bụi rậm, người thứ hai “chốt” cuối cùng, phòng sự cố xảy ra. Đi được
khoảng 500mét, chúng ta đến lòng vịnh. Đây là đoạn đường gian nan nhất mà chúng
ta được cảnh báo. Nhìn lòng vịnh phẳng lặng xanh ngăn ngắt một màu, xung quanh
chỉ có tiếng chim rừng, trong khi phương tiện băng qua vịnh chỉ có một tấm bè
và một mủng tre… sẽ làm chúng ta lo ngại. Chúng ta bắt đầu xuống bè trong tâm
trạng bước vào cuộc thử thách mới.

            Khi
bước tới cửa hang động Quả Vàng, mùi phân Dơi xộc ra nồng nặc. Mọi đèn pin được
phát huy soi đường xuống Động. Những khối nhũ lấp lánh trên vách hang, nền hang
ẩn hiện trong những khối hình tự nhiên rất đẹp.

            Vào
bên trong động Quả Vàng, tất cả đều trong trạng thái nguyên sơ, chưa có sự tác
động, xâm hại của con người. Động có độ cao khoảng 25 – 30m, rộng gần 40m, sâu
gần 100m. Chính quyền địa phương đánh giá đây là một trong những Động đẹp nhất
ở khu vực vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà bởi tính đa dạng nguyên sinh và của
kiến trúc thiên tạo.

            Động
được chia làm hai “khoang”, mỗi khoang có một kiểu nhũ đá khác nhau, vẫn còn
giữ nguyên vẹn, không có bất cứ biểu hiện gì là có sự tác động của con người.
Khoang ngoài với các khối thạch nhũ lấp lánh phát sáng màu vàng khi có luồng
ánh sáng chiếu qua, mặt sàn của động bằng phẳng màu trắng nhưng được “trang
điểm” những “hạt” màu vàng, lấp lánh như những hạt kim sa, vách và trần hang là
vô vàn hình khối thạch nhũ kỳ dị phong phú. Khoang thứ hai tựa như một phòng
triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc màu vàng với vô số tạo
hình của tự nhiên nhưng hết sức kỳ thú, tinh xảo và điêu luyện làm chúng tôi
ngỡ ngàng.

            (Nguồn: Khám phá động Quả Vàng - Hải
Phòng//dulichvn.org.vn. - ngày 04/08)

 

72. Bán kết Cup Quốc
gia 2015: Thua đối thủ toàn diện, Hải Phòng giành HCĐ

           
Nội T&T chơi quá xuất sắc khiến Hải Phòng không có cơ hội lật ngược thế cờ
ở trận bán kết Cup Quốc gia 2015. Thất bại 5-0, Hải Phòng trở thành nhà cựu vô
địch và nhận HCĐ cùng phần thưởng 200 triệu từ BTC…

            Tiền
đạo Fagan phải ngồi ngoài do chấn thương, trung vệ Ngọc Thịnh vắng mặt vì thẻ
phạt và những vị trí thay thế không đảm bảo chất lượng. CHính điều này khiến
Hải Phòng hoàn toàn đánh mất thế trận và buộc phải chơi theo ý đồ của đối
phương. Việc bị thủng lưới quá sớm ở phút thứ 3 khiến Hải Phòng không thể triển
khai lối chơi phòng ngự sở trường và thầy trò HLV Trương Việt Hoàng sụp đổ bởi
đối phương  chơi quá thuyết phục.

            Ngoài
ra, việc thiếu vắng Fagan khiến áp lực trên hàng công của Hải Phòng giảm hẳn.
Stevens quá đơn độc trước hàng phòng ngự Hà Nội T&T và đẩy áp lực rất mạnh
lên hàng tiền vệ và bộ đôi trung vệ. Không có Ngọc Thịnh, trung vệ thay thế là
Anh Tuấn quá yếu ớt trước sự mạnh mẽ của Gonzalo cũng như sự tinh quái, khéo
léo của Thành Lương, Văn Quyết… Kết quả là Hải Phòng sụp đổ với tỷ số 0-5 và
trở thành cựu vô địch Cup Quốc gia.

            Kết
thúc trận đấu, trợ lý Nguyễn Đức Cảnh cũng thẳng thắn thừa nhận: Hải Phòng chơi
không tốt bởi chúng tôi phải chơi theo ý đồ của đối phương. Hà Nội T&T chơi
rất tốt trong trận đấu này và Hải Phòng không thể lật ngược được thế trận khi
thua toàn diện. Hà Nội T&T đã có đấu pháp tốt hơn và họ giành chiến thắng
xứng đáng để vào chung kết.

           
Nội T&T là khắc tinh của Hải Phòng qua nhiều mùa giải cũng như Gonzalo luôn
là “hung thần” đối với các TM của đội bóng đất Cảng. Vẫn còn đó tinh thần chiến
đấu máu lửa, sự cuồng nhiệt của các CĐV nhưng Hải Phòng không thể giành được
chiến thắng bởi đối phương phát huy được sức mạnh và vượt trội về con người,
lối chơi… Nếu quyết tâm và may mắn hơn, Hà Nội T&T còn có thể ghi nhiều hơn
5 bàn thắng.

            Chính
thức trở thành cựu vô địch, Hải Phòng giành HCĐ cùng phần thưởng 200 triệu để
quay về mặt trận duy nhất là V. League. Nơi thầy trò HLV Trương Việt Hoàng cũng
đang sở hữu vị trí thứ 3 và vẫn còn cơ hội vươn cao. Trợ lý Nguyễn Đức Cảnh cho
rằng: Chúng tôi cần quên ngay trận đấu này bởi ra khỏi sân Hàng Đẫy thì trước
mắt chúng tôi đã là V. League. Không thể bảo vệ chức vô địch và chỉ giành HCĐ ở
Cup Quốc gia 2015 nhưng với sự đầu tư hạn chế thì đây cũng là kết quả không tồi
đối với Hải Phòng ở mùa giải 2015.

            (Nguồn: Bán kết Cup Quốc gia 2015: Thua đối thủ toàn
diện, Hải Phòng giành HCĐ//Báo An ninh Hải Phòng. - ngày 07/08)

 

73. Giải cờ vua cung văn
hóa thiếu nhi thành phố: 388 Vận động viên tham gia

            Ngày
16-8, diễn ra “Giải cờ vua Cung văn hóa thiếu nhi thành phố mở rộng 1 năm
2015”  Tham gia giải 1 đấu có 388
vận  động viên đến từ  các trung tâm thể dục thể thao quận, Cung Văn
hóa thiếu nhi thành phố, Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp và các trường
tiểu học trên địa bàn thành phố.

            Các
vận động viên được chia thành 6 nhóm tuổi, 1999 2001, 2002-2004, 2005,2006,
2007-2008 và 2009. Mỗi nhóm tuổi có 1 bảng nam và 1 bảng nữ tranh giải cá nhân,
thi đấu theo thể thức Thụy Sĩ cờ nhanh hệ số lũy tiến 6 vòng, thời gian cho mỗi
vòng đấu là 40 phút.

            Giải
thi đấu diễn ra với chất lượng chuyên môn cao, nhiều ván đấu,diễn ra kịch tính,
có ván đấu kết thúc nhanh khi chưa hết  1
phút nhưng cũng có những ván đấu kéo dài đến gần hết thời gian thi đấu. Kết
thúc giải đấu, ban tổ chức trao 10 giải nhất, 10 giải nhì, 40 giải ba cùng giấy
chứng nhận cho các vận động viên.

            (Nguồn:
Giải cờ vua cung văn hóa thiếu nhi thành phố//Báo Hải Phòng. – ngày 18/08)

 

74. U-23 Việt Nam và CĐV
Hải Phòng được đề cử Fair Play 2015

            Trong
số rất nhiều hình ảnh đẹp của bóng đá Việt Nam tính đến ngày 18-8-2015, Hội
đồng Thẩm định đã nhất trí bình chọn những tấm gương tiêu biểu nhất đề cử cho
giải thưởng Fair Play 2015.

            Cuộc
họp của Hội đồng Thẩm định (HĐTĐ) diễn ra sôi nổi với những bàn luận sắc sảo
của các chuyên gia bóng đá có uy tín trong việc so bó đũa chọn cột cờ.

Chuyện lạ của CĐV Hải Phòng:

            Chuyên
gia Nguyễn Văn Vinh sau khi tham khảo những đề cử của giải thưởng Fair Play đã
suy nghĩ rất lâu mới bộc lộ quan điểm của mình: “Tôi thấy hình ảnh về đời sống
bóng đá hết sức thực tế là các CĐV Hải Phòng. Tôi nhớ không nhầm thì đã hơn 50
năm qua, lâu lắm rồi mới có câu chuyện lạ lùng như thế.

            Thời
điểm này chúng ta nên đề cao hình ảnh CĐV Hải Phòng với thái độ và hành động
đấu tranh quyết liệt chống cái xấu. Vấn nạn này trong bóng đá mãi vẫn tồn tại
một cách nhức nhối mà không hiểu sao ban tổ chức (BTC) giải lại im lặng. Việc
chúng ta cổ vũ cho hành động đẹp của CĐV Hải Phòng cũng là cách đặt câu hỏi cho
BTC giải vì sao sự việc lại để chìm xuồng?”.

            Đồng
tình với nhìn nhận của đồng nghiệp, chuyên gia Nguyễn Hữu Bàng phân tích thêm:
“Tôi nhất trí với đề xuất cho CĐV Hải Phòng. Hình ảnh CĐV phản ứng CLB của mình
một cách thiết thực như thế nhiều năm nay chưa có. Đây cũng là tấm gương thể
hiện quyết liệt tẩy chay cái xấu từ hội CĐV Hải Phòng cần phổ biến cho những
người hâm mộ bóng đá biết rõ hơn. Dĩ nhiên chúng ta đều tiếc cho mọi việc đã
không được BTC giải làm đến nơi đến chốn, sau những ý kiến và phản ứng của CĐV
Hải Phòng.

            Tôi
đã từng là thành viên của BTC giải nên có thể hiểu vì sao họ không thể làm rõ
vi phạm trực tiếp của CLB Hải Phòng. Vấn đề là BTC có chịu làm hay không, bởi
điều lệ quy định rõ ràng chỉ cần căn cứ vào phản ứng dư luận, công luận, băng
ghi hình,… mà không cần có bằng chứng cụ thể người ta vẫn có hình thức kỷ luật.
Trước đây, BTC giải kỷ luật bốn cầu thủ của SL Nghệ An hay trừ điểm Xuân Thành
Sài Gòn với những biểu hiện tương tự Hải Phòng đều nhận được sự đồng tình cao
của dư luận”…

            (Nguồn:
U-23 Việt Nam và CĐV Hải Phòng được đề cử Fair Play 2015/Công Tuấn, Cẩm
Loan//Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh. – ngày 21 tháng 8)

 

75.  Câu lạc bộ Hải Phòng nhận án phạt nặng

            Sau
khi xem xét băng ghi hình trận đấu cũng như báo cáo của giám sát trận Than Quảng
Ninh – Hải Phòng ở vòng 21 trên sân Cẩm Phả chiều 15-8, LĐBĐ Việt Nam (VFF) đưa
ra 3 quyết định kỷ luật về trận đấu này. CLB Hải Phòng nhận án phạt nặng nhất.

            Theo
đó, VFF phạt 15.000.000đ (Mười lăm triệu đồng) đối với Ban tổ chức trận đấu của
câu lạc bộ bóng đá Than Quảng Ninh, do để cổ động viên đốt pháo sáng nhiều lần,
vi phạm khoản 2 Điều 68 “Vi phạm công tác tổ chức” Quy định về kỷ luật của VFF
trong trận đấu giữa Than Quảng Ninh và Hải Phòng.

            VFF
phạt 6.000.000đ (Sáu triệu đồng) đối với câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng do có 6
cầu thủ bị phạt thẻ vàng, vi phạm điểm a khoảng 1 Điều 46 “Hành vi ứng xử không
đúng của đội bóng” Quy định về kỷ luật của VFF. Và mức phạt nặng nhất dành cho
hậu vệ Nguyễn Văn Nam (29) của CLB Hải Phòng. Nam bị VFF phạt 15.000.000đ (Mười
lăm triệu đồng) và đình chỉ thi đấu 5 (năm) trận kế tiếp do trong trận đấu đã
nhiều lần phạm lỗi nghiêm trọng, vi phạm khoảng 1 và 3 Điều 39 “Hành vi xâm
phạm thân thể” Quy định về kỷ luật của VFF.

            V-League
2015 còn 5 vòng đấu là hạ màn, như vậy trung vệ Nguyễn Văn Nam ngồi chơi xơi
nước đến hết giải.

            (Nguồn:
Câu lạc bộ Hải Phòng nhận án phạt nặng/Đỗ Hân// Báo Hải Phòng. - ngày 21/08)

 

VII  - Tài nguyên; Môi trường:

76. Dự án thoát nước
mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng: Nhiều gói thầu được đẩy
nhanh tiến độ

            Nhằm
hoàn thành Dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng
(giai đoạn 1) đúng kế hoạch cam kết, từ đầu tháng 3 đến nay, nhiều gói thầu của
dự án được tập trung thực hiện, đẩy nhanh tiến độ với sự phối hợp của Ban quản
lý dự án, các địa phương và nhà thầu.

Đồng loạt thi công
nhiều gói thầu
:

            Tại
gói thầu A2- xây dựng tuyến cống nước thải: tuyến 2, tuyến 3, kênh An Kim Hải,
tuyến cống hộp Phương Lưu, nhà thầu gồm Công ty CP Xây dựng Bạch Đằng 201 và
Công ty CP Bạch Đằng 5 thuộc Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng tập trung nhân
lực, thiết bị triển khai đồng loạt 6 mũi thi công đoạn từ Văn Cao đến cống Nam
Đông. Ban quản lý dự án cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường thành phố xác
định chỉ giới ngoài thực địa để UBND quận Ngô Quyền, Hải An tổ chức kiểm kê.
Hiện tại, quận Ngô Quyền tiến hành kiểm kê, giải phóng mặt bằng phần diện tích
còn lại để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công (đoạn từ Văn Cao đến
Lạch Tray), chậm nhất trong tháng 10 năm nay..

            Đối
với gói thầu A4- xây dựng, cải tạo hồ điều hòa Đôn Nghĩa và Trại Chuối, kênh Ba
Tổng; xây dựng đê Vĩnh Niệm, tuyến cống hộp: Thượng Lý, Trại Lẻ, Ba Tổng, với
sự chỉ đạo quyết liệt của UBND quận Hồng Bàng, sự phối hợp của ban quản lý dự
án, nhà thầu có đủ mặt bằng thi công. Trong đó, tuyến cống hộp, cống tròn,
đường, cổng và trạm bơm Thượng Lý hoàn thành giải phóng mặt bằng(GPMB) từ tháng
5. Hồ điều hòa Trại Chuối 1 và 2, GPMB xong ngày 10-7; phấn đấu hoàn thành phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch, thiết kế và dự toán cải tạo kênh Ba Tổng, hồ Vĩnh
Niệm mới và trạm bơm cưỡng bức trong tháng 9 tới.

            Với
gói thầu C-xây dựng khu chôn lấp chất thải rắn, ban quản lý dự án cùng đơn vị
tư vấn thương thảo với nhà thầu, giảm tối đa thời gian thi công từ 42 tháng
xuống 34 tháng và cắt bỏ hạng mục lò đốt rác theo chỉ đạo của UBND thành phố.
Dự kiến, tháng 8, hợp đồng sẽ được ký để nhà thầu triển khai thi công.

Tăng cường công tác
GPMB:

            Trong
4 tháng qua, tiến độ thực hiện dự án được đẩy nhanh, tuy vậy, vướng mắc lớn,
cản trở tiến độ trên toàn dự án vẫn là mặt bằng. Chẳng hạn, đối với gói thầu
A1-xây dựng tuyến cống nước thải: tuyến 1, tuyến 4, tuyến 5 và đường dẫn tới
Nhà máy xử lý nước thải Vĩnh Niệm, trong đó tuyến 4 còn 22 m cống bê tông cốt
thép đấu nối vào trạm bơm Chợ Hàng. Tương tự, tuyến 5 còn gần 35 m ống gang cầu
cũng đấu nối vào trạm bơm Chợ Hàng. Nhưng cả hai đoạn trên đều chưa thi công do
nằm trong chỉ giới thu hồi đất Trạm bơm Chợ Hàng chưa GPMB. Với gói thầu A2,
mặc dù ban quản lý dự án đã bàn giao mặt bằng để nhà thầu thi công đoạn từ cầu
Văn Cao đến cống Nam Đông và xác định chỉ giới ngoài thực địa. Nhưng theo phê
duyệt thiết kế điều chỉnh, khu vực này liên quan đến khoảng 20 hộ cần bố trí
tái định cư, nên phần mặt bằng này chưa được bàn giao cho nhà thầu. Với phần
diện tích này, quận Ngô Quyền và Hải An cần khẩn trương kiểm kê, bồi thường, hỗ
trợ, bàn giao mặt bằng cho ban quản lý dự án chậm nhất trong tháng 10. Đáng chú
ý, tại trạm bơm Chợ Hàng thuộc gói thầu A3, hiện việc bàn giao mặt bằng chậm
khoảng 2 tháng so với kế hoạch. Để bảo đảm tiến độ thi công của hạng mục cũng
như đấu nối, vận hành chạy thử đồng bộ hệ thống xử lý nước thải của 4 trạm bơm
và nhà máy xử lý nước thải, ban quản lý dự án đề nghị quận Lê Chân khẩn trương
phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong tháng 7, để giải
phóng và bàn giao mặt bằng của nhà thầu có thể thi công trong tháng 8 này.

            Tại
cuộc kiểm tra tiến độ dự án vào giữa tháng 7 vừa qua, Phó chủ tịch UBND thành
phố Lê Thanh Sơn khẳng định, tiến độ dự án cơ bản đáp ứng yêu cầu và có thể đẩy
nhanh hơn nữa với sự cố gắng của các địa phương, đặc biệt là công tác GPMB. Đối
với kinh phí cho dự án, đợt 1 thành phố bố trí 88 tỷ đồng ưu tiên cho những khu
vực “đường găng”. Đối với phần kinh phí còn lại trong năm nay cần khoảng 140 tỷ
đồng, Phó chủ tịch UBND thành phố giao các Sở 
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý dự
án tiếp tục cân đối, hướng ưu tiên cho những khu vực cần GPMB. Đồng thời, khẩn
trương thực hiện một số nội dung theo kiến nghị như : xem xét giải quyết hỗ trợ
vượt hạn mức, bố trí vốn.... Đặc biệt, ban quản lý dự án cần tăng cường lực
lượng phối hợp với các quận, huyện để bảo đảm tiến độ dự án cam kết.

            (Nguồn: Dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất
thải rắn Hải Phòng…/Quốc Minh// Báo Hải Phòng. – ngày 04/08)

 

77. Hợp tác giữa Hải
Phòng và Kitakyushu trong lĩnh vực năng lượng và rác thải

            Chiều
4-8, UBND thành phố phối hợp với chính quyền thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) tổ
chức phiên họp tổng thể lần thứ nhất thảo luận thúc đẩy dự án thí điểm trong
khuôn khổ kế hoạch tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng. Tham dự có lãnh đạo
các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.

            Sau
hơn 1 năm thực hiện dự án giảm thiểu các-bon, phát triển tăng trưởng xanh, các
chuyên gia thành phố Kitakyushu phối hợp với thành phố Hải Phòng nghiên cứu,
thống nhất lựa chọn thực hiện 15 dự án thí điểm trong chương trình hợp tác. Tại
phiên họp, hai bên tiếp tục thảo luận, bổ sung, hoàn chỉnh các nội dung cụ thể,
tìm giải pháp hữu hiệu, thúc đẩy các dự án thí điểm nhằm bảo đảm thực hiện dự
án có tính khoa học, khả thi cao trong giai đoạn tiếp theo.

            Trong
những tháng tiếp theo của năm 2015, hai bên tiếp tục đẩy mạnh tiến độ một số dự
án về năng lượng và rác thải. Đối với dự án thúc đẩy tiết kiệm năng lượng tại
các nhà máy và tòa nhà cao tầng, sau khi tiến hành thí điểm áp dụng lò điện
hiệu suất cao tại 2 nhà máy đúc ở xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, các chuyên gia
Nhật Bản tiến hành đánh giá hiệu quả nhằm giảm nhẹ chi phí khi nhân rộng mô
hình. Từ đó, tiếp tục thí điểm tủ điện trưng bày tiết kiệm năng lượng tại các
siêu thị và thay thế hệ thống điện chiếu sáng bằng đèn led hiệu suất cao nhằm
tiết kiệm năng lượng cho thành phố. Đối với dự án hoạt động phát điện nhiệt thu
hồi và nguyên nhiên liệu hóa trong nhà máy xi măng đang thí điểm tại Công ty xi
măng Vicem Hải Phòng, hai bên tiến hành khảo sát thực tế nhằm lựa chọn công
nghệ kỹ thuật thiết bị phát điện nhiệt khí thải thu hồi phù hợp, xây dựng dự
toán chi phí và lộ trình thực hiện… Trong năm 2016, hai bên xây dựng dự án tiếp
nối với mô hình hóa dự án giảm thiểu lượng phát thải CO2 trong lĩnh vực đóng
tàu, đúc nhựa, luyện sắt thép…, tiến tới thực hiện toàn diện kế hoạch tăng
trưởng xanh thành phố Hải Phòng.

            (Nguồn: Hợp tác giữa Hải Phòng và Kitakyushu trong lĩnh
vực năng lượng và rác thải/

Thanh Thanh//Báo Hải Phòng điện tử. – ngàyg 5/08)

 

78. DAP Đình Vũ
khẳng định không gây ô nhiễm môi trường

            Gần
đây có nhiều ý kiến cho rằng Công ty CP DAP (Đình Vũ , Hải Phòng) không quan
tâm đến việc bảo vệ môi trường như: Không xử lý chất thải, khí thải, dư lượng
flo, bụi trong bã thải gyps làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân... Tuy nhiên,
về phía doanh nghiệp lại khẳng định doanh nghiệp luôn quan tâm đến vấn đề môi
trường và bảo vệ môi trường.

            Ông
Nguyễn Văn Sinh - Tổng Giám đốc DAP cung cấp cho chúng tôi toàn bộ tài liệu về
việc chấp hành bảo vệ môi trường của công ty.

            Qua
tài liệu và thực tế cho thấy, phóng viên ghi nhận DAP đã triển khai đầy đủ các
nội dung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Kết quả kiểm tra của
các đoàn kiểm tra cũng cho thấy, đơn vị đã có ý thức chấp hành pháp luật về bảo
vệ môi trường, đến nay chưa có nội dung nào vi phạm. Theo các kết quả quan trắc
định kỳ, toàn bộ các thông số về môi trường đều đạt quy chuẩn quốc gia.

            Ông
Nguyễn Văn Sinh - Tổng Giám đốc DAP cho biết thêm: Công ty biết việc người dân
quan tâm chính là lượng bã thải gypsum hàng ngày phát sinh tại công ty. Theo ý
kiến một số người dân thì đây là một loại chất thải nguy hại, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường sống. Tuy nhiên, thực chất bã thải mà người dân nhìn thấy
chính là thạch cao (tên tiếng Anh là gypsum) có công thức hóa học CaSO4.2H2O,
chất thải này không phải là chất thải nguy hại. Tổng cục Môi trường Việt Nam
cũng đã khẳng định bã thải gypsum phát sinh từ nhà mày DAP không phải là chất
thải nguy hại.

            (Nguồn: DAP Đình Vũ khẳng định không gây ô nhiễm môi
trường/Nguyên Vũ//Báo Nông thôn ngày nay. - ngày 05/08)

 

79. Hải Phòng: Quận Hồng
Bàng được PCT UBND thành phố Lê Thanh Sơn khen ngợi

            Vừa
qua, ngày 16/07/2015 tại cuộc họp làm việc với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA) về kiểm tra dự án Thoát nước mưa nước thải, nước thải và quản lý chất
thải rắn Hải Phòng giai đoạn 1; UBND Quận Hồng bàng đã được PCT UBND thành phố
Lê Thanh Sơn hoan nghênh vì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

            Thực
hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố tại thông báo số 85/TB-UBND ngày
25/03/2015, tiến độ hoàn thành toàn bộ Dự án thước tháng 7/2017, UBND Quận Hồng
bàng đã rất tích cực trong việc đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
để kịp thời bàn giao mặt bằng cho Nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ của dự án.

            Cụ
thể, dự án thoát nước mưa nước thải đi qua 02 phường Trại Chuối và Thượng lý
của Quận Hồng Bàng, nhận thấy lợi ích dự án sẽ đem lại cho nhân dân TP Hải
Phòng nói chung, quận Hồng Bàng nói riêng một môi trường sống trong lành, hướng
tới phát triển hệ thống thu gom rác thải, thoát nước và xử lý chất thải đảm bảo
tiêu chuẩn…UBND Quận Hồng Bàng đã có những chỉ đạo quyết liệt với hai Phường Trại
chuối, Thượng lý nhằm đẩy nhanh tiến độ kịp thời bàn giao mặt bằng. Dự án đi
qua có liên quan đến nhà, đất của 154 hộ thuộc hai phường Trại chuối Hồng bàng
( trong đó 106 trường hợp thuộc Trại Chuối, 48 trường hợp thuộc Thượng Lý). Năm
2012 hầu hết các hộ đã nhận tiền bồi thường và cáckhoản hỗ trợ khác. Tuy nhiên
vẫn còn một số trường hợp chưa hiểu được lợi ích và chưa có sự đồng thuận nên
chưa nhận tiền bồi thường GPMB cũng như các khoản tiền hỗ trợ, dẫn đến công tác
GPMB gặp khó khăn đến tháng 07/2015 quận Hồng bàng mới bàn giao được mặt bằng
cho nhà thầu.

            “UBND
phường đã tập trung rất cao cho công tác dân vận,vận động các hộ dân còn lại
nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng. Mời lần đầu dân không đến
họp, thì cán bộ phường xuống tận nhà, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình để đưa ra
phương án tối ưu nhất. Có những khi cán bộ phường phải “canh” buổi trưa, buổi
tối khi các bà con đi làm về, đến tận nhà vận động tuyên truyền cho dân hiểu,
dân nghe để dân làm theo. Có những trường hợp đặc biệt như hộ bà Nguyễn Thị
Thêm ông chồng là ông Trần Văn Quý phường đã báo cáo lên Quận và xác định việc
phải xây dựng chương trình cưỡng chế. Tuy nhiên dưới sự vào cuộc chỉ đạo của
UBND Quận, sự nhiệt tình tâm huyết của đội ngũ cán bộ phường, cuối cùng gia
đình bà Thêm đã tự nguyện di chuyển đến ngôi nhà mới có điều kiện tốt hơn. Đây
cũng là trường hợp cuối cùng của phường.” – đồng chí Nguyễn Văn Nhã chủ tịch
phường Trại Chuối chia sẻ.

            Tương
tự phường Trại chuối, đồng chí Phạm văn Mỹ PCT UBND phường Thượng lý chia sẻ: “
Đúng là dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong. Dự án
Thoát nước mưa nước thải và quản lý chất thải rắn đi qua phường có 02 hạng mục.
Hạng mục 1 là dự án xây dựng tuyến cống hộp từ đường Hùng Vương đến Hồ Thượng
Lý, hạng mục 2 là dự án xây dựng tuyến cống hộp từ hồ Thượng lý đến cống ngăn
chiều Vạn kiếp giai đoạn 1, có liên quan đến 48 hộ dân. Đến tháng 5/2015 phường
Thượng Lý đã bàn giao mặt bằng cho nhà thầu, đảm bảo tiến độ. Tất cả là nhờ sự
đồng thuận của bà con, sự tâm huyết của đội ngũ cán bộ phường trong công tác
dân vận.”

            Dự
án không chỉ đi quan Hồng Bàng mà còn đi qua địa phận quận Ngô Quyền, Hải An,
Lê Chân và huyện Thủy nguyên. Nhận thấy tầm quan trong của dự án khi được đưa
vào sử dụng, mong rằng các Quận huyện còn lại tích cực và quyết liệt trong công
tác đền bù giải phóng mặt bằng để kịp tiến độ, tranh thủ được sự ủng hộ và giúp
đỡ của chính phủ Nhật bản và JICA.

            (Nguồn:
Hải Phòng: Quận Hồng Bàng được PCT UBND thành phố Lê Thanh Sơn khen ngợi/Quỳnh
Nga//Báo Thương hiệu và Công luận. – ngày 09/08)

 

80. Xã đảo Việt Hải vẫn
chìm trong biển nước

            Cơm
mưa lũ từ ngày 27.7, khiến toàn xã Việt Hải, H.Cát Hải, TP.Hải Phòng bị ngập
lụt. Nay mưa đã tạnh, nhưng nước rút rất chậm, toàn bộ xã đảo vẫn nằm trọn
trong biển nước.

            Để
vào được khu vực này, các đoàn công tác, cứu trợ từ Cát Bà ra, phải dừng ở cầu
cảng Việt Hải và di chuyển hơn 2 km bằng chiếc xe tải duy nhất của đơn vị thi
công tuyến đường xuyên đảo, trước khi chuyển sang đi xuồng hơn 3 km. Những ngày
qua, 3 chiếc xuồng cứu hộ của bộ đội biên phòng và kiểm lâm địa phương phải
chạy liên tục khi nhiều đơn vị, tổ chức tới thăm và mang theo hàng cứu trợ cho
người dân xã đảo.

            Đường
vào xã bị ngập, nên phải dùng xuồng luồn lách qua rừng. Chiếc xuồng đôi lúc bị
mắc kẹt vì xác cỏ, cây quấn vào chân vịt. Những chiếc xe máy, xe tải và máy xúc
của đơn vị thi công tuyến đường xuyên đảo nằm ngổn ngang dưới nước. Đài liệt sĩ
và cổng làng văn hóa Việt Hải, cũng ngập chìm trong nước.

            Theo
trung úy biên phòng Nguyễn Văn Tiến, thuộc Đồn biên phòng 54, ở trạm Việt Hải,
các anh còn phải phát cây, lấy lối cho xuồng đi và đánh dấu bằng những dây màu
đỏ buộc trên cây cho khỏi lạc.

            Nhà
văn hóa xã Việt Hải hiện là nơi ở tạm của 21 hộ dân có nhà bị ngập. Bà Nguyễn
Thị Na, 80 tuổi, nhà ở xã Phù Long trên đảo Cát Hải cho biết, bà đến chơi nhà
người thân nhưng do gặp nước lụt nên không về được.

            Còn
bà Hoàng Thị Hòa, 57 tuổi, ở thôn 2, xã Việt Hải than thở: “Chưa bao giờ nhà
cửa bị ngập sâu như vậy. Căn nhà của tôi đã chìm trong biển nước, toàn bộ ti
vi, tủ gỗ, kèm hơn 3 tạ thóc của vụ chiêm vừa qua mất trắng. Con trai tôi là bí
thư Đoàn xã, hôm đó đi cùng mọi người kiểm tra tình hình mưa lũ, thì ở nhà nước
dâng nhanh quá, vợ chồng tôi chỉ kịp mang được bộ quần áo đi thôi…”

            Trao
đổi với Thanh Niên ngày 9.8, ông Đỗ Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Việt Hải cho
biết, toàn bộ gần 80 hộ dân của xã đều bị ảnh hưởng nặng trong đợt lụt này,
trong đó có 21 hộ bị ngập hết nhà cửa, mất trắng tài sản. Hơn 10ha lúa và hoa
màu cũng bị ngập sâu. Tổng thiệt hại ước tính gần 17 tỉ đồng.

            Theo
ông Hùng, mức nước rút mỗi ngày hiện chỉ khoảng từ 20 - 25 cm. Xã Việt Hải
không có hệ thống cống điều tiết thủy lợi, nước chỉ chảy qua các áng Mận và áng
Bèo (các khe thoát nước tự nhiên- NV) nên rút rất chậm. Một số thợ lặn được thuê
để tìm điểm bị tắc tại 2 áng này để khơi thông dòng chảy.

            “Nếu
nước cứ rút chậm thế này thì phải nhiều ngày nữa nước mới hết được. Giải pháp
hiện nay là tạo 2 cống ở áng Mận và áng Bèo để nhanh tiêu thoát nước và chủ
động phòng úng lụt khi đang trong mùa mưa bão”, ông Hùng nói.

            (Nguồn:
Xã đảo Việt Hải vẫn chìm trong biển nước/Vũ Ngọc Khánh//Báo Thanh niên. – ngày
11/08)

 

81. Hải Phòng: Thực hiện
ngay giải pháp ngăn sự cố tràn nhiễm axit

            Giám
sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, giai đoạn 2007 -
2014 tại Công ty Cổ phần DAP-VINACHEM, Đoàn ĐBQH TP ghi nhận: từ năm 2007 đến
nay, Công ty luôn ý thức rõ nhiệm vụ và trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi
trường, thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực môi
trường; đã lập báo cáo tác động môi trường, xin cấp giấy phép xả thải theo quy
định; thuê tư vấn khảo sát lập Đề án bảo vệ môi trường, cảng nhà máy… Tuy
nhiên, quy mô bãi chứa thạch cao của công ty ngày càng lớn, nằm cạnh tuyến
đường du lịch ra đảo Cát Bà, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và môi trường
trong khu vực; từ năm 2009 đến nay, Công ty đã để xảy ra sự cố rò rỉ gần 7 tấn
hóa chất Axit Sulfuric và đã 4 lần bị cơ quan chức năng xử phạt về các hành vi
vi phạm về môi trường… Ghi nhận những kết quả đạt được; đồng thời, Đoàn ĐBQH TP
đề nghị Công ty thực hiện ngay các giải pháp kỹ thuật ngăn chặn sự cố tràn
nhiễm axit ra bên ngoài; khẩn trương thực hiện việc diễn tập phương án ứng phó
sự cố hóa chất theo quy định; tiếp tục hoàn thiện lắp đặt máy móc với thiết bị
công nghệ cao về bảo vệ môi trường, nhất là khu vực bãi thải ở khu sản xuất của
nhà máy sản xuất thạch cao; mời cơ quan chuyên môn độc lập tiến hành đo đạc
quan trắc, lấy mẫu xét nghiệm, công bố công khai các chỉ số về bảo vệ môi
trường với cử tri…

            (Nguồn:
Hải Phòng: Thực hiện ngay giải pháp ngăn sự cố tràn nhiễm axit/Nguyễn Hiền
Nhân// Báo Đại biểu nhân dân. - ngày12/08)

 

VIII. Giáo dục – Đào tạo:

82.  Đìu hiu trường nghề

            Hiện
nay, thị trường lao động cần nhiều lao động có tay nghề và kỹ năng tốt. Tuy
nhiên, nhiều trường nghề đang ở trong tình trạng khó tuyển sinh.

            Lớp
học về nghề điện của Trường Cao đẳng Duyên Hải (Hải Phòng) chỉ có hơn 10 học
viên đang hoàn thành nốt những chương trình để tốt nghiệp.

            Mạnh
Hoàng, một học viên lớp Cơ điện chia sẻ: “Lớp tôi có hơn 10 học viên. Để có
thêm thực tế, học viên trong lớp phải tự liên hệ tới cơ sở sản xuất, đồng thời
hoàn thành nốt bài thi lý thuyết để thi tốt nghiệp trong tháng 5 này”.

            Điều
đáng nói là cơ sở hạ tầng tại Trường Cao đẳng nghề Duyên Hải khá khang trang
nhưng thực tế lại vắng bóng người học. Cả trường có 40 phòng học thì hiện có
đến... 2/3 là bỏ không, nhiều khoa của trường phải đóng cửa, các thiết bị máy
móc thì phủ bụi, hoen gỉ. Ngay như Trung tâm huấn luyện thuyền viên, từng là
thế mạnh của Trường Cao đẳng Duyên Hải, giờ cũng xuống cấp trầm trọng vì không
một bóng người học.

           
Nguyễn Thị Xinh, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Duyên Hải cho biết: “Vì
là trường tư thục nên mọi chi phí đều do học sinh đóng góp. Ít học sinh, sinh
viên nên cán bộ, nhân viên không có lương, nhiều giáo viên đã phải xin chuyển
việc. Vào thời hoàng kim, mỗi năm trường có khoảng 4.000 sinh viên, học sinh.
Nhưng 2 năm trở lại đây, trường không tuyển sinh được. Hiện tại, nhà trường giờ
chỉ còn lại số ít sinh viên năm thứ 3, thứ 4 đang học liên thông lên đại học”.

            Trường
Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng, từng là đơn vị đầu đàn về trường nghề tại
Hải Phòng nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút học sinh. “Tâm
lý chuộng bằng cấp cũng như việc tuyển sinh đại học dễ dàng khiến nhiều người
không muốn theo học nghề. Hiện trường chỉ tuyển được 500 học sinh, sinh viên,
chỉ bằng 1/2 so với cách đây 5 - 6 năm”, ông
Đức Thuần, Hiệu trưởng Trường Cao
đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng cho
biết.

            Do
không tuyển được học sinh nên 2/8 trường trung cấp nghề tại Hải Phòng là Trường
Trung cấp nghề Công nghiệp Bạch Đằng và Trung cấp nghề Công nghiệp Phà Rừng đã
phải đóng cửa.

            Tương
tự như Hải Phòng, nhiều trường nghề tại các tỉnh, thành khác cũng trong tình
trạng khó tuyển sinh. Như Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội được giao chỉ
tiêu tuyển sinh từ 5.000 - 6.000 học sinh/năm nhưng cũng chỉ tuyển được hơn
1.200 học sinh. Hoặc như Trường Trung cấp nghề Việt Á (Cao Thắng, quận Hải
Châu, Đà Nẵng) hơn một năm nay vẫn chưa có kế hoạch tuyển sinh trở lại... Theo
Hội Dạy nghề Việt Nam, trình độ cao đẳng và trung cấp nghề trong năm 2014 chỉ
đạt hơn 78% so với kế hoạch, số lượng học viên tại các trường nghề ngày càng
giảm dưới áp lực tuyển sinh ngày càng dễ dàng của khối trường đại học và chính
sách hỗ trợ tiền lương cho người học nghề chưa thỏa đáng.

Sáp nhập trường nghề
yếu kém:

            Theo
khảo sát của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), Việt Nam đang rất thiếu lao động
có kỹ năng nghề. Hiện chỉ có khoảng 20% lực lượng lao động của Việt Nam được
đào tạo chuyên môn, kỹ năng nghề. Trong khi đó, nhu cầu của doanh nghiệp là
tuyển tới 80% lao động có kỹ năng nghề.

            Hiện
Bộ LĐTBXH quản lý 171 trường cao đẳng nghề, 301 trường trung cấp nghề và 991
trung tâm dạy nghề trên cả nước. “Tình trạng nhiều trường nghề vắng học viên
đang là thực tế. Một số cơ sở dạy nghề chưa trúng với quy hoạch, chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển nhân lực của từng địa phương, từng ngành. Do đó, bên
cạnh nắm bắt được nhu cầu của thị trường lao động thì cơ quan quản lý cần có
quy hoạch trường nghề, tránh đầu tư dàn trải khiến nhiều trường nghề hiện nay
đang rơi vào tình trạng ngắc ngoải”, ông Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viên Nghiên
cứu Khoa học dạy nghề, cho biết.

            Về
hướng đi của trường nghề, từ góc độ cơ sở, ông Trần Đăng Chính, Phó Hiệu trưởng
Trường Trung cấp nghề Thủy Nguyên, Ban Quản lý Khu kinh tế của Hải Phòng, chia
sẻ: “Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã nhập thiết bị máy móc hiện đại, do đó muốn
thu hút học sinh trước tiên các trường nghề phải có sự đổi mới về thiết bị dạy
học hiện đại. Chính vì vậy, khi chuyển trường về Ban Quản lý Khu kinh tế thành
phố, đây cũng là cơ hội để Trường Trung cấp nghề Thủy Nguyên liên kết với doanh
nghiệp trong đào tạo. Tìm được “đầu ra” từ doanh nghiệp, việc tuyển sinh của
trường sẽ thuận lợi hơn”.

            Theo
ông Dương Đức Lân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, các trường nghề nên chủ
động tái cơ cấu, nâng cao chất lượng giảng dạy để thu hút học sinh. Bộ LĐTBXH
đang hướng dẫn, đôn đốc các địa phương rà soát số lượng các trường cao đẳng
nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề nhằm tổng hợp, thiết lập mạng lưới
giáo dục nghề nghiệp để quản lý, hỗ trợ trường nghề theo Luật Giáo dục nghề
nghiệp sẽ có hiệu lực từ 1/7/2015. Những cơ sở hoạt động yếu kém, không chiêu
sinh được thì xem xét sáp nhập. Bên cạnh đó, các trường nghề cần tìm hiểu nhu
cầu thị trường lao động, liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo để gắn nhu cầu
với thực tế.

            (Nguồn: Đìu hiu trường nghề //Báo Tin tức. - ngày
01/08)

 

83. Đội bóng Làng
trẻ SOS - nơi chắp cánh ước mơ trẻ thơ

            Sau
mỗi buổi học căng thẳng, các em lại ùa ra sân, hòa mình theo trái bóng. Tuổi
thơ của các em là những chuỗi ngày bất hạnh, nhưng giờ đây, trong ngôi nhà SOS
thân yêu, các em được yêu thương, chăm sóc và quan trọng hơn cả, các em được
sống cùng niềm yêu thích của mình. Đội bóng Làng trẻ SOS là một đội bóng đặc
biệt bởi mỗi thành viên đều là những đứa trẻ đặc biệt, gắn kết mỗi người theo
cách cũng rất đặc biệt - tình yêu bóng đá…

Những thành viên đặc
biệt:

            Đội
bóng có 11 thành viên, mỗi em đều mang trong mình một số phận, một hoàn cảnh
hết sức đáng thương: có em bố mẹ mất khi đi biển, có em thì bị vứt bỏ cho ông
bà già yếu nuôi dưỡng khi bố mẹ trốn nợ, có em gia đình tan vỡ vì ma túy, được
đưa đến làng trẻ khi bố, mẹ đang thụ án trong trại… Nhờ vòng tay yêu thương che
chở của các mẹ ở làng trẻ, các em đang dần bước ra khỏi quá khứ, sống vui vẻ và
nỗ lực vươn lên từng ngày.

            Nguyễn
Xuân Tiến có lẽ là thành viên nhỏ tuổi nhất tham gia đội bóng. Nhỏ tuổi hơn các
anh trong đội nhưng Tiến lại là một trong những thành viên có tố chất, được
thầy huấn luyện đánh giá cao. Khác xa với vẻ bề ngoài rụt rè, nhút nhát thường
ngày, trong mỗi trận đấu, em có lối chơi xông xáo, năng động, kết hợp khéo léo
với đồng đội ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt.

            Tiến
tâm sự: Mẹ bỏ đi khi em mới 2 tuổi, 4 năm sau bố em cũng qua đời. Em ở với ông
bà nội đã ngoài 70 tuổi, sức khỏe ông bà già yếu không thể nuôi em ăn học nên
được đưa vào Làng trẻ. Tham gia đội bóng từ năm 8 tuổi, đến nay, Tiến đã đi thi
đấu 5 mùa giải. Sau mỗi buổi học, Tiến lại cùng các bạn tập trung chơi bóng.
Những lúc ấy, người ta mới nghe thấy nụ cười trong trẻo của em. Mơ ước duy nhất
của Tiến là được “tham gia đội bóng lâu dài, được tham dự nhiều giải đấu và sẽ
theo con đường bóng đá chuyên nghiệp trong tương lai”.

            Không
chỉ Nguyễn Xuân Tiến, hiện đội bóng có nhiều mầm tài năng được đánh giá cao.
Mới chỉ ra nhập đội bóng được hơn 1 năm nhưng em Đặng Văn Thắng, 12 tuổi vinh
dự mang về giải Cầu thủ xuất sắc nhất và giành danh hiệu “vua phá lưới” của mùa
giải khi lần đầu tham gia Giải Bóng đá thiếu nhi các Làng trẻ em SOS toàn quốc.
Hơn 2 năm ở vị trí thủ môn và đã 2 lần tham gia Giải bóng đá thiếu nhi các Làng
trẻ em SOS Việt Nam, bằng lối chơi chắc chắn và phản ứng nhanh, lần này, Đỗ
Quốc Huy được vinh danh thủ môn xuất sắc nhất trong niềm vui, tự hào của huấn
luyện viên và bạn bè.

Chắp cánh ước mơ:

            Mỗi
buổi chiều, sân bóng Làng trẻ SOS Hải Phòng lại rộn rã tiếng nói cười, tiếng la
hét cổ vũ của các cổ động viên nhí. Bỏ qua những tiết học căng thẳng, những nỗi
buồn thường ngày, các em hòa mình với trái bóng, thể hiện những động tác điêu
luyện, đẹp mắt như những cầu thủ nhí chuyên nghiệp.

            Thầy
Đặng Duy Toản - Phụ trách CLB Năng khiếu Làng trẻ SOS cho biết: Thành lập đội
bóng là muốn tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em tham gia hoạt động
ngoại khóa, giảm mệt mỏi căng thẳng sau giờ học. Qua sân chơi là các giải đấu ở
nhiều tỉnh thành, Làng trẻ hi vọng các em được hòa đồng với xã hội, tự tin hơn
ở bản thân mình và có thể tìm ra những em nhỏ có năng khiếu chơi bóng.

            Dưới
sự dẫn dắt nhiệt tình, tận tụy của các huấn luyện viên, từ 2007 đến nay, đội
bóng đá thiếu nhi Làng trẻ em SOS Hải Phòng thường xuyên tham gia thi đấu nhiều
giải và đạt nhiều thành tích cao như: vô địch Giải Bóng đá thiếu nhi Làng trẻ
em SOS toàn quốc Cúp Viettel năm 2007; huy chương đồng Giải Bóng đá thiếu nhi
Làng trẻ em SOS toàn quốc cúp PVD các năm 2011, 2014... Ở đây, ngoài đá bóng,
các em còn được học vẽ, cờ vua, múa, hát, nữ công… Từ những CLB này, nhiều em
đã tìm ra được khả năng của mình và có định hướng phát triển trong tương lai.

            Mỗi
một giải đấu là một kỉ niệm đan xen cả niềm vui và nước mắt. Thầy trò đã từng
ôm nhau khóc nức nở khi để vuột mất giải thưởng hay vỡ òa trong niềm vui khi
đội bóng giành cúp vô địch. Những kỉ niệm đẹp đó sẽ là hành trang giúp những
đứa trẻ bất hạnh quên đi quá khứ, mỉm cười tiếp tục hướng về tương lai.

            (Nguồn; Đội bóng Làng trẻ SOS - nơi chắp cánh ước mơ
trẻ thơ/Minh Hương//Báo An ninh Hải Phòng. - ngày 03/08)

 

84. Trường trung học
văn hóa nghệ thuật Hải Phòng: Nhiều khó khăn trong hoạt động

            Phó
chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Đình Bích vừa chủ trì cuộc giám sát tại Trường
Trung học Văn hóa nghệ thuật Hải Phòng về kết quả năm học 2014 – 2016. Theo báo
cáo, năm học 2014 – 2015, Trường trung học Văn hóa nghệ thuật Hải Phòng đã nỗ
lực đẩy mạnh tuyển sinh và tổ chức liên kết đào tạo trong bối cảnh khó khăn
chung của hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng dạy nghề. Theo đó, nhà trường
đã tăng được số lượng tuyển sinh đạt (105 học sinh); đào tạo ổn định một số bộ
môn nghệ thuật truyền thống như: thanh nhạc, múa, mỹ thuật, sân khấu; tổ chức
liên kết đào tạo và tích cực bồi dưỡng cho các lớp năng khiếu tạo nguồn. Bên
cạnh đó, trường cũng tích cực tham gia và đạt một số giải cao tại hội thi tài
năng trẻ học sinh, sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật toàn quốc. Tuy
nhiên, số học sinh tuyển được mới bằng 84% chỉ tiêu, quy mô đào tạo của trường
hiện nay còn thấp hơn trước đây, chưa tương xứng với truyền thống và đáp ứng
yêu cầu đào tạo nhân lực của thành phố. Đáng chú ý, cơ sở vật chất mặc dù đã
được quan tâm đầu tư nhưng vẫn thiếu đồng bộ, không phát huy đầy đủ công năng;
một số lớp học đã bị xuống cấp, chưa bảo đảm tốt an toàn tập luyện trong khi dự
án xây dựng khi nhà 5 tầng kéo dài, hiện còn dở dang chưa đưa vào sử dụng, vi
phạm quy định đầu tư và gây lãng phí lớn...

            Phó
chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Đình Bích đề nghị các sở, ngành liên quan cần
phối hợp chặt chẽ để tham mưu cho thành phố tháo gỡ những khó khăn vướng mắc
của trường; tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và rà soát, kiểm tra việc
triển khai thực hiện dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của đơn vị.

            (Nguồn: Trường trung học văn hóa nghệ thuật Hải Phòng:
Nhiều khó khăn trong hoạt động//Báo An ninh Hải Phòng. - ngày 05/08)

 

85. Năm học mới
2015-2016: Khó nhất vẫn là bậc học mầm non

            Ngày
15-8, học sinh 783 trường học tại thành phố tựu trường, bắt đầu năm học mới
2015-2016. Bên cạnh những thuận lợi về truyền thống, thành tích, đội ngũ nhân
lực, cơ sở vật chất của chung toàn ngành, vẫn còn những khó khăn của riêng bậc
học mầm non khiến những người làm công tác quản lý ngành Giáo dục-Đào tạo
(GD-ĐT) và chính quyền các địa phương chưa thể yên tâm.

Bậc bé nhất, lo nhiều nhất:

            Trường
mầm non (MN) thị trấn An Dương được công nhận đạt chuẩn quốc gia từ năm 2005,
là trường MN có chất lượng cao nhất trong số các trường MN trên địa bàn huyện
An Dương.  Cứ đến mùa tuyển sinh năm học
mới, số gia đình đến xin học cho con em khá đông. Tuy nhiên, do số phòng học
của trường có hạn, nên nhà trường ưu tiên nhận hết số trẻ em 5 tuổi  nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục MN.
Trẻ em các độ tuổi từ 2 đến 4, tỷ lệ huy động giảm dần. Trong đó, trẻ 2 tuổi
mới huy động đạt 28%; trẻ 3 tuổi huy động đạt tỷ lệ 54%; trẻ 4 tuổi huy động
đạt 61%. Theo hiệu trưởng nhà trường Mai Thị Thịnh, nếu nhà trường thu nhận hết
số trẻ các độ tuổi trên địa bàn thì trường còn thiếu 9 phòng học và 18 giáo
viên. Điều đáng nói là, hiện trường còn 7 giáo viên diện hợp đồng chưa được
hưởng chế độ theo quy định. Do nhu cầu gửi trẻ của người dân cao, trong khi số
phòng học của trường có hạn, nên 12 lớp của trường đều quá tải về từ 10 đến 15
trẻ/lớp.

            Đối
với ngành GD-ĐT quận Kiến An và huyện Thủy Nguyên, việc hàng trăm giáo viên MN
chưa được hưởng chế độ theo quy định và tỷ lệ huy động trẻ các độ tuổi đến lớp
còn thấp, nhất là độ tuổi nhà trẻ, là những điều còn “canh cánh”, chưa vui đối
với các địa phương khi năm học mới bắt đầu. Theo Trưởng phòng GD-ĐT Kiến An Bùi
Đức Hội, tính chung các độ tuổi, tỷ lệ huy động trẻ em đến lớp của địa phương
hiện đạt khoảng 70%. Trong số này, trẻ em 5 tuổi huy động đến lớp đạt 100%; các
độ tuổi còn lại đạt thấp, độ tuổi nhà trẻ mới đạt khoảng 17%; độ tuổi mẫu giáo
đạt 75%. Như vậy, số trẻ em các độ tuổi còn lại phải học tại một số ít trường
MN tư thục hoặc gửi các nhóm trẻ gia đình trên địa bàn. Trong số này, không
phải nhóm trẻ gia đình nào cũng được cấp phép và bảo đảm các tiêu chuẩn, điều
kiện cần thiết cho việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Còn theo chia sẻ của Trưởng
Phòng GD-ĐT huyện Thủy Nguyên Bùi Thế Hiệp, hiện địa phương còn hơn 300 giáo
viên MN chưa được thành phố hỗ trợ lương theo quy định. Do đó, các trường MN
đành phải dùng nguồn kinh phí xã hội hóa giáo dục để trả lương và một số chế độ
khác cho giáo viên.

Từng bước quan tâm, giải quyết khó khăn:

            Giáo
dục mầm non có vị trí là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy
nhiên, những năm qua, bậc học này chưa nhận được sự quan tâm, chăm lo như đối
với các bậc tiểu học, THCS, THPT và đại học. Chính vì vậy, hiện bậc học này gặp
nhiều khó khăn, nhất là về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực. Phó giám đốc Sở
GD-ĐT thành phố Vũ Thị Phương Vinh cho biết, những khó khăn lớn nhất của bậc
học MN tại thành phố hiện nay là thiếu trường, lớp; tỷ lệ huy động trẻ đến lớp
thấp, chế độ chính sách cho giáo viên chưa kịp thời và thiếu nhiều giáo viên.
Hiện tỷ lệ huy động trẻ đến lớp toàn thành phố đạt khoảng 60%, trong đó, độ
tuổi nhà trẻ huy động mới đạt 23%; độ tuổi mẫu giáo huy động đạt gần 84%. Nhiều
năm nay, thành phố không có thêm trường MN công lập mới, số phòng học tăng
không đáng kể, khiến cho nhiều trường MN khu vực nội thành, nội thị quá tải về
sĩ số. Thời điểm này, thành phố còn hơn 8 nghìn trẻ em từ 2 đến 4 tuổi gửi tại
các nhóm trẻ gia đình chưa được cấp phép, không an toàn cho sức khỏe, tính mạng
của trẻ em.

            Theo
tính toán của Sở GD-ĐT, nếu thu nhận toàn bộ trẻ em trong độ tuổi đến lớp thì
thành phố thiếu khoảng 1 nghìn giáo viên MN và cần xây dựng thêm hơn 20 trường
MN. Phó giám đốc Vũ Thị Phương Vinh cho rằng, những khó khăn của bậc học MN
không thể giải quyết ngay một lúc, nhất là trong bối cảnh kinh tế thành phố còn
khó khăn. Tuy nhiên, để bậc học này được hưởng công bằng như các bậc học khác,
thời gian tới, thành phố quan tâm dành quỹ đất cho việc xây dựng thêm trường,
lớp MN, nhất là chung quanh tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Đồng thời,
có cơ chế thuận lợi cho tư nhân khi họ tham gia đầu tư xây dựng trường, lớp MN.
Điều cần làm nhất hiện nay là thành phố sớm giải quyết chính sách cho 787 giáo
viên mầm non tuyển dụng sau ngày 31-8-2011 như đã cam kết với Bộ GD-ĐT khi
thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.

            (Nguồn:
Năm học mới 2015-2016: Khó nhất vẫn là bậc học mầm non/Bích Hạnh//Báo Hải
Phòng. - ngày 10/08)

 

86. Quận Ngô Quyền
biểu dương 222 học sinh giỏi tiêu biểu

            Quận
Ngô Quyền vừa tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh, giáo viên
đạt thành tích cao năm học 2014-2015.

            Năm
học 2014-2015, ngành Giáo dục - Đào tạo quận Ngô Quyền tiếp tục hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, gặt hái được nhiều thành tựu, nhất là công
tác bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi. Toàn quận đạt 1145 giải học sinh giỏi
các cấp (527 giải các môn văn hóa và 618 giải các môn năng khiếu).
Trong đó, có 65 giải quốc gia, 286 giải thành phố, 405 giải cấp quận.
Một số trường tiểu biểu có thành tích cao trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học
sinh giỏi như các trường THCS Chu Văn An (8 giải quốc gia, 70 giải thanh
phố...), Đà Nẵng (3 giải quốc gia, 27 giải thành phố...).

            Hội
nghị biểu dương 5 trường học có thành tích xuất sắc trong công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi; 10 giáo viên đạt thành tích cao trong giảng
dạy; 140 giáo viên có học sinh giỏi và 222 học sinh đoạt giải học sinh
giỏi quốc gia, thành phố.

            (Nguồn:
Quận Ngô Quyền biểu dương 222 học sinh giỏi tiêu biểu/Minh Châm//Báo Hải
Phòng. - ngày 14/08)

 

87. Trường tiểu học Đinh
Tiên Hoàng: Triển khai hiệu quả mô hình mới

            Số
lượng giáo viên giỏi và học sinh giỏi luôn giữ ở vị trí đứng đầu thành phố; là
đơn vị điển hình về dạy và học ngoại ngữ trong trường tiểu học; xây dựng mô
hình trường học điện tử, cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm, đầu tư
cải tạo, bổ sung bảo đảm đòng bộ, hiện đại. Đó là những dấu ấn nổi bật của
Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng.

Nơi gửi gắm niềm tin:

            Chị
Nguyễn Thị Kim Oanh, phụ huynh học sinh nhà trường chia sẻ: Ngày đầu đưa con
đến nhập học Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, như nhiều phụ huynh khác, tôi có
tâm trạng lo lắng, hồi hộp. Nhưng cảm giác đó nhanh chóng qua mau khi tôi thấy
lễ đón học sinh lớp 1 của nhà trường sao mà ấm cúng, long trọng và đầy ý nghĩa.
Tôi cảm nhận rỗ sự ân cần chu đáo của các thầy, cô. Cùng với đó, cơ sở vật chất
nhà trường đầy đủ, khu vui chơi khang trang, sạch sẽ. Tin tưởng, đó là cảm nhận
của nhiều phụ huynh học sinh về Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng. Từ năm học
2010 đến nay, số lượng học, số lượng lớp của nhà trường liên tục tăng. Năm học
2009-2010, trường có 45 lớp, với 1,6 nghìn học sinh, đến năm 2012-2013 tăng lên
48 lớp với hơn 2000 học sinh. Năm học 2014-2015, trường có 60 lớp, với hơn 2300
học sinh.

            Với
55 đảng viên, sinh hoạt tại 4 chi bộ, nhiệm kỳ qua, Đảng bộ nhà trường lãnh
đạo, chỉ đạo đưa hoạt động nhà trường đi vào nền nếp, có chất lượng cao. Đội
ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên nhà trường ngày càng mạnh về chuyên môn nghiệp
vụ, vững vàng về nhận thức tư tưởng; hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đề ra.
Nổi bật, nhà trường tiếp cận và triển khai hiệu quả cao các mô hình mới, phương
pháp mới. Trường khẳng định vị trí đơn vị điển hình về dạy và học ngoại ngữ
trong khối tiểu học của thành phố, xây dựng mô hình trường học điện tử. Cơ sở
vật chất, trang thiết bị được quan tâm, đầu tư cải tạo, bổ sung đảm bảo đồng
bộ, hiện đại. Tháng 7 năm 2014, chi bộ Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng trực
thuộc Đảng bộ phường Hoàng Văn Thụ được nâng cấp lên Đảng bộ cơ sở trực thuộc
Quận ủy Hồng Bàng, khẳng định thêm vị trí, vai trò của cấp ủy Đảng đối với sự
phát triển nhà trường.

Lỗ lực cho mục tiêu lớn:

            Niềm
tin, kỳ vọng của bậc phu huynh học sinh tăng thêm trọng trách của cấp ủy Đảng
nhà trường. Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng Nguyễn
Thị Vân Anh chia sẻ: Nhiệm kỳ 2015- 2020, Đảng bộ nhà trường xác định mục tiêu
xây dựng trường trở thành đơn vị dẫn đầu khối tiểu học của thành phố. Để thực
hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường xác
định trước hết phải xây dựng Đảng bộ trong sạch mững mạnh; đồng thờỉ, phát huy
vai trò của các tổ chức đoàn thể; đặc biệt quan tâm công tác xây dựng, bồi
dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức
lối sống; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ; đẩy mạnh việc “Học tập
và làm theo tầm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện các cuộc vận
động và phong trào thi đua của ngành, thực hiện các quy định về đạo đức nhà
giáo trong giai đoạn hiện nay.

            Bên
cạnh đó, Đảng ủy tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tăng
cường hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, mở rộng hợp tác quốc tế; mở rộng phát
triển chương trình song ngữ tiếng Pháp; đầu tư cơ sở vật chất, phòng học ngoại
ngữ, thiết bị dạy và học ngoại ngữ, xứng đáng là đơn vị điển hình về dạy và học
ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, nhà
trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, dạy và học;
tiến tới xây dựng mô hình “Trường học điện tử”. Theo đó, các hoạt động quản lý,
dạy và học, liên hệ phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội sẽ được thực hiện
trong môi trường mạng internet. Nhà trường tổ chức khai thác và sử dụng hiệu
quả cao cơ sở vật chất ở hai điểm trường; tiếp tục mở rộng diện tích, cải tạo,
tăng cường cơ sở vật chất tại các điểm trường, đáp ứng yêu cầu 100% số học sinh
được học bán trú, học hai buổi/ngày…

            (Nguồn:
Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng: Triển khai hiệu quả mô hình mới//
Nguyên
Mai//Báo Hải Phòng. - ngày 11/08)

 

88. Giáo dục-Đào tạo
thành phố Cảng: Nối tiếp mùa vàng bội thu

            Tin vui
về từ Thủ đô Hà Nội, tại lễ tổng kết năm học 2014-2015 do Bộ Giáo dục-Đào tạo
(GD-ĐT) tổ chức, ngành GD-ĐT thành phố Cảng được nhận Cờ thi đua xuất sắc của
Bộ với 11/17 tiêu chí dẫn đầu cả nước. Có được thành tích này là nhờ nỗ lực
không ngừng của hơn 28 nghìn cán bộ, giáo viên và học sinh thành phố Cảng trong
năm học qua.

Niềm vui nối tiếp niềm vui:

            Giám
đốc Sở GD-ĐT thành phố Nguyễn Xuân Trường phấn khởi cho biết, năm học
2014-2015, hầu hết các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành đề ra đều hoàn thành, trong
đó, hơn chục chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc, được Bộ GD-ĐT và thành phố ghi nhận,
đánh giá cao. Đó là các chỉ tiêu về giáo dục mầm non; giáo dục tiểu học; giáo
dục trung học; giáo dục quốc phòng, giáo dục thường xuyên; kiểm định chất lượng
giáo dục; thanh tra; công tác học sinh, sinh viên; ứng dụng công nghệ thông
tin; thực hiện các cuộc vận động; huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo
dục...So với năm học 2013-2014, số các chỉ tiêu công tác hoàn thành xuất sắc,
dẫn đầu cả nước của toàn ngành tăng hơn 2 lần. Đây là kết quả rất toàn diện,
khẳng định vị thế GD-ĐT thành phố trong giai đoạn mới, giai đoạn mở cửa và hội
nhập sâu rộng vào khu vực và quốc tế.

            Năm
học qua đánh dấu bước phát triển mạnh của giáo dục mầm non (GDMN) với việc
thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Để có kết quả
này, 5 năm qua, thành phố ban hành nhiều văn bản, quyết định quan trọng, tạo cơ
sở pháp lý cho phát triển GDMN. Thành phố và các địa phương tập trung thực hiện
các giải pháp phát triển quy mô  trường,
lớp, tăng cường nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước và huy động xã hội
hóa đầu tư cơ sở vật chất cho GDMN. Cùng với đó, công tác phát triển đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên được quan tâm. Chế độ chính sách với giáo viên được
cải thiện, giải quyết kịp thời, đúng quy định. Ở bậc tiểu học, việc dạy học
theo mô hình trường học mới (VNEN) tiếp tục phát triển, có sức lan tỏa, nhân
rộng tại thành phố.

            Chất
lượng công tác giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn tiếp tục duy trì và phát
triển. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, tỷ lệ học sinh thành phố đỗ tốt nghiệp
đạt 94,81%. Trong đó, khối THPT, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 97,26%. Trong
số 70 học sinh thi THPT đạt điểm cao từ 27 điểm trở lên, Trường THPT chuyên
Trần Phú có 29 học sinh; Trường THPT Vĩnh Bảo có 12 học sinh. Tiếp nối truyền
thống ngôi trường có nhiều học sinh thi đỗ thủ khoa đại học, năm nay, điểm
trung bình xét tuyển đại học khối A của 46 học sinh lớp 12A1 Trường THPT Vĩnh
Bảo đạt 25 điểm/học sinh; khối A1 đạt 24,85 
điểm /học sinh và khối B đạt 24 điểm/học sinh.

            Kỳ
thi học sinh giỏi quốc gia năm 2015, đội tuyển học sinh Hải Phòng giành 85 giải
gồm 4 giải nhất, 31 giải nhì, 37 giải ba và 13 giải khuyến khích, tăng 2 giải
so với kỳ thi năm 2014. Với kết quả này, đoàn học sinh Hải Phòng xếp thứ hai cả
nước, sau Thủ đô Hà Nội. Trong số 12 đội tuyển tham gia kỳ thi, 5 đội tuyển có
100% số học sinh đoạt giải gồm đội tuyển Toán, Văn, Sinh học, tiếng Trung và
tiếng Anh. Đáng mừng hơn,  kỳ thi Ôlympic
Vật lý châu Á và quốc tế, em Nguyễn Công Thành, học sinh lớp 12 chuyên Vật lý,
Trường THPT chuyên Trần Phú xuất sắc giành huy chương bạc châu Á và huy chương
vàng quốc tế. Đây là năm thứ 21 liên tục thành phố có học sinh đoạt giải
Ôlympic khu vực và quốc tế, điều mà chưa có địa phương nào trong cả nước thực hiện
được đến thời điểm này. Điều đáng nói là, đây là tấm huy chương vàng Vật lý
quốc tế đầu tiên của học sinh thành phố Cảng.

Đổi mới phương pháp dạy và học:

            Theo
Giám đốc Nguyễn Xuân Trường, năm học mới 2015-2016, ngành GD-ĐT thành phố phấn
đấu giữ vị trí tốp đầu ngành GD-ĐT cả nước. Trong đó, 12 chỉ tiêu được Bộ GD-ĐT
đánh giá dẫn đầu cả nước; nâng thành tích có học sinh giành huy chương Olympic
quốc tế lên 22 năm liên tục. Để đạt mục tiêu này, toàn ngành tập trung thực
hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là đổi mới căn bản công tác quản lý GD-ĐT; đổi
mới chương trình giáo dục, công tác thi, kiểm tra, đánh giá; rà soát, sắp xếp
mạng lưới trường, lớp, xây dựng đề án quy hoạch phát triển GD-ĐT; phát triển
đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và đổi mới cơ chế tài chính cho giáo
dục. Trong đó, toàn ngành đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng
sống cho học sinh; lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, chủ quyền biển đảo,
tiết kiệm năng lượng, phòng, chống tệ nạn, bạo lực học đường... Cùng với đó,
các trường học chú trọng các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, nghiên cứu khoa
học, tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn
đề trong cuộc sống, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Ngành GD-ĐT kiên
quyết đẩy lùi những tiêu cực về lạm thu, dạy thêm, học thêm, thực hiện “3 công
khai”, phòng, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức
các hoạt động giáo dục.

            Kết
quả GD-ĐT thành phố những năm qua, nhất là thành tích nổi bật trong năm học
2014-2015 vừa qua là tiền đề quan trọng để thầy, trò thành phố Cảng tiếp tục
gặt hái những thành tích rực rỡ trong năm học mới 2015-2016.

            (Nguồn:
Giáo dục-Đào tạo thành phố Cảng: Nối tiếp mùa vàng bội thu/Bích Hạnh//Báo Hải
Phòng. - ngày 18/08)

 

89. Khen thưởng giáo
viên giỏi và học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế

            Sáng
18-8, Sở Giáo dục và Đào tạo tổng kết năm học 2014-2015, triển khai nhiệm vụ
năm học 2015-2016; biểu dương các thầy giáo, cô giáo dạy giỏi và học sinh đoạt
giải quốc gia, quốc tế. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo; Dương Anh Điền - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP;
Nguyễn Đình Bích, Phó chủ tịch HĐND TP; Nguyễn Hữu Doãn - Trưởng ban Tuyên giáo
Thành ủy; Lê Khắc Nam - Phó chủ tịch UBND TP.

            Năm
2014-2015, ngành Giáo dục và đào tạo Hải Phòng được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh
giá có 11/17 tiêu chí dẫn đầu toàn quốc, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông
đạt trên 95%; tiếp tục triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ở
tất cả các cơ sở giáo dục mầm non với chất lượng giáo dục ngày càng được nâng
cao.

            Công
tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi được triển khai tích cực và được Bộ
Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục ở cấp học này. Giáo
dục tiểu học phát triển bền vững, đi vào chiều sâu; đã triển khai nhân rộng mô
hình trường học mới VNEN và chương trình Công nghệ giáo dục cho các trường tiểu
học trên địa bàn thành phố. Giáo dục trung học quan tâm giáo dục toàn diện, đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Đặc biệt là đổi mới tư duy của
người thầy để dạy cho học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu, vận dụng kiến
thức vào giải quyết những tình huống trong học tập và đời sống.

            Kết
quả, Hải Phòng đứng thứ 2 toàn quốc với 85/104 thí sinh đoạt giải quốc gia,
trong đó, 4 giải nhất, 31 giải nhì, 37 giải ba và 13 giải khuyến khích. Có 1
học sinh đoạt huy chương vàng môn Vật lý quốc tế và là địa phương duy nhất
trong cả nước 21 năm liên tục có học sinh đoạt giải quốc tế và khu vực. Bên
cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra; kiểm định chất lượng giáo dục; ứng dụng công
nghệ thông tin; giáo dục kĩ năng sống… đều được ngành Giáo dục và Đào tạo Hải
Phòng quan tâm, chú trọng đổi mới phương thức để tạo hiệu quả thiết thực, đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

            Phát
biểu tại lễ tổng kết năm học của ngành Giáo dục và đào tạo Hải Phòng, Thứ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa và Phó chủ tịch UBND TP Lê Khắc
Nam ghi nhận sự nỗ lực thi đua dạy tốt - học tốt của cả thầy và trò thành phố.
Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào
tạo Hải Phòng cần thực hiện hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua và
các nhiệm vụ của ngành; tập trung xây dựng kế hoạch triển khai các nghị quyết
của trung ương, Thành ủy về phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là Nghị quyết
lần thứ 8 (Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục, đào tạo”.

            Nhân
dịp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng cờ thi đua cho Sở Giáo dục và Đào tạo về
những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và tặng bằng khen các em học
sinh đoạt giải nhất, nhì tại kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia. UBND TP tặng cờ thi
đua xuất sắc cho 9 tập thể, danh hiệu Lao động xuất sắc cho 11 tập thể và bằng
khen nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu. Trường THPT Chuyên Trần Phú và 22 thầy,
cô giáo có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia,
quốc tế cũng đã được UBND TP tặng bằng khen.

            (Nguôn:
Khen thưởng giáo viên giỏi và học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế//Báo An
ninh Hải Phòng. - ngày 19/08)

 

90. Trường THPT Thăng
Long: Điểm sáng về chất lượng giáo dục toàn diện 

            Năm
học 2014-2015 vừa qua tiếp tục là năm học thắng lợi của thầy và trò Trường THPT
Thăng Long, thể hiện qua kết quả thi THPT quốc gia, tỷ lệ học sinh trúng tuyển
vào các trường đại học. Đây thực sự là điểm sáng về chất lượng giáo dục toàn
diện, địa chỉ tin cậy của nhiều phụ huynh và học sinh thành phố Cảng.

            Nhà
giáo Nguyễn Thị Mai, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, để nâng cao chất lượng
giáo dục, nhà trường chú trọng xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên,
cơ sở vật chất đạt chuẩn, đáp ứng các yêu cầu dạy và học hiện đại. Hiện, 100%
số giáo viên của trường đạt chuẩn về trình độ, trong đó, hơn 30% số giáo viên
có trình độ trên chuẩn. Cơ sở vật chất của trường được xây dựng khang trang, bố
trí khoa học, tiện ích cao. Trong 2 năm 2013, 2014, nhà trường đầu tư 4 tỷ đồng
xây dựng khu nhà đa chức năng 5 tầng, hoàn chỉnh thêm cơ sở vật chất của
trường. 25 phòng học và các phòng chức năng được lắp đặt những thiết bị hiện
đại, phục vụ việc giảng dạy, học tập, như điều hòa nhiệt độ, ti-vi màn hình 46
inch, máy vi tính, hệ thống wifi, máy chiếu projector, máy chiếu đa năng...; hỗ
trợ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, triển khai các hoạt
động giáo dục văn hóa học đường và kỹ năng sống cho học sinh. Cùng với đó, hệ
thống Multimedia với 32 bộ camera, thu phát âm thanh kết nối internet và truyền
hình trực tuyến 2 chiều, hệ thống phần mềm quản lý, sổ liên lạc điện tử giúp
nhà trường quản lý toàn diện hoạt động dạy và học, duy trì kỷ cương, nền nếp,
văn hóa học đường. Đây cũng là những thiết bị giúp nhà trường giám sát, kiểm
tra giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học, thi cử, hướng tới mục tiêu
“Học thật, thi thật, chất lượng thật”. Thông qua những thiết bị này, các gia
đình quan sát nắm bắt những hoạt động giáo dục, học tập và vui chơi của con em
mình tại trường. Nhiều năm nay, nhà trường kiên trì thực hiện mục tiêu giảm sĩ
số học sinh/ lớp để nâng cao chất lượng giáo dục. Học sinh được xếp lớp phù hợp
với lực học. Gia đình và nhà trường cùng phối hợp trong quản lý, giáo dục học
sinh. Nhà trường thường xuyên phối hợp với chính quyền, công an địa phương và
nhân dân trên địa bàn, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trong và
ngoài nhà trường. Trường THPT Thăng Long là 1 trong 4 trường THPT đầu tiên tại
thành phố thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đạt tiêu chuẩn chất lượng
giáo dục cấp độ 3, cấp độ cao nhất.

            Năm
học 2014-2015, thầy và trò Trường THPT Thăng Long gặt hái được nhiều thành tích
cao với chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn vượt mức trung bình của thành
phố, dẫn đầu khối các trường THPT ngoài công lập. Tại kỳ thi học sinh giỏi
thành phố, học sinh của trường giành 13 giải, gồm 2 giải nhì, 4 giải ba và 7
giải khuyến khích. Tham gia giải bơi thành phố, học sinh của trường giành 8 huy
chương các loại. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, đây là 1 trong 8 trường THPT có
tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 100%, là đơn vị duy nhất khối các trường THPT
ngoài công lập đạt kết quả này. Đồng thời, 100% số học sinh của trường đỗ đại
học, cao đẳng, với điểm trung bình các khối A, A1, B, C và D là 17,41 điểm. Trong
đó, 225/236 học sinh đỗ đại học, đạt tỷ lệ 95,34%, 11 học sinh còn lại đỗ cao
đẳng.

            Nói
về nguyên nhân thầy, trò nhà trường đạt được những kết quả cao trong năm học
qua, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Mai cho rằng, đó là do nhà trường có đội ngũ cán
bộ, giáo viên tâm huyết, yêu nghề, trách nhiệm cao trước học sinh. Bên cạnh đó,
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, quản lý hiện đại, khang trang, tạo thuận lợi
cho thầy, trò nhà trường trong quá trình dạy học, tiếp cận tri thức và giáo dục
kỹ năng sống. Việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường, giữa nhà
trường với chính quyền địa phương là yếu tố quan trọng để nhà trường nâng cao
chất lượng giáo dục, ổn định và phát triển.

            (Nguồn:
Trường THPT Thăng Long: Điểm sáng về chất lượng giáo dục toàn diện /Minh Khuê//Báo
Hải Phòng. - ngày 19/08)

 

91. Tổ chức thu các khoản
đầu năm học: Tránh lợi dụng và lạm thu

            Năm
học mới 2015-2016 đã bắt đầu từ ngày 17-8. Cùng với việc ổn định số học sinh,
triển khai nhiệm vụ năm học, chuẩn bị họp phụ huynh đầu năm thì việc thu các
khoản đóng góp cũng được tiến hành. Điều đó cũng có nghĩa, các gia đình có con
trong độ tuổi đến trường phải chuẩn bị khoản tiền không nhỏ cho việc này.

Quyết liệt ngăn chặn lạm thu:

            Để
đối phó  với căn “bệnh” lạm thu thể tái
diễn, làm ảnh hưởng đến uy tín ngành Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) và gây bức xúc
trong dư luận nhân dân, ngay từ đầu năm học, các địa phương và ngành GD-ĐT
triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng này. Trưởng Phòng GD-ĐT quận Lê
Chân Nguyễn Thị Lệ Thủy cho biết: “Những ngày qua, Phòng GD-ĐT và Phòng Tài
chính của quận hướng dẫn trực tiếp các trường học trên địa bàn về thu đầu năm
học. Trong đó, địa phương yêu cầu các trường không thu dồn các khoản một lần;
các khoản thu theo thỏa thuận cần bàn bạc kỹ, có sự đồng thuận của Ban đại diện
cha mẹ học sinh (CMHS) của trường và phụ huynh các lớp, tránh lặp lại vụ việc
một trường THCS trên địa bàn năm học trước lạm thu, gây dư luận không tốt trong
nhân dân”.

            Cũng
với cách làm như quận Lê Chân, 2 phòng chức năng của quận Ngô Quyền họp với các
trường thuộc từng bậc học, nghe các trường đề xuất các khoản thu, mức thu phù
hợp. Sau khi được sự đồng ý của UBND quận, 
các trường mới được tổ chức thu. Những ngày tới, đơn vị sẽ kiểm tra,
giám sát kỹ việc thu đầu năm học nhằm kịp thời chấn chỉnh những trường thu
không đúng quy định.

            Tại
huyện Thủy Nguyên, việc chỉ đạo, hướng dẫn thu đầu năm học khá chặt chẽ, nhất
là với bậc học mầm non. Theo Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Bùi Thế Hiệp, tất cả
khoản thu ngoài quy định như tiền điện, nước, trông trẻ buổi trưa, hỗ trợ lao
công, quỹ hội CMHS, xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết
bị dạy học...đều phải được HĐND xã thông qua mới được phép thu. Đến thời điểm
này, theo khảo sát, hầu hết trường học tại các địa phương đều thu một số khoản
thu hộ, gồm tiền sách, vở, đồng phục, BHYT... Riêng các khoản thu theo quy định
như học phí và thu tự nguyện sẽ tiến hành tại cuộc họp phụ huynh đầu năm và sau
thời điểm đó.

Kiên quyết xử lý:

            Giám
đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Xuân Trường cho biết, trước tình trạng thu đầu năm học có
những biến tướng và “lạm thu”, từ năm học 2014-2015 đến nay, Sở GD-ĐT khá quyết
liệt trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý việc này. Ngày 21-8, sau 4
ngày bắt đầu năm học mới, Sở GD-ĐT có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường học
tại thành phố thực hiện nghiêm túc các quy định về thu đầu năm học. Trong đó,
với những khoản thu phục vụ học sinh như quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể
thao, phù hiệu học sinh, vở học tập in tên trường..., các trường học cần thống
nhất chủ trương, kiểu mẫu với phụ huynh, để phụ huynh tự lựa chọn và quyết
định.   Mức thu quỹ hội CMHS do phụ huynh
quyết định. Các trường học không sử dụng nguồn quỹ này để hỗ trợ các hoạt động
dạy học, giáo dục, khen thưởng cán bộ, giáo viên....

            Thực
tế cho thấy, mặc dù Sở GD-ĐT và các quận, huyện quyết liệt trong việc chấn
chỉnh, ngăn chặn tình trạng “lạm thu” đầu năm học nhưng căn “bệnh” này luôn tái
phát mỗi khi năm học mới bắt đầu. Cũng có ý kiến cho rằng, việc thanh tra, kiểm
tra, giám sát, xử lý của ngành GD-ĐT còn nhẹ, chưa triệt để,  khiến một số trường học “nhờn thuốc”. Theo
một cán bộ thanh tra ngành GD-ĐT, một số trường lại cố tình quên việc kinh phí
cấp cho các trường đã gồm khoản chi cho tiền điện, nước, nên vẫn thu của học
sinh, dẫn đến sai quy định. Các khoản thu để lắp điều hòa nhiệt độ, ca-mê-ra,
máy chiếu... gọi là tự nguyện nhưng thực chất là sự áp đặt ý kiến của một số vị
trong Ban đại diện CMHS, sau khi được nhà trường bật đèn xanh. Đáng lo ngại là,
mặc dù trong các văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT yêu cầu các trường không thu gộp
tất cả khoản thu tại cuộc họp phụ huynh đầu năm nhưng hầu hết giáo viên chủ
nhiệm phớt lờ quy định này. Việc thu tiền chăm sóc cây cảnh, vệ sinh trường
học, bảo vệ trường, tiền lao động hầu như năm nào Sở GD-ĐT cũng nhắc nhưng cá
biệt vẫn có trường học vi phạm. Kết quả đợt thanh tra đột xuất của Sở GD-ĐT dịp
đầu năm học 2014-2015 cho thấy, hầu hết các trường học không tuân thủ quy định
về thu, chi quỹ Ban đại diện CMHS, dẫn đến việc chi sai mục đích. Đáng tiếc, có
trường thu trùng, chi sai mục đích, gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.

           
luận nhân dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thành phố gặp nhiều khó khăn,
thu nhập của một bộ phận người dân còn thấp, các trường học nên cân nhắc việc
huy động sự đóng góp của phụ huynh, thu xã hội hóa giáo dục, thu quỹ CMHS, mua
sắm đồng phục học sinh, mua sách, vở in tên, lô gô của trường, tránh lãng phí
cho các gia đình và xã hội.

            (Nguồn:
Tổ chức thu các khoản đầu năm học: Tránh lợi dụng và lạm thu/Bích Hạnh// Báo
Hải Phòng. – ngày 24/08)

 

IX - Y tế; Sức
khỏe:

92. Cấp cứu thành công
trường hợp bị đứt rời cánh tay

            Văn
phòng Ban chỉ đạo y tế biển, đảo (Bộ Y tế) cho biết, hồi 16 giờ ngày 5-8, Bệnh
viện Đa khoa huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng) nhận được điện thoại đường
dây nóng báo có ngư dân bị tai nạn nguy kịch ngoài biển đang được tàu đưa vào
đảo xin cấp cứu. Bệnh viện đã cử xe và kíp cấp cứu ra âu cảng để đón bệnh nhân.
Đến 16 giờ 40 phút đã tiếp nhận ngư dân Phạm Văn Thiết, 41 tuổi (quê ở xã Quảng
Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) bị tai nạn do máy tời cuốn đứt rời 3/4
cánh tay trái khi đang tham gia đánh cá trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

            Bệnh
nhân nhập viện trong tình trạng bất tỉnh do đau và mất máu kéo dài, các y sĩ,
bác sĩ đã tiến hành hồi sức cấp cứu, hội chẩn nhanh với bác sĩ Bệnh xá Tiểu
đoàn Phòng thủ đảo Bạch Long Vĩ để chuyển bệnh nhân lên phòng mổ.  Sau mổ, do bệnh nhân mất quá nhiều máu, có
nguy cơ tử vong cao, bệnh viện đã báo cáo Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm
Truyền máu huyết học Hải Phòng và lãnh đạo huyện Bạch Long Vĩ xin huy động
nguồn máu từ ngân hàng máu sống để cứu người bệnh. Sau 30 phút truyền máu trực
tiếp từ nguồn máu của cán bộ bệnh viện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

            Đến
22 giờ, sau khi khám và xét đủ điều kiện vận chuyển bệnh nhân trên biển an toàn,
bệnh viện đã đã cử 2 y sĩ, bác sĩ chuyển bệnh nhân về đất liền để xử trí tiếp.
Sau 10 tiếng trên biển, đến khoảng 8 giờ 30 phút ngày 6-8, bệnh nhân đã được
đưa về tới cảng Máy Chai, Hải Phòng, bàn giao cho Tổ cấp cứu 115 Hải Phòng.

            Việc
xử trí thành công kịp thời ca bệnh nặng và tinh thần hiến máu cứu người của cán
bộ, y sĩ, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện đảo Bạch Long Vĩ đã được lãnh đạo Sở Y
tế Hải Phòng, lãnh đạo huyện Bạch Long Vĩ và gia đình bệnh nhân cảm kích, đánh
giá cao.

            (Nguồn:
Cấp cứu thành công trường hợp bị đứt rời cánh tay/Thu Hương//Báo Quân đội nhân
dân. - ngày 08/08)

 

93. Chi hội luật gia sông
Cấm (huyện Thủy Nguyên): Tích cực hỗ trợ cai nghiện từ cộng đồng

            5 xã
Dương Quan, Tân Dương, Hoàng Động, Lâm Động, Hoa Động (huyện Thủy Nguyên) là
những xã ven đô có quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, từng là điểm nóng về tệ nạn ma
túy của huyện Thủy Nguyên. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây, số người nghiện
mới phát sinh ít. Thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của Chi hội Luật gia
Sông Cấm.

            Chi
hội trưởng Chi hội Luật gia Sông Cấm, anh Phạm Công Hạ cho biết: Chi hội Luật gia

Sông Cấm là liên chi hội của 5 xã trên, được thành
lập năm 2003. Năm 2009, chi hội tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp
các ban, ngành, đoàn thể quản lý, theo dõi, giúp đỡ người nghiện lựa chọn
phương thức cai nghiện tại gia đình và tạo điều kiện giúp đỡ họ tái hòa nhập
cộng đồng. Trên địa bàn 5 xã có 547 người nghiện ma túy, trong đó có 262 người
dùng methadone và cai nghiện bắt buộc. Chi bộ hỗ trợ 30 người đang cắt cơn
nghiện, 235 người được hỗ trợ cắt cơn nghiện thành công được tiếp tục quản lý,
theo dõỉ. Chi hội quản lý chặt chẽ từng người bằng hồ sơ, nhật ký, nhật trình.
Chi hội kết hợp với Trung tâm Tư vấn cai nghiện tại cộng đồng thành phố điều
trị cắt cơn cho người nghiện. Đồng thời, phối hợp với cán bộ các thôn thường
xuyên giám sát hoạt động của người cai nghiện. Giai đoạn cắt cơn nghiện ma túy
từ 4 đến 7 ngày. Mỗi người cai nghiện được chi hội hỗ trợ tối đa 1,25 triệu
đồng, gia đình lo 250 nghìn đồng để người cai nghiện mua thảo dược uống cắt
cơn. Thảo dược này do Trung tâm Tư vấn cai nghiện tại cộng đồng thành phố chỉ
định và được đánh giá là một trong những thuốc cắt cơn nghiện hiệu quả. Trong
giai đoạn điều trị cắt cơn nghiện, dù mưa nắng, hằng ngày, các hội viên thường
xuyên có mặt tại gia đình người cai nghiện động viên người nghiện điều trị vượt
qua giai đoạn cắt cơn để lạm thủ tục xét nghiệm, uống thuốc chống tái nghiện.
Vì vậy, nhiều người cai nghiện thành công như anh Nguyễn Hữu Tùng, sinh năm
1983, ở xã Hoàng Động. Hiện nay, anh Tùng cùng vợ mở cửa hàng bán bún đậu với
thu nhập tiền triệu mỗi ngày. Xã Hoàng Động có 11/68 người mắc nghiện ma túy
cắt cơn nghiện thành công, đang có việc làm. Từ năm 2010 đến nay, 3 xã Tân
Dương, Dương Quan, Hoàng Động không phát sinh người nghiện ma túy mới…

            Thành
công từ mô hình hỗ trợ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng của Chi hội Luật gia
Sông cấm được nhiều chi hội luật gia các tỉnh Thái Bình, Hải Dương đến tham
khảo. Mô hình này cần được nhân rộng để hỗ trợ công tác cai nghiện và điều trị
cắt cơn nghiện cho các đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn thành phố.

            (Nguồn:
Chi hội luật gia sông Cấm (huyện Thủy Nguyên)…/Bùi Hương//Báo Hải Phòng . –
ngày 09/08)

 

94. Hải Phòng triển khai
kế hoạch đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh

            Ngày
12-8, Sở Y tế TP Hải Phòng long trọng tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực
hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng
của người bệnh” theo Quyết định 2151/QĐ-BYT ngày 4-6-2015 của Bộ Y tế.

            Theo
TS Phạm Thu Xanh, Giám đốc Sở Y tế TP Hải Phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của
người bệnh, Kế hoạch có 13 nhiệm vụ, trong đó lãnh đạo Sở Y tế TP đặc biệt nhấn
mạnh tại tất cả các khoa, phòng đều phải đề ra và thực hiện khẩu hiệu: Bệnh
nhân đén đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò
chu đáo”. Các cấp  công đoàn y tế phát
động các phong trào thi “Tích cực rèn luyển y đức, tinh luyện y thuật”, xây dựng
người cán bộ y tế với “Nụ cười từ trái tim”, có thái độ văn minh, thân thiện,
không có tiêu cực. Tại đây, một trong những nhiệm vụ trọng tâm khác cũng được
nhấn mạnh là tiếp tục duy trì đường dây nóng, hòm thư góp ý cũng như công tác
tiếp sức người bệnh...

            Tại
đây, các cấp y tế từ cấp sở đến các bệnh viện, khoa phòng trên địa bàn TP đã
lần lượt ký cam kết với nhau thực hiện tốt các điều khoản cụ tể hoá các nhiệm
vụ nói trên. Theo trình bày của Trưởng Phòng Tổ chức Sở Y tế TP Hải Phòng, tất
cả các đơn vị, lãnh đạo các cơ sở y tế cùng các khoa, phòng tại đây phải có
trách nhiệm nghiêm túc thực hiện kế hoạch này. Việc thực hiện kế hoạch được
triển khai một cách bài bản, có lập các ban chỉ đạo, thanh tra cũng như có
thưởng, có phạt nhiêm minh.

            Phát
biểu với Hội nghị, chuyên gia tư vấn PGS.TS Vũ Thị Phụng, GIảng viên cao cấp,
đến từ Đại học quốc gia Hà Nội đặt vấn đề: Có dư luận cho rằng phải chăng ngành
y tế triển khai kế hoạch nói trên để trấn an dư luận? Dường như cũng là để trả
lời hộ ngành y tế câu hỏi này, PGS.TS Phụng cho rằng: Giao tiếp giữa những con
người với nhau là vấn đề cần thường xuyên, liên tục được củng cố, đào tạo. Theo
quan điểm này, hàng loạt những vấn đề cần trao đổi đã được PGS.TS Phụng chia sẻ
với đội ngũ cán bộ quản lý y tế, làm sao để môit người thầy thuốc trở thành chỗ
dựa tin cậy của người bệnh.

            (Nguồn:
Hải Phòng triển khai kế hoạch đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người
bệnh/Ngọc Minh//Báo Đại đoàn kết. - ngày 13/08)

95.
Giám đốc bệnh viện cũng bị nợ lương

            Nhiều
y, bác sĩ, nhân viên đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa Hồng Đức (136 Hoàng
Quốc Việt, phường Ngọc Sơn, quận Kiến An (TP.Hải Phòng) cho biết đã bị nợ lương
từ nhiều tháng nay, có trường hợp đã phải nghỉ việc vì không đủ tiền đi lại.

            Chị
Nguyễn Thị Quỳnh (27 tuổi), nhân viên cũ bệnh viện này cho biết: “Tôi cùng toàn
bộ cán bộ công nhân viên bị nợ lương nhiều tháng trong năm 2014, nay chúng tôi
đã xin nghỉ việc nhưng vẫn chưa được thanh toán”.

            Tương
tự, chị Nguyễn Thị Lợi (27 tuổi, nguyên nhân viên phòng kế toán) chia sẻ: “Cán
bộ công nhân viên ở bệnh viện đa phần là người mới ra trường, kinh tế còn khó
khăn, nhưng mang tiếng là đi làm rồi mà còn phải xin tiền bố mẹ để đổ xăng xe
máy. Để có bữa ăn trưa, nhiều người chỉ dám mua 5.000 cơm rồi ăn với muối”.

            Ngay
bác sĩ Bùi Văn Mã, Giám đốc (phụ trách chuyên môn) của bệnh viện này cũng bị nợ
lương nhiều tháng.

            “Bản
thân tôi bị nợ 8 tháng lương, nhưng tôi còn có lương hưu để chi tiêu, chứ các
cháu mới ra trường lấy gì sống?”, ông Mã nói.

            Theo
tìm hiểu, Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức nợ lương bác sĩ, nhân viên từ tháng
11.2014, người bị nợ ít nhất 2 tháng, nhiều là 10 tháng. Do đó, nhiều người đã
xin nghỉ việc để tìm chỗ làm mới, hoặc đành nghỉ ở nhà cho đỡ tốn tiền đi lại.
Tuy nhiên, khi đến lấy sổ bảo hiểm, họ không thể chốt được sổ vì bệnh viện nợ
luôn cả tiền bảo hiểm.

            Chị
Vũ Thị Dung (26 tuổi, từng làm ở khoa Nhi) ấm ức: “Thật không thể tin nổi, mỗi
tháng chúng tôi đều bị trừ 303.345 tiền bảo hiểm. Thế nhưng, bệnh viện vẫn chưa
nộp cho bảo hiểm. Tôi sinh con gần 2 năm rồi mà chưa nhận được một đồng chế độ
bảo hiểm nào”.

            Trao
đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Hải, Phó giám đốc bảo hiểm xã hội quận
Kiến An cho biết: “Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức đang nợ hơn 1,2 tỉ đồng tiền bảo
hiểm. Trong đó, bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng cho 46 lao động đến hết tháng
11.2013, bảo hiểm tự nguyện đóng cho 46 lao động đến hết tháng 2.2014. Hiện
nay, chúng tôi đang làm đơn kiện đơn vị này về việc nợ tiền bảo hiểm”.

           
Ngô Thuần Oanh, Giám đốc Công ty cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức (chủ đầu tư
bệnh viện này) thừa nhận có việc nợ lương người lao động và nợ tiền BHXH. Tuy
nhiên, theo bà Oanh, thực tế bệnh viện đã có nhiều cách để hạn chế nợ lương,
như trả trước 50% lương hàng tháng, ưu tiên thanh toán lương cho người vẫn còn
công tác...

            “Với
những người đã nghỉ, bệnh viện có nợ một vài tháng lương. Theo đúng hợp đồng,
một số trường hợp tự ý nghỉ sẽ phải phạt 10 triệu. Nhưng tôi chưa bao giờ có ý
sẽ phạt họ, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn trả cho họ trong năm 2015. Vì vậy mong
người lao động hiểu và chia sẻ”, bà Oanh phân trần.

            Được
biết, tổng số nợ bảo hiểm và tiền lương của Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức khoảng
gần 3 tỉ đồng.

            (Nguồn:
Giám đốc bệnh viện cũng bị nợ lương /Lê Tân// Báo Thanh niên. - ngày 15/08)

 

96. Huyện An Dương: 100%
số xã, thi trấn đạt chuẩn quốc gia y tế xã

            Đến
thời điển này, An Dương là huyện đầu tiên của Hải Phòng và là huyện thứ 2 của
cả nước có  100%  số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia y tế xã và
có bác sĩ là người địa phương. Huyện có 10 xã, thị trấn được ngành Y         tế kiểm tra và công nhận đạt bộ tiêu
chí quốc gia y tế xã giai đoạn (2011- 2020), 6 xã còn lại đang đề nghị sở Y tế
thẩm định công nhận đạt bộ tiêu chí xã giai đoạn (2011- 2020). Đến nay toàn
huyện có 466 cán bộ nhân viên y tế, trong đó 69 bác sĩ, tuyến xã có 111 cán bộ,
17 bác sĩ, 134/134 thôn có cán bộ y tế thôn, 100% trạm y tế có nữ hộ sinh trung
cấp trở nên. Các cơ sở  y tế ở An Dương
được trang bị đủ thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

            Với
cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế nêu trên, trong những năm qua, ngành Y tế
An Dương thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc, bảo vệ, điều trị, nâng cao sức khỏe
nhân dân.

            (Nguồn:
Huyện An Dương: 100% số xã, thi trấn đạt chuẩn quốc gia y tế xã//Báo Hải Phòng.
- ngày 16/08)

 

X – Khoa học, công nghệ:

97. Phát huy ý tưởng, sự sáng tạo của giáo viên và học sinh

            Tại cuộc thi “Vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
toàn quốc năm học 2014-2015”, ý tưởng “Những giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nước ở khu vực Hồ Sen” của 2 học sinh lớp 9 Trường THCS Tô Hiệu
(quận Lê Chân) xuất sắc đoạt giải nhất với tổng điểm 96/100. Đây là động lực
cho thầy và trò nhà trường vững bước trên con đường đổi mới hoạt động giáo dục
đào tạo, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, gắn liền việc dạy và học
trong nhà trường với thực tiễn đời sống…

Nguyễn Công Dũng tâm sự, em thường qua nhà rủ bạn
Trường đi học. Ngày nào chúng em cũng qua khu vực hồ Sen nhưng thấy hồ chỉ toàn
“trồng” sen nhựa. “Ấn tượng” nhất là mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Những hộ
dân sinh sống chung quanh khu vực này luôn phải hứng chịu mùi “ô nhiễm”. Trước
thực trạng này, từ lâu, chúng em cùng lên ý tưởng xử lý nước hồ Sen để có thể
trồng sen. Tháng 8-2014, khi trường phát động phong trào nghiên cứu khoa học và
đề xuất ý tưởng giải quyết tình huống thực tiễn nhằm hưởng ứng cuộc thi “Vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học
sinh trung học”, Dũng và Trường mạnh dạn đưa ra ý tưởng của mình. Sau khi Sở
Giáo dục- Đào tạo thành phố cho ý kiến, các thầy, cô giáo và Ban giám hiệu chấp
nhận ý tưởng của các em, hỗ trợ cũng như tạo điều kiện để triển khai. Năm 2014,
Trường THCS Tô Hiệu có hơn 10 ý tưởng do khối học sinh lớp 8, 9 đề xuất và 6
trong số đó được chọn. Tại các cuộc thi cấp quận, rồi cấp thành phố, cả 6 ý
tưởng đều được nhận giải và 3 trong số đó được chọn dự thi toàn quốc. Trong lần
“đem chuông đi đánh xứ người”, ý tưởng của Dũng và Trường đoạt giải nhất quốc
gia với số điểm cao nhất trong lĩnh vực sinh học (96/100).

            Dũng và Trường cho biết, các em dùng
kiến thức của 7 môn, gồm: sinh học, công nghệ, hóa học, vật lý, giáo dục công
dân, toán, tin học để tìm ra các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước khu
vực Hồ Sen. Trong đó, môn sinh học giúp phân tích ảnh hưởng của ô nhiễm môi
trường tới con người trong cộng đồng khu vực, hiểu được đặc điểm sinh lý của
cây trồng, lựa chọn cây trồng phù hợp với môi trường cần cải tạo; môn công nghệ
giúp xác định mức độ ô nhiễm của nước bằng phương pháp so màu, xác định các màu
nước của môi trường; môn hóa học giúp hiểu được cơ chế thẩm thấu của than hoạt
tính, tác hại của các chất hóa học được tạo ra từ các chất thải và nước thải
sinh hoạt, từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nước và
ảnh hưởng sức khỏe con người; môn vật lý giúp hiểu cơ chế thẩm thấu của bèo hoa
dâu, bèo tây, cơ chế hút, thẩm thấu của hệ rễ cũng như các vật liệu cơ học giúp
lọc nước…

           
giáo Trần Thị Hường, người trực tiếp hướng dẫn các em trong quá trình thí
nghiệm kể lại, trong nhiều tuần, cứ tan học, cô và trò lại đi xin xơ dừa, gáo
dừa, vỏ chai cô-ca, sỏi, cát đá… về làm thí nghiệm. Bên cạnh thành công, cũng
có khi thất bại, nhưng chẳng bao giờ các em nản chí. Có nhiều hôm cô và trò
cùng các thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường cùng nghiên cứu đến 9-10
giờ tối để tìm ra nguyên nhân thất bại hoặc cách làm mới. Nhờ có sự hỗ trợ, tạo
điều kiện của nhà trường, các thầy, cô giáo cũng như sự cố gắng, quyết tâm,
kiến thức và sáng tạo của các em, mọi khó khăn, trở ngại dần vượt qua.

            Dũng
tâm sự, ngán nhất là việc lội xuống hồ khảo sát, tìm hiểu hay múc nước về làm
thí nghiệm. Nhiều lúc muốn bỏ cuộc, nhưng vì không muốn phụ lòng thầy, cô giáo
2 em động viên nhau cùng cố gắng. Cũng may, những vật dụng làm thí nghiệm đơn
giản, dễ kiếm, không mất tiền mua như xơ dừa, chai nhựa, cát, sỏi… Làm đi, làm
lại 3 loại thí nghiệm, cô và trò tìm ra cách để nước hồ Sen sạch hơn.

            Được biết, Bộ Giáo dục- Đào tạo mới
có thông báo về kết quả cuộc thi. Nhờ đoạt giải nhất quốc gia, 2 em Nguyễn Công
Dũng và Nguyễn Đình Trường được vào thẳng lớp 10. Các em cùng chọn học tại
Trường THPT Ngô Quyền để tiếp tục gắn bó với nhau trong học tập cũng như hoàn
thành ý tưởng để áp dụng trong thực tế…

            (Nguồn: Phát huy ý tưởng, sự sáng tạo của giáo
viên và học sinh/Thái Phan//Báo Hải Phòng ĐT. – ngày 10/8/2015)

 

98. Nhiều vùng nuôi thủy sản bị dịch bệnh - Lúng túng xử lý,
ngăn chặn

            Do
ảnh hưởng của tình hình thời tiết và nguồn nước phục vụ sản xuất bị ô nhiễm
nặng nên nhiều vùng nuôi thủy sản tại Hải Phòng có hiện tượng tôm, cá chết hàng
loạt. Cả người dân và chính quyền địa phương đều lúng túng trong triển khai các
biện pháp xử lý.

   Môi
trường ô nhiễm, con giống kém chất lượng

            Theo
thông tin từ ông Nguyễn Văn Hùng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Phòng,
qua kiểm tra, lấy mẫu, cơ quan chuyên môn xác định, cá tại các vùng nuôi nước
ngọt bị chết do nhiễm các loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh lở loét. Nhiều mẫu
nước tại các vùng nuôi có mật độ vi khuẩn gây hại vượt cao so với ngưỡng cho
phép. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do trong quá trình nuôi người dân
không chú ý giữ môi trường vùng nuôi, tận dụng bã thải trong quá trình chăn
nuôi để cho cá ăn. Tại các vùng nuôi tôm nước lợ, tôm được xác định nhiễm các
bệnh: hoại tử cơ quan tạo máu và tế bào biểu mô, đốm trắng và bệnh hoại tử gan
gan tụy cấp do vi rút, vi khuẩn gây ra. Các bệnh này do vi rút gây ra, là bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm thuộc danh mục bệnh phải công bố dịch theo Thông tư 83
của Bộ Nông nghiệp- PTNT. Bệnh này có khả năng lây truyền nhanh và gây thiệt hại
lớn cho người nuôi thủy sản vì khi có biến động về môi trường nước, tỷ lệ tôm
nhiễm bệnh bị chết tới 80-100%, môi trường nuôi ổn định thì tỷ lệ tôm nhiễm
bệnh chết thấp hơn, nhưng đến thời kỳ thu hoạch 90% số tôm bị còi cọc, giá trị
thấp. Hiện Chi cục Thú y đang hướng dẫn người dân và chính quyền địa phương các
biện pháp xử lý dịch, nhưng việc ứng phó của cơ sở vẫn khá lúng túng. Nhiều
diện tích ao nuôi có hiện tượng cá và tôm chết rải rác nhưng không thông báo
cho chính quyền và cơ quan chức năng, nên khó tổng hợp và kiểm soát tình hình.

            Theo
các cán bộ của HTX nuôi trồng thủy sản Tân Thành, hiện địa phương gặp nhiều khó
khăn trong việc ngăn chặn dịch. Có hai nguyên nhân gây bệnh hoại tử cơ quan tạo
máu và tế bào biểu mô, đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi ở
địa phương; con giống kém chất lượng và môi trường nuôi không bảo đảm. Đây cũng
đang là hai vấn đề khó của vùng nuôi Tân Thành, Hải Thành (Dương Kinh) và quận
Đồ Sơn. Hiện toàn bộ giống tôm các hộ nuôi lấy qua hơn chục đại lý trên địa
bàn. Các đại lý này đều lấy con giống từ Nha Trang, Quảng Ngãi, Nghệ An, Bình
Định, Huế, Đà Nẵng ra. Năm nay, ngay từ đầu vụ, người dân đã phát hiện có lô
giống lấy từ miền Trung ra kém chất lượng. Theo hướng dẫn của cơ quan chuyên
môn, đối với đầm tôm bị nhiễm bệnh, không được thay nước ra, vào đầm tránh lây
lan dịch bệnh ra diện rộng, xử lý nước ao nuôi bằng hóa chất khử trùng, tiêu
độc được phép sử dụng; thường xuyên vệ sinh ao nuôi để loại bỏ thức ăn thừa,
tránh ô nhiễm hữu cơ trong ao. Tuy nhiên, hiện cả khu vực nuôi tôm của địa
phương hệ thống lấy nước vào và thải nước ra vẫn chung nên khó xử lý các ao
nuôi bị bệnh mà không ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác. Môi trường nước phục vụ
nuôi thủy sản ở đây hiện cũng đang bị ô nhiễm vì nước thải của các nhà máy trên
địa bàn. Nếu không giải quyết được vấn đề chất lượng con giống và môi trường
nguồn nước thì e rằng bệnh dịch sẽ tiếp tục lây lan và bùng phát cả trong những
vụ nuôi sau”.

            (Nguồn: Nhiều vùng nuôi thủy sản bị
dịch bệnh - Lúng túng xử lý, ngăn chặn/Hoàng Yên//Báo Hải Phòng ĐT. – ngày
14/8/2015)

 

99. Tọa đàm khoa học Môi
trường Biển Đông - Ứng xử của con người

            Sáng
8 -8, tại Trung tâm hội nghị thành phố, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức
tọa đàm khoa học: Môi trường Biển Đông -Ứng xử của con người.

            Phó
chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam dự tọa đàm; cùng dự có lãnh đạo các sở,
ngành thành phố; các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và quốc tế.

            Chủ
trì và phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam
mong muốn: tọa đàm là dịp để các nhà khoa học trao đổi các kết quả nghiên cứu,
đánh giá từ góc độ khoa học và luật pháp quốc tế trong bối cảnh môi trường
chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh của khu vực Biển Đông ảnh hưởng tới
tự do và an ninh an toàn hàng hải. Tọa đàm làm rõ vấn đề tài nguyên môi trường
biển trong khu vực Biển Đông đang chịu những tác động tiêu cực của con người.

            Đồng
chí khẳng định: trước những bất ổn thời gian qua, Biển Đông cần có môi trường
sinh thái lành mạnh, môi trường xã hội hòa bình, ổn định và phát triển. Vì thế,
Biển Đông cần được quan tâm, bảo vệ, vì lợi ích của các bên liên quan và lợi
ích chung của cộng đồng quốc tế…

            Tại
tọa đàm nhiều ý kiến của các nhà khoa học cho rằng: hành động xây dựng đảo nhân
tạo của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như củng cố, mở rộng một số đảo chiếm đóng
bất hợp pháp của Việt Nam là trái với luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố về
cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Các học giả cho biết, vùng biển quần
đảo Trường Sa là “ngân hàng tài nguyên sinh vật” của Biển Đông. Nhưng thời gian
qua, hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông đã phá hủy gần 1200ha
san hô dẫn đến phá hỏng cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học cũng như
làm giảm nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông, đe dọa đến nguồn sống duy nhất của
hàng triệu ngư dân (trong đó có cả ngư dân Trung Quốc) trong khu vực.

            Giáo
sư Edgardo Gomez đến từ Viện Khoa học Biển ( Trường ĐH Philippines) tính toán
đóng góp của mỗi héc-ta san hô ở Trường Sa cho cuộc sống của những người dân
sống xung quanh Biển Đông được tính ra bằng tiền là vào khoảng 350.000 đô-la
Mỹ/năm. Nhưng, hành vi “đảo hóa” của Trung Quốc đã và đang làm thiệt hại của
các nước khu vực ít nhất là 352,2 triệu đô-la Mỹ mỗi năm…

            Theo
Tiến sĩ Nguyễn Văn Quân, Viện phó Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thông tin: biển khu vực đảo Trường Sa nằm
trên đường di cư theo mùa của nhiều loài hải sản ở Biển Đông nên việc thay đổi
hiện trạng phân bố tự nhiên của các hệ sinh thái gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng tái tạo nguồn lợi và môi trường sống, sự phân bố tự nhiên của các loài hải
sản…

            Còn
theo Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Khoa Hàng hải (Trường ĐH Hàng hải) để
bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông Việt Nam cần: tăng cường sự
hiện diện của lực lượng lao động biển thông qua các hoạt động vận tải hàng hóa,
đánh bắt hải sản của ngư dân và tham quan du lịch biển đảo. Trong đó, tập trung
phát triển đội tàu cá đủ mạnh, ngư dân nắm chắc kiến thức pháp luật về biển.
Hợp tác với các quốc gia trong việc bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, tìm kiếm
cứu nạn trên Biển Đông…

            Buổi
tọa đàm diễn ra sôi nổi và có nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị Chính phủ các
nước liên quan trực tiếp và gián tiếp trong khu vực để tăng cường hợp tác, quản
lý hiệu quả các hoạt động của con người tới môi trường Biển Đông; cũng như duy
trì hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải trên tuyến vận tải biển sôi nổi của thế
giới.

            (Nguồn:
Tọa đàm khoa học Môi trường Biển Đông - Ứng xử của con người//Báo Nhân dân. -
ngày 10/08)

 

100. Ứng xử với môi
trường Biển Đông

            Đó
là chủ đề của hội thảo khoa học do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức
vừa diễn ra tại thành phố Cảng.

            Ông
Lê Khắc Nam, Phó Chủ Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khẳng định: Đây là
diễn đàn khoa học với các mục tiêu đề cập tới những vấn đề tài nguyên và môi
trường biển trong khu vực Biển Đông đang từng ngày từng giờ chịu sự tác động
tiêu cực của con người; Các đại biểu đã trao đổi các kết quả nghiên cứu, đánh
giá từ góc độ khoa học và luật pháp quốc tế trong bối cảnh môi trường chính
trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh của khu vực biển Đông đang diễn biến phức
tạp, ảnh hưởng tới an ninh, an toàn hàng hải. Hội thảo cũng tập hợp những đề
xuất, kiến nghị Chính phủ các nước liên quan trực tiếp và gián tiếp trong khu
vực, tăng cường hợp tác, quản lý hiệu quả các hoạt động của con người tới môi
trường Biển Đông.

            Tại
hội thảo, các đại biểu thảo luận về các nội dung liên quan đến hoạt động xây
dựng, vận tải và khai thác quá mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh
thái, sức khỏe con người và nguồn lợi kinh tế từ biển. Tiến sĩ Nguyễn Quang
Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản cho biết, 10 chuyến điều tra nguồn
lợi hải sản giai đoạn 2011- 2014 trên toàn vùng biển Việt Nam đã thống kê được
974 loài hải sản thuộc 462 giống nằm trong 191 họ khác nhau với nhiều loại hải
sản có giá trị. Tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam là 4,25 triệu
tấn và khả năng khai thác bền vững khoảng 1,75 triệu tấn. So với giai đoạn
2000- 2005, tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản biển Việt Nam đã suy giảm khoảng
16,2%, chủ yếu diễn ra ở nhóm hải sản tầng đáy và nhóm cá nổi nhỏ. Việc nghiên
cứu trữ lượng hải sản góp phần khẳng định thêm về chủ quyền biển đảo, đồng thời
đưa ra được giải pháp tối ưu trong định hướng, điều động tàu thuyền khai thác
và đánh bắt tại các vùng biển Việt Nam.

            GS.TS
Edgardo D. Gomez, Viện Khoa học biển, Đại học Philippines, đánh giá việc san
lấp biển quy mô lớn trên Biển Đông trong thời gian gần đây của Trung Quốc cùng
với các hoạt động đánh bắt cá mang tính hủy diệt đã ảnh hưởng trực tiếp đến hệ
sinh thái ở khu vực này như sự vùi lấp san hô, các loại rùa biển, một vài loại
cá mập, loài trai tai tượng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. GS Edgardo D.Gomez
kiến nghị các quốc gia có liên quan đến khu vực biển Đông đang làm suy thoái và
hủy hoại những hệ sinh thái biển phải chấm dứt những hành động xâm hại tới năng
suất và đa dạng sinh học của các vùng biển trong Biển Đông. Ngăn chặn việc khai
thác các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

            GS
Luc Hens, Chủ nhiệm Khoa Sinh thái Nhân văn, Đại học Tự do Brussels, Vương Quốc
Bỉ và TS. Trần Đình Lân, Viện trưởng Viện y học Biển Việt Nam đã có báo cáo
đánh giá tác động của sự cố tràn dầu đến môi trường sinh thái và sức khỏe con
người. Theo hai tác giả này, mỗi năm xảy ra trung bình 3 vụ tràn dầu, đó là
chưa kể đến những vụ tràn dầu không được thống kê. Vị trí xảy ra tràn dầu
thường ở vùng biển khơi, vùng bờ biển, bãi sông, cảng…

            (Nguồn:
Ứng xử với môi trường Biển Đông//
Báo Đời sống và Pháp
luật. - ngày 14/08)

 

101. Khoa học công nghệ
thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

            Một
trong những mô hình đang được triển khai hiệu quả là ứng dụng chế phẩm sinh học
Neo-polymic xử lý môi trường ao nuôi cá (nuôi ghép) tại xã Tiên Thắng (huyện
Tiên Lãng). Theo ông Ngô Ngọc Thuân, Chủ tịch UBND xã Tiên Thắng, địa phương
tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KH-CN (Sở
KH-CN) hai quy trình: kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học Neo-polymic xử lý ô
nhiễm tầng đáy ao nuôi cá nước ngọt và kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học quản
lý chất lượng nước nuôi, bảo đảm chất lượng nước, phòng chống dịch bệnh cho cá
nước ngọt thương phẩm theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm. Địa phương xây dựng
hai mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Neo-polymic với tổng diện tích là 1 ha
ao nuôi ghép các loại cá trắm, chép, mè, trôi, rô phi. Tính cả hai mô hình ứng
dụng chế phẩm sinh học Neo-polymic, tổng sản lượng đạt 16.610 kg/ha/năm, lợi
nhuận đạt gần 131 triệu đồng/ha/năm.

            Ông
Phạm Văn Chiến (xã Tiên Thắng) tham gia mô hình cho biết, chế phẩm giúp phân
hủy tối đa các chất hữu cơ, giảm độ nhớt và mùi hôi của nước, hấp thụ hết nguồn
tảo chết trong ao. Bên cạnh đó, nhờ sử dụng chế phẩm sinh học, gia đình ông rất
ít khi phải dùng thêm hóa chất và thuốc kháng sinh cho cá, tiết kiệm chi phí
sản xuất, lợi nhuận tăng lên rõ rệt.

            Một
mô hình khác đang được bà con nông dân Hải Phòng triển khai sâu rộng là sử dụng
hỗn hợp vi sinh vật xử lý rơm rạ Biomix RR để trồng nấm ăn. Quy trình sản xuất
nấm từ rơm rất đơn giản: phế phẩm trồng lúa được xử lý bằng Biomix RR rồi trồng
và thu hoạch nấm, phế phẩm sau trồng nấm tiếp tục được xử lý thành phân mùn để
bón lúa. Đây là quy trình khép kín, sử dụng hết các phế phụ phẩm nông nghiệp và
tạo hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

            Theo
anh Bùi Văn Khá, nông dân thôn Đoài, xã Ngũ Phúc (Kiến Thụy), với mỗi tấn rơm
rạ sau khi phun chế phẩm Biomix được cấy 16-18kg giống, sau 7-8 ngày cho thu
hoạch 2 tạ nấm rơm. Doanh thu mỗi tấn khoảng 8 triệu đồng, trừ tiền nhân công,
giống, vật liệu trồng cho lãi ròng khoảng 7 triệu đồng. Đó là chưa kể sau khi
thu hoạch nấm, các phế phẩm còn lại tiếp tục được xử lý bằng chế phẩm Biomix
RR, sau khoảng một tuần tiếp tục cho 7 tạ phân mùn hữu cơ bón lúa và rau màu...

            Theo
Trưởng Phòng Quản lý khoa học (Sở KH-CN) Trần Thị Lâm, chương trình KH-CN phục
vụ xây dựng nông thôn mới thành phố đến năm 2020 được triển khai sâu rộng với
nhiều mô hình ứng dụng KH-CN trong sản xuất, kinh doanh cũng như bảo vệ môi
trường nông nghiệp, nông thôn thành phố. Các mô hình tập trung giải quyết nhiều
vấn đề cấp thiết của địa phương trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, rác thải
sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng các chế phẩm vi sinh, chuyển giao
kỹ thuật trồng nấm tận dụng nguyên liệu tại chỗ từ phụ phẩm nông nghiệp, mô
hình xử lý nước thải, ứng dụng sản phẩm KH-CN trong xử lý nước sinh hoạt. Việc
nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ KH-CN góp phần làm thay đổi mạnh mẽ năng
suất và chất lượng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi, góp phần tích cực vào việc
chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện
tích đất nông nghiệp của Hải Phòng.

            (Nguồn:
Khoa học công nghệ thúc đẩy xây dựng nông thôn mới/Bạch Dương//Báo Hải Phòng. –
ngày 17/08)

 

102. Sản phẩm PAC-HAPI
trong sản xuất nước sinh hoạt ở nông thôn: Giải pháp làm sạch nước ô nhiễm

            Hiện,
thành phố sản xuất nước sạch từ nguồn nước kênh An Kim Hải và các sông Rế, sông
Giá, sông Đa Độ, sông Luộc. Theo kết quả giám sát của Công ty TNHH MTV cấp nước
Hải Phòng, chất lượng nguồn nước ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

Chất lượng nguồn nước suy giảm nhanh:

            Sông
Rế dài hơn 10km, cung cấp nước tưới tiêu khoảng 10 ha đất canh tác nông nghiệp
của huyện An Dương. Đây là nguồn cung cấp khoảng 42 triệu m3 nước thô cho nhà
máy nước An Dương, phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 80% số dân thành phố. Tuy
nhiên, nguồn nước này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải sinh hoạt, sản
xuất và bệnh viện chưa qua xử lý xả thẳng xuống dòng sông. Chỉ riêng khúc sông
chảy qua địa bàn huyện An Dương, sông Rế hứng chịu nước thải chưa qua xử lý từ
nghĩa trang thôn Lương Quy, thôn Tràng Duệ (xã Lê Lợi) nằm ngay sát bờ sông.
Theo kết quả quan trắc của Trung tâm quan trắc môi trường Sở Tài Nguyên và Môi
trường thành phố, tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Rế biểu hiện rõ với sự
xuất hiện màu vàng đậm của ô-xít sắt, lắng đọng kết tủa dẫn đến hiện tượng đọng
bùn đất ở hai bờ và đáy sông.

            Giống
như sông Rế, sông Đa Độ cũng đang “kêu cứu” khi phải “gồng mình” tiếp nhận
lượng nước thải lớn của 11 bệnh viện lớn, nhỏ, 60 trạm xá, 120 cơ sở sản xuất
công nghiệp, 50 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi gia súc, chế
biến lương thực, thực phẩm, nghĩa trang nhân dân...xả thải trực tiếp ra sông.
Tình trạng này khiến chất lượng nguồn nước sông Đa Độ suy giảm nhanh chóng.

            Cùng
với sông Rế, sông Đa Độ, nhiều hệ thống sông khác trên địa bàn thành phố cũng
trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Theo Phó giám đốc Trung tâm ứng dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ Hải Phòng Nguyễn Hoài Lâm, hậu quả chung của tình
trạng ô nhiễm nước là tỷ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính như: viêm màng
kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng. Ô nhiễm nước còn gây tổn thất cho các
ngành sản xuất kinh doanh, hộ nuôi trồng thủy sản. Các nghiên cứu khoa học cũng
cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung
thư, trong đó thường gặp là ung thư da...

Chi phí rẻ, hiệu quả cao:

            Nhằm
giải quyết tình trạng ô nhiễm nước, chất xử lý nước PAC-HAPI được coi là giải
pháp khả thi. Sản phẩm PAC-HAPI do Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ Hải Phòng (Sở Khoa học-Công nghệ) nghiên cứu sản xuất đang được ứng dụng
tại một số nhà máy nước của Hải Phòng và địa phương lân cận. Trong đó, một số
nhà máy nước mini vùng ngoại thành Hải Phòng sử dụng PAC-HAPI để sản xuất nước
sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn.

            Đơn
cử tại 2 xã An Thắng (huyện An Lão) và xã Đoàn Xá (huyện Kiến Thụy), trước đây,
mỗi xã này đều có một nhà máy nước mini với tổng công suất tối đa 500 m3/ngày
đêm để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn. Nguồn nước hai nhà
máy sử dụng là nguồn nước mặt lấy từ sông Đa Độ, được xử lý bằng phèn nhôm thông
qua các hệ thống lắng lọc. Tuy nhiên, khi sử dụng phèn nhôm, thời gian lắng
đọng cặn lơ lửng kéo dài gây kết kéo màng chậm, ảnh hưởng đến công suất của nhà
máy. Với chất xử lý nước PAC-HAPI, nhà máy nước mini ở đây bảo đảm cung cấp đủ
nước sạch cho người dân, thay vì chỉ đáp ứng 50 - 70% nhu cầu như trước đây.

            Theo
cán bộ Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Hải Phòng, ưu điểm của
PAC-HAPI là hiệu quả lắng trong cao, ít làm biến đổi độ PH của nước, không cần
các thiết bị và thao tác phức tạp, không bị đục nước khi dùng thiếu hoặc thừa
phèn. Ngoài ra PAC- HAPI còn có tác dụng loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan, không
hòa tan, kim loại nặng và xử lý các thành phần trong thuốc bảo vệ thực vật
trong nguồn nước. Quá trình sử dụng cho thấy quy trình lọc thuận tiện đơn giản,
thời gian keo tụ, kéo lắng nhanh, công suất cấp nước tăng 20%. Hơn thế, chi phí
cho sử dụng PAC-HAPI rẻ hơn so với phèn nhôm từ 1-2 lần trong khi hiệu quả gấp
4-5 lần phèn nhôm. Lãnh đạo các địa phương trên đánh giá, việc sử dụng chất xử
lý nước PAC-HAPI rất phù hợp với vùng nông thôn. Các địa phương đều mong muốn
mô hình được nhân rộng nhằm cung cấp đủ nguồn nước sạch cho người dân.

            Theo
ông Vũ Ngọc Ngưng, Phó chủ tịch UBND xã Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng), hiện,
trên địa bàn xã mới có 50% số hộ dân được dùng nước sạch, do đó, hy vọng thành
phố có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh nước sạch ở nông thôn về công
nghệ, sản phẩm xử lý nguồn nước góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới và chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn.

            (Nguồn:
Sản phẩm PAC-HAPI trong sản xuất nước sinh hoạt ở nông thôn/Diên Vĩ// Báo Hải
Phòng. - ngày 18/08)

 

103. Hội thi ứng dụng
CNTT trong công tác văn phòng lần thứ 3: Đội Kiến An giành giải nhất

            Sáng
22 -8 tại Trung tâm Hội nghị thành phố diễn ra hội thi ứng dụng công nghệ thông
tin (CNTT) trong công tác văn phòng lần thứ 3 do Văn phòng UBND thành phố tổ
chức. Hội thi năm nay có 31 đội thi tham gia đến từ 15 quận, huyện và 16 sở
ngành, với 81 thí sinh tham dự. Các đội thi lần lượt trải qua 3 phần thi: thi
trắc nghiệm kiến thức tin học (dành cho lãnh đạo); thi trắc nghiệm kiến thức
tin học (dành cho chuyên viên) và thi tác nghiệp trên mạng và máy tính. Các
phần thi đòi hỏi các thí sinh và các đội có kỹ năng sử dụng các phần mềm tin
học văn phòng; hộp thư điện tử công vụ; internet…ứng dụng vào công tác văn
phòng.

            Kết
thúc hội thi, đội thi quận Kiến An giành giải nhất; giải nhì thuộc về đội thi
của 2 đơn vị Hồng Bàng và An Dương; các đội Lê Chân, Tiên Lãng và Ngô Quyền
giành giải 3.

            Hội
thi là dịp để các đơn vị đẩy mạnh ứng dụng tin học phục vụ công tác chuyên môn,
góp phần đổi mới phương pháp làm việc, tác phong công tác của cán bộ, công chức
và thực hiện cải cách hành chính. Đây cũng là dịp để các đơn vị giao lưu, học
hỏi kinh nghiệm giữa các cơ quan hành chính nhà nước thành phố phát

huy tính sáng tạo, học tập của cán bộ, công
chức, áp dụng phù hợp vào công tác. . .

            (Nguồn:
Hội thi ứng dụng CNTT trong công tác văn phòng lần thứ 3…//
(Báo
Hải Phòng. – ngày 23/08)

 

104. Tuyên truyền pháp
luật qua cổng thông tin điện tử: Còn lãng
phí hạ tầng công nghệ thông
tin

            Trong
thời đại in-tơ-nét phủ sóng rộng khắp, hầu hết các sở, ban, ngành, quận, huyện
và các xã, phường, thị trấn đều có cổng thông tin điện tử. Tuy nhiên, việc
tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên cổng thông tin điện tử lại chưa như mong
muốn.

Thông tin lạc hậu:

            Cổng
thông tin điện tử (CTTĐT) thành phố và nhiều sở, ngành, quận, huyện, xã phường
cập nhật kịp thời các thông tin thời sự, kinh tế- xã hội của thành phố, chính
sách đầu tư, văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý điều hành. Các cổng
TTĐT từng bước đáp ứng nhu cầu truy cập của cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp trên
địa bàn. CTTĐT của các sở, ngành xây dựng mục văn bản pháp quy, có kết nối với
hệ thống văn bản pháp quy của Trung ương, bộ, thành phố. Như CTTĐT của Sở Y tế,
Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng. CTTĐT của các quận, huyện chú trọng
cập nhật dịch vụ hành chính công áp dụng cho cấp huyện, cấp xã. Trên CTTĐT
huyện Tiên Lãng công khai Bộ thủ tục hành chính (TTHC) của thành phố, trên các
lĩnh vực: giao thông vận tải, LĐ-TB-XH, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Y tế…CTTĐT
huyện An Lão có mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giới thiệu văn bản pháp
luật mới, nổi bật vừa được cập nhật trong tuần qua, chính sách mới về lao động,
tiền lương bắt đầu có hiệu lực thi hành… Trang tin Phòng Tư pháp huyện Thủy
Nguyên được xây dựng khá công khu, với văn bản được giới thiệu theo từng lĩnh
vực: đất đai, hộ tịch, chứng thực, thanh tra, hôn nhân và gia đình, xây dựng.

            Tuy
nhiên, không ít sở, ban, ngành, đơn vị chưa quan tâm cập nhật thông tin trên
cổng thông tin điện tử. Đơn cử, trên CTTĐT Thanh tra thành phố chỉ có vài văn
bản mới cập nhật trong năm 2015, như Công bố Bộ TTHC phạm vi chức năng quản lý
của ngành Thanh tra thành phố Hải Phòng, còn lại “tràn ngập” những thông tin từ
năm 2013 hoặc năm 2008. Trên trang của UBND phường Sở Dầu (quận Hồng Bàng) chỉ
duy nhất tin về đại hội Đảng bộ phường là sự kiện diễn ra trong năm 2015, các
thông tin còn lại đều từ năm 2014. Hầu hết thông tin trên trang của UBND phường
Dư Hàng Kênh được cập nhật từ 2013. Tương tự, trong phần tin nổi bật trên trang
của UBND phường Trần Nguyên Hãn là tin “Khánh thành nhà mái ấm tình thương”
diễn ra từ tháng 5-2014. Trên trang tin Phòng Giáo dục quận Ngô Quyền vẫn là
những thông tin từ 2011... Nguyên nhân do lãnh đạo đơn vị chưa quan tâm, chỉ
lập trang web hoặc CTTĐT cho có lệ. Nguyên nhân khác là không có cán bộ chuyên
trách theo dõi và cập nhật.

            Việc
các CTTĐT thiếu quan tâm cập nhật các thông tin thời sự, nhất là các văn phản
quy phạm pháp luật mới ban hành làm giảm hiệu quả tuyên truyền pháp luật. Trong
khi đó, các báo mạng tràn ngập thông tin cả chính thống và không chính thống.
Do vậy, các CTTĐT nếu không cập nhật kịp thời đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước sẽ không  phát huy
vai trò định hướng dư luận…

            (Nguồn:
Tuyên truyền pháp luật qua cổng thông tin điện tử: Còn lãng phí hạ tầng…/
Bích
Hà//Báo Hải Phòng. – ngày 22/08)

 

XI. Giao thông -
vận tải:

105. An toàn giao
thông trên các tuyến đường vành đai và Quốc lộ 5 phức tạp: Đường "oằn
mình" vì quá tải (
Kỳ cuối):

            Dự
báo giao thông trên các tuyến đường vành đai, quốc lộ 5 sẽ gia tăng mức độ,
diễn biến phức tạp vào những tháng cuối năm như thông lệ, đòi hỏi các cơ quan
chức năng có giải pháp quyết liệt trước mắt và lâu dài.

Giải pháp tình thế
chưa triệt để:

            Theo
khảo sát của Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, thời gian làm thủ tục cho mỗi
phương tiện vào cảng lấy hàng trung bình kéo dài từ 7-10 phút nên các phương
tiện khác phải dừng chờ dọc đường, gây ùn tắc trên các tuyến đường dẫn đến
Cảng. Có cảng thực hiện thủ tục cho phương tiện vẫn làm thủ công hoặc bố trí
ra, vào chưa hợp lý. Việc này không chỉ gây mất an toàn giao thông trên các
tuyến đường, còn khiến các doanh nghiệp tăng chi phí thuê xe và bến bãi. Do đó,
cơ quan chức năng thành phố đã kiến nghị các doanh nghiệp vận tải, cảng biển đẩy
nhanh tiến độ làm thủ tục cho các phương tiện vào lấy hàng, bố trí thời gian xe
vào, ra hợp lý để tránh ùn tắc.

            Để
bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên toàn tuyến, Phòng CSGT đường bộ-đường
sắt chủ động tăng cường bố trí cán bộ, chiến sĩ điều tiết, hướng dẫn phân luồng
giao thông. Không chỉ có mặt vào giờ cao điểm, với các tuyến đường vành đai,
Quốc lộ 5, các đội, trạm luôn trong trạng thái “sẵn sàng” khi xảy ra tình
huống, bất kể ngày đêm, nắng mưa. Trên các đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, có lúc, CSGT phải điều tiết, bố trí xe vào dừng đỗ tạm thời trên đường
Lê Hồng Phong, đường Hồ Sen-cầu Rào 2. Một số thời điểm xảy ra ùn tắc nghiêm
trọng, CSGT cấm toàn bộ phương tiện chở hàng từ các cảng lưu thông ra đường
trong thời gian nhất định.

            Hiện
nay, một số đoạn, những “sống trâu” do dồn áp phan trên các tuyến đường vành
đai, Quốc lộ 5 đã được đơn vị quản lý cho xe xúc dùng gầu cào đi. Việc này tuy
giảm bớt tình trạng đường gồ ghề, song vẫn để lại những “vết xước” trên đường,
gây mất mỹ quan và không bảo đảm an toàn. Thậm chí, sau khi cào, nhiều đơn vị
thi công không thu dọn, khiến mặt đường vương vãi cát, đá, càng dễ trơn trượt
bánh xe và gây bụi mù mịt.

            Những
giải pháp này chỉ giảm bớt một phần áp lực giao thông trên các tuyến đường vành
đai. Dự kiến dịp cuối năm, khi đơn vị thi công dỡ khoang dầm vượt đường Nguyễn
Văn Linh của cầu Niệm để sửa chữa, lượng hàng qua cảng biển tăng, giao thông
trên các đường này sẽ phức tạp hơn nữa.

Chờ giải pháp lâu
dài:

            Để
giải quyết tình trạng phức tạp, căng thẳng về giao thông và kiềm chế tai nạn
cần có những giải pháp tổng thể, chỉ đạo quyết liệt từ Bộ Giao thông – Vận tải,
Ban An toàn giao thông thành phố, các ngành chức năng và sự tham gia của chính
quyền địa phương.

            Hiện,
dự án cải tạo, khôi phục Quốc lộ 5 với số vốn gần 800 tỷ đồng, được triển khai
từ năm 2013, hết thời gian bảo hành, nhưng chưa thể bàn giao do tình trạng hằn
lún mặt đường chưa được khắc phục. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
Đinh La Thăng có chỉ đạo quyết liệt đối với Ban quản lý dự án khắc phục dứt
điểm tình trạng hư hỏng mặt Quốc lộ 5.

            UBND
thành phố có văn bản chỉ đạo các ngành chức năng sớm hoàn tất công tác chuẩn bị
đầu tư Dự án đầu tư xây dựng các nút giao thông khác mức đường Lê Hồng Phong và
đường Hồ Sen - cầu Rào 2 với các đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Văn Linh. Đây
là những công trình rất cần thiết cho yêu cầu giao thông nội đô, đặc biệt là
chống ùn tắc giao thông khi Dự án xây dựng mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Cát
Bi và đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khánh thành, đưa vào khai thác sử
dụng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, khi đường ô tô cao tốc Hải Phòng-Hà Nội
thông xe toàn tuyến sẽ làm giảm áp lực giao thông cho các tuyến đường vành đai,
Quốc lộ 5 trên địa bàn thành phố.

            Hiệp
hội vận tải hàng hóa đường bộ thành phố kiến nghị di dời trạm kiểm tra, soi
hàng công-ten-nơ xuất, nhập khẩu đến vị trí phù hợp hơn; giải tỏa hành lang
đường Đình Vũ, mở đường gom 2 bên phục vụ giao thông công cộng, xây dựng bãi đỗ
xe tập trung để giải phóng giao thông… Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa
phương vào cuộc, tăng cường tuyên truyền, giải tỏa các điểm lấn chiếm hành lang
giao thông...

            Thực
tế, hầu hết hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cảng biển thành phố hiện nay chủ yếu
được vận chuyển tới các địa phương khác bằng đường bộ, tỷ lệ vận chuyển bằng
đường sắt và đường thủy còn ít. Trong khi đó, việc mở rộng hệ thống đường giao
thông bộ thực hiện rất khó khăn, tốn kém. Do đó, các cấp, ngành cần tính toán
quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống giao thông theo hướng phát triển mạng lưới
vận tải đường thủy, đường sắt giảm bớt áp lực cho  đường bộ đang ngày càng quá tải như hiện nay…

            (Nguồn: An toàn giao thông trên các tuyến đường vành
đai và Quốc lộ 5 phức tạp /Nguyễn Cường, Đỗ Oanh//Báo Hải Phòng Điện tử. - ngày
04/08)

 

106. Bộ trưởng Đinh
La Thăng kiểm tra tiến độ công trình thi công: Các dự án phải thực hiện đúng
tiến độ cam kết

            Chiều
5-8, đồng chí Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) kiểm tra
tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cầu Bạch Đằng và nút giao cuối tuyến theo
hình thức BOT; Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Cùng dự có các đồng
chí Phó chủ tịch UBND thành phố: Lê Thanh Sơn, Đỗ Trung Thoại; Chủ tịch UBND
tỉnh Quảng Ninh Đỗ Đức Long và lãnh đạo các sở, ngành liên quan thành phố và
Quảng Ninh cùng dự.

            Tại
dự án đầu tư xây dựng cầu Bạch Đằng và nút giao cuối tuyến (dự án do tỉnh Quảng
Ninh làm chủ đầu tư), công tác GPMB phục vụ dự án này đã hoàn thành phần lớn
công việc, thậm chí một số nơi chưa có hỗ trợ đã bàn giao đất cho các đơn vị
thi công. Mặc dù các doanh nghiệp trong liên danh BOT đã góp đủ vốn cho dự án
nhưng công tác thi công vẫn rất ì ạch. Chủ đầu tư báo cáo phải đến 30-6-2017
mới có thể hoàn thành xong dự án, chậm khoảng 6 tháng so với dự tính ban đầu.
Bộ trưởng Đinh La Thăng tỏ ý không hài lòng với việc chậm tiến độ nói trên,
đồng thời chỉ đạo: Đây là công trình trọng điểm cần nhanh, cần phát huy tối đa
nỗ lực của các nhà thầu để đảm bảo tiến độ cam kết.

            Theo
kiến nghị, UBND thành phố chỉ đạo việc di chuyển ngay cống tạm, còn đường công
vụ các đơn vị thi công thuộc các dự án khác nhau phải tự chủ động. Bộ trưởng
Đinh La Thăng nhấn mạnh, chỉ còn hơn 3 tháng nữa dự án sẽ hoàn thành, kinh phí
đã chuyển cho các nhà thầu, nếu nhà thầu bị chậm tiến độ mà đưa ra nguyên nhân
tại thời tiết sẽ không được chấp nhận. Kiểm tra gói thầu EX10 thuộc dự án đường
ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn từ đường Phạm Văn Đồng về Đình Vũ), khi
nghe nhà thầu Namkwang báo cáo có thể bị chậm tiến độ do thời tiết bất lợi, mưa
nhiều khó khăn cho thi công. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng phục vụ thi công (đường
công vụ) hiện có tới 3 dự án cùng sử dụng và có một cống tạm chưa di chuyển,
gây khó khăn cho công tác thi công.

            Do
đó, nhà thầu và chủ đầu tư lên kế hoạch tiến độ thi công từng ngày, tranh thủ
khi nắng ráo, tổ chức thi công liên tục 3 ca và duy trì chế độ giao ban để giải
quyết ngay công việc, không để phát sinh kéo dài.

            (Nguồn: Bộ trưởng Đinh La Thăng kiểm tra tiến độ công
trình thi công…/Đoàn Lanh//Báo  Giao
thông. – ngày 06/08)

 

107. Đúng 31/12/2016, Dự
án dường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng phải hoàn thành

            Đó
là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GT-VT Đinh La Thăng sau buổi làm việc với tỉnh
Quảng Ninh, TP Hải Phòng và các nhà đầu tư về tiến độ triển khai Dự án cao tốc
Hạ Long-Hải Phòng ngày 11/8 vừa qua.

            Dự
án đường cao tốc nối TP Hạ Long (Quảng Ninh) với cầu Bạch Đằng (Hải Phòng) được
khởi công từ ngày 13/9/2014. Đây là dự án quan trọng kết nối đường cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng đến Hạ Long (Quảng Ninh) và trong tương lai sẽ kéo dài đến Cửa
khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh). Dự án này hoàn thành không chỉ rút ngắn
khoảng cách và thời gian lưu thông từ Hải Phòng đến Quảng Ninh mà còn kết nối
tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và thúc đẩy phát triển KT-XH
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

            Dự
án đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng bao gồm 2 dự án thành phần: Dự án cầu Bạch
Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến theo hình thức BOT và Dự án đường nối TP
Hạ Long với cầu Bạch Đằng.

            Dự
án đường nối TP Hạ Long với cầu Bạch Đằng Dự án có chiều dài tuyến 19,8km với
tổng mức đầu tư 6.416 tỷ đồng. Phần xây lắp được phân chia thành 7 gói thầu:
bao gồm 3 gói thầu đường; 3 gói thầu cầu; 1 gói an toàn giao thông, cây xanh và
điện chiếu sáng. Hiện nay, các gói thầu thi công các cầu sông Chanh và sông Rút
đảm bảo tiến độ đã cam kết. Riêng cầu sông Hốt do nền địa chất phức tạp (nhiều
hang Kaster) nên tiến độ không đạt được như đã cam kết (18 tháng), tuy nhiên
vẫn đảm bảo tiến độ theo Hợp đồng là 24 tháng.

            Các
gói thầu đường tiến độ các gói thầu XL01, XL03 đảm bảo theo tiến độ đã cam kết.
Riêng gói thầu XL-02 (do Doanh nghiệp Xuân Trường thực hiện) khối lượng công
việc lớn (phần tuyến dài 9,3km và 8 cầu vượt, nút giao), công tác điều hành của
nhà thầu tại công trường yếu do thiếu nhân sự nên tiến độ thi công chậm so với
các gói thầu khác và tiến độ chung của Dự án. Hiện vốn cấp cho Dự án đến thời
điểm này được 1.810 tỷ đồng. Đến nay đã giải ngân 700 tỷ đồng.

            Dự
án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến theo hình thức BOT, tính đến
hết ngày 15/7/2015, các nhà đầu tư dự án đã nộp đủ số vốn chủ sở hữu theo quy
định với tổng số tiền 800 tỷ đồng. Việc huy động vốn vay tín dụng hiện các ngân
hàng vẫn chưa xong, chậm so với tiến độ. Hiện nay một số gói thầu chậm tiến độ
và đều do lỗi chủ quan của nhà thầu, ngoài Trung Nam và CIENCO 1 đã triển khai
thi công từ tháng 6/2015, còn lại các Nhà thầu đều triển khai chậm, đặc biệt là
Gói thầu XL02 và XL07 do Liên danh Công ty Cái Mép - Cầu 12 (chiếm 21% khối
lượng của dự án) triển khai quá chậm mặc dù điều kiện mặt bằng thuận lợi.

            Công
tác GPMB, đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng
toàn bộ tuyến thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Hiện Công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng
đang phối hợp với UBND TX Quảng Yên(Quảng Ninh) giải phóng mặt bằng bổ sung
phần nhánh rẽ nút giao đầm Nhà Mạc, trạm thu phí. Phía TP Hải Phòng, tổng diện
tích chiếm dụng là 16ha (trong đó 9,7ha phải GPMB của tổ chức, cá nhân; đất
giao thông, mặt nước là 6,3 ha) và di chuyển đường điện, di dời trụ tiêu hàng
hải... Tổng số đã bàn giao 8,08ha và tạm giao 1,53 ha.

            Tỉnh
Quảng Ninh cam kết đối với dự án đường nối TP Hạ Long với cầu Bạch Đằng sẽ hoàn
thành vào cuối năm 2016. Tỉnh sẽ ưu tiên tối đa về vốn cho dự án đường; về dự
án cầu sẽ đồng hành với các nhà đầu tư, hỗ trợ tối đa các vướng mắc thuộc thẩm
quyền giải quyết của tỉnh.

            Tại
buổi buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GT-VT Đinh La Thăng khẳng định: Đây là dự án
hết sức quan trọng không chỉ đối với Quảng Ninh, Hải Phòng mà cả khu Đông Bắc.
Dự án này nằm trong tổng thể quy hoạch đường bộ 2020-2030. Để đẩy nhanh tiến độ
dự án, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị tỉnh Quảng Ninh, TP Hải Phòng quan tâm
giải quyết mặt bằng, bàn giao sớm cho nhà đầu tư, nhà thầu; Cung cấp mỏ vật
liệu chính thức cho nhà thầu đảm bảo tiến độ và chất lượng cho nhà thầu thi
công cũng như tạo điều kiện về đường giao thông, đường công vụ chuyên chở trong
quá trình thi công. Sau khi thi công xong phải có trách nhiệm hoàn trả mặt bằng
cho địa phương theo đúng quy định; Đảm bảo an toàn giao thông, thi công an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội tại khu vực dự án; sẵn sàng bảo vệ thi công
khi đã làm đầy đủ mọi trách nhiệm với người dân.

            Bộ
trưởng GT-VT yêu cầu nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục theo yêu cầu của pháp
luật. Khẩn trương ký được các hợp đồng tín dụng. Chủ đầu tư phải rà soát lại
toàn bộ thiết kế, tiến độ thi công; thiết kế tổ chức thi công, biện pháp thi
công (đặc biệt lưu ý tiến độ khoan: có dự trữ thiết bị khoan, phụ tùng thay
thế…) thi công phải đảm bảo chất lượng dự án, đúng quy trình quy phạm, đảm bảo
an toàn tuyệt đối cho quá trình thi công; Nhà đầu tư phải có giải pháp quản lý
vốn góp chặt chẽ, đúng quy định; việc giải ngân tiền phải đảm bảo bảo đúng mục
đích, thời gian; xong khâu nào thanh toán khâu đó…Không điều chỉnh tiến độ dự
án, nhà đầu tư ký cam kết với tỉnh Quảng Ninh đến 31/12/2016 hoàn thành phải
thực hiện theo đúng như cam kết.

            (Nguồn:
Đúng 31/12/2016, Dự án dường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng phải hoàn thành/

Xuân
Quảng//Báo Đại đoàn kết. - ngày 12/08)

 

108. Chuẩn bị khắc phục
vệt hằn lún trên quốc lộ 5

            Ngày
13-8, sở GTVT tổ chức họp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Công ty TNHH tập
đoàn Sơn Hải về phương án phân luồng giao thông, chuẩn bị thi công khắc phục
vệt hằn lún bánh xe trên quốc lộ 5 đoạn qua nội thành Hải Phòng dài l0,6km từ
km 94 đến kml04+600.

            Theo
Tập đoàn Sơn Hải, giải pháp thi công sửa chữa, khắc phục vệt hằn lún trên đoạn
đường này được tiến hành cào bóc phần bê tông nhựa bị trồi lún trong phạm vi
toàn bộ phần làn đường xe cơ giới với chiều dày trung bình 7cm. Tiếp đó, sẽ
tưới nhựa dính bám để hoàn trả lại, đồng thời, tưới thêm lớp nhựa dính bám và
thảm thăng cường thêm 4cm trên toàn bộ mặt đường. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
cho biết, để đoạn đường sau khi hoàn trả được bền lâu, sau khi thi công sẽ để
ít nhất 24 giờ để đường giữ được độ bám dính, không bị hằn lún. Vì vậy, cần
phải có phương án phân luồng giao thông đối với xe cơ giới qua lại trên tuyến
đường này. Sở GTVT sẽ tổ chức phân luồng trong thời gian thi công.

            Tập
đoàn Sơn Hải được Bộ Giao thông vận tải chỉ định thầu thi công đoạn đường này.
Đây là nhà thầu thi công đường bộ duy nhất tại Việt Nam tuyên bố bảo hành 5 năm
đối với các tuyến đường họ đã thi công.

            (Nguồn:
Chuẩn bị khắc phục vệt hằn lún trên quốc lộ 5//Báo Hải Phòng. – ngày 14/08)

 

109. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông
đường sắt: Mối nguy từ đường ngang bất hợp pháp

            Hầu
như năm nào trên địa bàn thành phố Hải Phòng cũng xảy ra tai nạn giao thông
(TNGT) liên quan đến đường sắt. Tuy số vụ không nhiều, nhưng gây ảnh hưởng đến
quá trình vận chuyển hành khách và hàng hóa. Theo Ban ATGT thành phố, 100% số
vụ TNGT đường sắt đều xảy ra ở đường ngang giao cắt giữa đường sắt với đường
bộ.

Ngổn ngang với đường ngang: 

            Đường
sắt tuyến Hải Phòng- Hà Nội đoạn qua thành phố Hải Phòng dài 24,5km, đi qua 5
quận, huyện. Ngoại trừ điểm giao cắt với quốc lộ 5 là giao cắt khác mức (cầu
vượt Quán Toan), còn lại có tới 117 điểm giao cắt đồng mức. Trong số đó, chỉ có
32 đường ngang hợp pháp do Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Hải quản lý, còn lại
là lối đi dân sinh và đường ngang không hợp pháp. Cụ thể, tại huyện An Dương có
50 đường ngang, nhưng chỉ có 3 điểm gác; quận Hồng Bàng có 12 đường ngang, chỉ
có 3 điểm gác; quận Lê Chân có 21 đường ngang, có 3 điểm gác; quận Ngô Quyền có
31 đường ngang, có 2 điểm gác và quận Hải An có 4 đường ngang, nhưng không điểm
nào có gác.

            Như
vậy, có thể thấy thực trạng đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt
trên địa bàn thành phố đáng lo ngại, vì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Tình trạng tàu đâm vào ô tô từng xảy ra tại điểm giao cắt trên đường Lê Thánh
Tông và quốc lộ 5. Thậm chí, có vụ việc tàu đang đi, bị trật bánh khỏi đường
ray, xảy ra trên đoạn đường sắt dọc theo phố Trần Khánh Dư. Theo Ban ATGT thành
phố, 100% số vụ TNGT đường sắt đều xảy ra ở điểm giao cắt không có người gác.
Từ đầu năm đến nay, tuy trên địa bàn thành phố chỉ xảy ra 1 vụ TNGT đường sắt,
nhưng có 1 người chết và 1 người bị thương, tăng cả 3 tiêu chí so với cùng thời
điểm của năm 2014

            Phó
giám đốc Sở Giao thông-Vận tải Mai Xuân Phương cho biết, từ năm 2013 đến nay,
một số điểm giao cắt đã được bổ sung lắp hệ thống cảnh báo và cử tình nguyện
viên gác chắn; đồng thời, tiếp tục tổ chức thi công đường gom dân sinh, tiến
tới xóa bỏ 25 ngường ngang bất hợp pháp. Tuy nhiên, theo ông Phương, cần phải
có sự phối hợp chặt chẽ giữa thành phố và ngành Đường sắt Việt Nam mới đạt hiệu
quả cao. Trước đó, Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và UBND thành
phố đã được ký kết, song cần có sự đầu tư mạnh mẽ hơn. Cụ thể, sớm triển khai
nâng cấp các đường ngang từ tín hiệu cảnh báo tự động lên đường ngang có cần
chắn gác tự động hoặc có người chắn gác; hoặc cải tạo, sửa chữa đường ngang tại
các điểm mất ATGT cao tại km84+450 và km 95+515.

Sớm xóa điểm giao cắt không hợp pháp:

     …Xóa điểm
ngang không hợp pháp phải đi đôi với sự quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng “ném
đá ao bèo”. Theo Ban ATGT thành phố, muốn xóa đường ngang phải làm đường gom,
cần kinh phí tương đối lớn. Trong khi đó, bên quản lý đường sắt chỉ cần lắp đặt
cảnh báo hoặc có người chắn gác. Thực tế cho thấy, thời gian qua, thành phố và
cơ quan quản lý đường sắt đã phối hợp xử lý được nhiều điểm giao cắt, nhưng số
đường ngang còn quá lớn, nên buộc phải thực hiện dần theo lộ trình. Dự kiến,
đến cuối năm 2015 mới làm được đường gom dân sinh khoảng 2km, rộng 1,2m để xóa
hơn 20 đường ngang. Còn hơn 50 đường ngang không hợp pháp khác cũng cần phải
nhanh chóng xóa bỏ, để bảo đảm an toàn cho người dân.

            (Nguồn:
Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt…/Mai Lâm//Báo Hải Phòng. – ngày
16/08)

 

110. Đường đầy “sống
trâu” phí vẫn tăng cao

            Quốc
lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng được đầu tư bằng vốn ngân sách nhưng thay vì bỏ trạm
thu phí thu nộp vào ngân sách thì dự kiến mức phí còn tăng nhiều lần.

            Với
lý do hai trạm thu phí trên quốc lộ 5 được thu để hỗ trợ dự án đường cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng theo hình thức BOT, hiện Bộ Tài chính còn đang lấy ý kiến cho
dự thảo thông tư quy định mức phí hai trạm thu phí ở đây tăng lên gấp ba lần.

Giá cước vận tải sẽ tăng 10-15%:

            Theo
dự thảo thông tư quy định mức thu phí sử dụng đường bộ tại hai trạm thu phí
trên quốc lộ 5 mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến, mức thu phí từ khi áp dụng cho
đến ngày 31-3-2016 sẽ tăng mạnh, từ 30.000 - 200.000 đồng/vé/lượt, tùy theo các
nhóm xe (chia thành năm nhóm xe).

            Cụ
thể, nếu đề xuất của Bộ Tài chính được áp dụng thì mức thu phí tăng cao nhất là
đối với ôtô dưới 12 chỗ ngồi, gấp ba lần so với hiện nay tức là từ 10.000
đồng/vé/lượt lên 30.000 đồng/vé/lượt.

           
từ ngày 1-4-2016 trở đi, mức thu phí đối với ôtô dưới 12 chỗ ngồi được tăng
thêm 45.000 đồng/vé/lượt, tức gấp 4,5 lần so với hiện nay.

            Dự
kiến mức thu phí mới sẽ được thực hiện từ cuối năm nay. Tổng số tiền thu phí
hằng năm sau khi trừ các khoản thuế theo quy định sẽ được dùng để hoàn vốn cho
dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

            Sốc
với thông tin này, nhiều doanh nghiệp vận tải ở Hải Phòng cho biết nếu mức thu
phí như nêu trên được áp dụng thì chắc chắn phải tăng cước vận tải…

Doanh nghiệp không
đồng tình:

            Ông
Lê Văn Tiến, chủ tịch Hiệp hội Giao thông vận tải Hải Phòng, cho biết người sử
dụng dịch vụ vận tải trên quốc lộ 5 đang phải chịu những thiệt thòi vô lý vì
chất lượng đường ngày càng xuống cấp trong khi phí sử dụng đường lại tăng quá
cao.

            “Thực
tế ai cũng thấy rõ giao thông trên quốc lộ 5 ách tắc, luồng tuyến đi thì chật,
đường sửa đi sửa lại vẫn lồi lõm đầy “sống trâu”, bây giờ mà thu phí tăng thì
đương nhiên chúng tôi không đồng tình. Lẽ ra trước khi tăng thu phí thì chất
lượng sản phẩm ở đây là quốc lộ 5 phải được cải thiện.

            Mặt
khác, một bất hợp lý nữa là số thu hai trạm thu phí trên quốc lộ 5 được dùng để
phục vụ đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Thực tế ôtô chưa được hưởng lợi gì từ
đường cao tốc mà đã phải đóng phí” - ông Tiến nói.

            (Nguồn:
Đường đầy “sống trâu” phí vẫn tăng cao/T. Phùng, L.Thanh, T. Hoàng// Báo Thanh
niên. – ngày 15/08)

 

111. Hiểm họa tai nạn giao thông đường sắt
tại các đường ngang trái phép

            Đường
sắt Hà Nội - Hải Phòng thuộc địa bàn TP Hải Phòng có chiều dài trên 24km, đi
qua 13 xã, phường thuộc huyện An Dương và các quận: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê
Chân.

            Trên
tuyến, ngoài 1 vị trí giao cắt khác mức với QL5, còn có thêm 117 điểm giao cắt
đồng mức với đường bộ khác. Trong đó, có 32 vị trí giao cắt với đường ngang
được coi là hợp pháp; 85 vị trí còn lại là bất hợp pháp do nhân dân tự mở băng
qua đường sắt.

            Theo
Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP Hải Phòng, tình hình ùn tắc giao
thông trên tuyến đường sắt diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ làm gián đoạn
thời gian chạy tàu gia tăng cao. Theo đó, đoạn đường sắt nguy hiểm nhất hiện
nay là đoạn từ km 82+900 đến km 90+500 (xã Lê Thiện đến xã Tân Tiến, huyện An
Dương) yêu cầu tài xế lái tàu kéo còi dài, liên tục vì cung đường này cong cua
nguy hiểm, nhiều đường ngang và thường xảy ra TNGT.

            Theo
thống kê, cung đường sắt từ ga Dụ Nghĩa đến ga Vật Cách dài gần 7 km hiện có
trên 50 đường ngang dân sinh cắt qua. Cung đường từ ga Vật Cách đến ga Thượng
Lý dài 3,5 km có gần 50 đường ngang dân sinh. Cung đường sắt từ ga Thượng Lý
đến ga Hải Phòng dài 4km có tới gần 70 đường ngang dân sinh trái phép. Đây là
một trong những nguyên nhân gây mất ATGT đường sắt, ảnh hưởng đến khả năng chạy
tàu, làm hạn chế năng lực khai thác hệ thống đường sắt.

            Đến
nay, toàn thành phố mới có 4/13 phường, xã ký cam kết phối hợp thực hiện Quy
chế quản lý TTATGT đường sắt số 24/QCPH-BGTVT-UBND ngày 28/6/2013 giữa UBND TP
Hải Phòng và Bộ Giao thông vận tải. Còn lại 9/13 phường, xã chưa coi trọng công
tác đảm bảo TTATGT đường sắt.

            Để
đảm bảo TTATGT đường sắt, kiềm chế TNGT, chống ùn tắc giao thông đường sắt, đảm
bảo an toàn chạy tàu, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP đề xuất một số vấn
đề có tính kỹ thuật và quản lý nhà nước. Đó là việc cần thiết nghiên cứu đầu tư
làm đường gom, xóa bỏ trên 20 đường ngang băng qua đường tàu hiện tại trên đoạn
từ km 82+900 đến km 84+700, thuộc xã Lê Thiện (An Dương). Đơn vị quản lý tuyến
triển khai lắp đặt hệ thống chuông cảnh báo tự động tại một số đường ngang.

            Ngành
đường sắt triển khai ngay việc sửa chữa cải tạo các vị trí đường ngang và bổ
sung hệ thống cảnh báo, người gác chắn tàu tại các vị trí có nguy cơ mất ATGT
cao; Sở GTVT tiếp tục đầu tư thi công đường gom xóa bỏ đường ngang và lối đi
dân sinh trái phép tại một số đoạn. Sở GTVT triển khai ngay việc lắp chuông và
đèn tự động tại 8 vị trí giao cắt được coi là bất hợp pháp, có nguy cơ cao tai
nạn giao thông khi chưa làm được đường gom.

            Về
lâu dài, ngành đường sắt và UBND TP Hải Phòng cắm mốc chỉ giới hành lang ATGT
đường sắt, giải tỏa và triển khai các hạng mục hàng rào hai bên (khu vực nội
thị), làm

đường gom khu vực ngoại thành chống lấn chiếm, xâm
hại hành lang ATGT đường sắt. UBND TP Hải Phòng vừa chỉ đạo các cơ quan và địa
phương liên quan đẩy mạnh triển khai việc thực hiện Quy chế phối hợp về bảo đảm
TTATGT đường sắt.

            Trong
đó, ưu tiên xây dựng đường gom, các nút giao thông khác mức tại các điểm giao
cắt đường bộ với đường sắt có nguy cơ tai nạn cao, thuộc trách nhiệm quản lý
của thành phố.

            (Nguồn:
. Hiểm họa tai nạn giao thông đường sắt tại các đường ngang trái phép/Đăng
Hùng//Báo Công an nhân dân. - ngày 21/08)

 

XII – Xây dựng Hải
Phòng thành Tp. Cảng biển xanh, văn minh, hiện đại:

112. Quận Hồng Bàng
khởi công xây dựng công trình trung tâm chính trị-hành chính

            Sáng
6-8, quận Hồng Bàng tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình trung tâm chính
trị-hành chính quận, tại khu đô thị mới Sở Dầu, phường Sở Dầu. Đây là công
trình  chào mừng Đại hội Đảng bộ thành
phố lần thứ 14, Đại hội Đảng bộ quận Hồng Bàng lần thứ 22.

            Dự
lễ khởi công có các đồng chí: Dương Anh Điền, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND
thành phố; Lê Văn Thành, Chủ tịch UBND thành phố và các đồng chí Ủy viên Ban
thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch UBND thành phố, lãnh đạo các ngành liên quan.

            Công
trình gồm toà nhà 7 tầng và 1 tầng hầm để xe, cùng hạ tầng sân vườn đồng bộ với
tổng diện tích sàn hơn hơn 23 nghìn m2,.  Công trìnhgồm 4 khối nhà và 1 cụm hội trường
kết nối nhau bằng sảnh thông tầng hình tròn ở giữa. Điểm nhấn tòa nhà là khối
sảnh được tạo thành từ những lá vách xếp xoay tròn, cách điệu từ hoa phượng,
biểu tượng của thành phố Hải Phòng và hình ảnh mũ chim hạc cách điệu của vua
Hùng.Đây là nơi làm việc của lãnh đạo Quận ủy, UBND quận, các phòng ban ngành
đoàn thể; nơi đón tiếp phục vụ nhân dân đến giao dịch công việc, tổ chức các sự
kiện.

            Dự
án do UBND quận Hồng Bàng làm chủ đầu tư; giai đoạn 1 dự án có tổng mức đầu tư
182 tỷ đồng, được lấy từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất 8 khu đất  trên địa bàn quận. Dự kiến, năm 2017, dự án
sẽ hoàn thành.

            Chủ
tịch UBND thành phố Lê Văn Thành  đánh
giá cao ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án xây dựng trung tâm chính trị, hành
chính quận Hồng Bàng. Trong những năm gần đây thành phố thực hiện đồng thời
việc phát triển đô thị mới và chỉnh trang đô thị cũ. Dự án xây dựng trung tâm
chính trị, hành chính quận Hồng Bàng vừa đáp ứng mục tiêu phát triển đô thị mới,
vừa tạo điều kiện phục vụ, chỉnh trang khu vực đô thị lõi, trung tâm của thành
phố. Công trình kiến trúc mới có quy mô hiện đại hơn; khi hoàn thành, đi vào sử
dụng khẳng định vị trí quận trung tâm của thành phố, đồng thời tạo ra môi
trường điều kiện làm việc văn minh, hiện đại; phục vụ người dân tốt hơn. Đồng
chí biểu dương quận Hồng Bàng có nhiều cố gắng để dự án được khởi công đúng kế
hoạch đề ra. Các sở, ngành liên quan hướng dẫn, hỗ trợ, quận Hồng Bàng khẩn
trương hoàn tất các thủ tục cần thiết để dự án hoàn thành đúng tiến độ, các quy
định pháp luật về đầu tư công. Đơn vị thi công phát huy năng lực, kinh nghiệm,
bảo đảm dự án  hoàn thành đúng kế hoạch
đề ra, chất lượng công trình.

            (Nguồn: Quận Hồng Bàng khởi công xây dựng công trình
trung tâm chính trị-hành chính//Báo Xây dựng. – ngày 07/08)

113. Hải Phòng: Phấn
đấu vì "Thành phố du lịch không khói thuốc lá"

            Sau
2 năm triển khai dự án "Xây dựng Hải Phòng - thành phố du lịch không khói
thuốc lá", vừa qua, UBND TP  Hải
Phòng đã tổ chức lễ tổng kết dự án.

            PGS.
TS Lương Ngọc Khuê, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế)
chia sẻ, hiện nay nhiều tỉnh thành phố đã tham gia xây dựng môi trường không
khói thuốc như: Thái Nguyên, Tiền Giang, Đà Nẵng, Tuyên Quang, TP Hồ Chí Minh,
Hải Dwng, Thái Bình, Hà Tĩnh, Huế, Khánh Hòa...

            Thời
gian qua, Đoàn kiểm tra liên ngành cấp TP Hải Phòng đã kiểm tra 80 đơn vị,
trong đó có 5 UBND quận, huyện, xã, phường; 8 cơ sở y tế, 10 cơ sở giáo dục, 15
công ty, nhà máy, 20 khách sạn, nhà hàng, quán bar; 10 cơ sở kinh doanh thuốc
là, 5 bế xe, nhà ga... Phạt cảnh cáo 10 đơn vị, phạt cá nhân, 3 đơn vị với tổng
số tiền 4,5 triệu đồng. Kiểm tra, rà soát việc buôn bán thuốc lá, cấp phép cho
cơ sở kinh doanh thuốc lá. Đoàn liên ngành quận, huyện kiểm tra 420 đơn vị: Bệnh
viện, nhà hàng, khách sạn trường học, cơ quan nhà máy... tập trung nhắc nhở,
yêu cầu thực thi Luật PCTH của thuốc lá.

            (Nguồn: Hải Phòng: Phấn đấu vì "Thành phố du lịch
không khói thuốc lá"/P. Hằng//Báo Gia đình & Xã hội. - ngày 07/08)

 

114. Khan hiếm điểm đỗ xe tĩnh nội thành: Áp lực lớn quản lý
đường hè

Quá thiếu điểm đỗ xe tĩnh:

            Hiện tại, đơn vị quản lý (Công ty CP
công trình đô thị) tiếp nhận, ký hợp đồng cho thuê điểm đỗ thường xuyên đối với
hơn 300 đầu xe, đạt hơn 100% công suất. Trong đó, loại phương tiện chủ yếu đến
thuê đậu đỗ tại các bãi này hầu hết là xe tải hoặc xe chở khách loại lớn, xe
chở khách chạy hợp đồng từ 50-12 chỗ ngồi. Hạng mục thứ hai là 3 điểm đỗ xe
tĩnh trên đường phố, phục vụ các loại xe vãng lai gồm các điểm đỗ trên đường Minh
Khai, đường Ký Con và điểm đỗ tại khu vực chân cầu An Đồng. Công suất cho phép
chứa tại 3 điểm này vẻn vẹn 30 xe ôtô loại từ 24-5 chỗ ngồi. Về cơ bản, toàn bộ
các điểm này được khai thác triệt để 24/24h. Hạng mục thứ ba gồm 13 điểm đỗ xe
taxi, tổng sức chứa được khoảng 130 đầu xe, loại từ 7-5 chỗ ngồi. Toàn bộ các
điểm đỗ xe taxi trên đường phố đã được các đơn vị quản lý ký hợp đồng khai
thác, có thu phí theo quy định của thành phố với 12 hãng taxi lớn trên địa bàn
thành phố. Hạng mục cuối cùng là việc khảo sát, kẻ vẽ, thu phí đậu đỗ trên vỉa
hè đối với các cơ quan, DN, đơn vị có trụ sở trên mặt đường phố và thường xuyên
phải sử dụng một phần vỉa hè để đậu đỗ phương tiện.

            Thực tế nhu cầu sử dụng bãi đỗ xe
tĩnh trong khu vực nội thành cao hơn rất nhiều lần so với điều kiện cơ sở hạ
tầng hiện có. Điều này được thể hiện thông qua số lượng xe ôtô, xe cơ giới
chuyên dùng đang lưu hành. Cụ thể, theo báo cáo của Phòng CSGT đường bộ - đường
sắt (PC67), Công an thành phố, đến tháng 6-2015, tổng số phương tiện cơ giới
đăng ký lưu hành gồm 92.652 xe ôtô các loại, trong đó có 11.324 đầu kéo và
12.097 rơ-moóc.

            Đáng nói, thời gian gần đây, nhu cầu
mua sắm xe ôtô cá nhân của một bộ phận dân cư có điều kiện kinh tế tăng đột
biến. Trong 7 tháng đầu năm 2015, Phòng PC67 làm thủ tục đăng ký mới, cấp biển
kiểm soát cho hơn 8.925 xe ô tô và 26.829 xe máy; tăng hơn 4.000 xe ô tô so với
cùng kỳ năm 2014. Phần lớn số xe ôtô đăng ký mới này là xe ô tô đầu kéo rơ moóc
và xe cá nhân từ 5-7 chỗ.

Các dự án bãi xe tĩnh
“chết yểu”

            Theo
quy hoạch, trên địa bàn thành phố có 2 dự án lớn có tính chất “đột phá” trong
việc giải quyết khan hiếm điểm đỗ xe ôtô công cộng, đó là dự án xây dựng khu
công viên cây xanh và bãi đỗ xe thành phố được quy hoạch tại khu vực nút giao
thông giữa quốc lộ 5 và quốc lộ 10, thuộc xã Nam Sơn, huyện An Dương. Theo quy
hoạch, thành phố giao đất cho Sở Giao thông vận tải (trực tiếp là Công ty cổ
phần công trình đô thị Hải Phòng) làm chủ đầu tư, xây dựng các hạng mục bãi đỗ,
trồng cây xanh công viên, nhà điều hành trên khu đất rộng 164.000m2.

            Công
suất thiết kế của bãi đỗ xe này cho phép chứa vài nghìn xe. Một công trình khác
đặt nhiều kỳ vọng cho việc giải quyết điểm đỗ xe tĩnh khu vực nội thành đó là
dự án xây dựng trụ sở làm việc và ga-ra ôtô của Công ty cổ phần công trình đô
thị Hải Phòng, tại số 233 Trần Nguyên Hãn. Theo quy mô của dự án, đơn vị sẽ đầu
tư xây dựng 1 khu nhà cao 11 tầng với tổng diện tích 16.500m2 để sử dụng mục
đích nói trên. Trong đó, các tầng 2, 3, 4, 5 của khu nhà sẽ được sử dụng vào
mục đích dịch vụ trông giữ xe…

            Tuy
nhiên đến nay, việc thực hiện cả 2 dự án này đang rơi vào tình trạng “đắp
chiếu” để

đấy. Mặc dù dự án xây dựng công viên cây xanh và
bãi đỗ xe đã triển khai công việc kiểm kê tài sản phục vụ công tác giải phóng
mặt bằng nhưng hiện đã tạm dừng tiến độ. Nguyên nhân của việc dừng dự án là do
không có nguồn đầu tư xây dựng, hơn nữa vị trí quy hoạch đã bất cập so với quy
hoạch phát triển giao thông đô thị. Tương tự, dự án xây dựng trụ sở làm việc và
ga-ra ôtô của Công ty cổ phần công trình đô thị Hải Phòng tại số 233 Trần
Nguyên Hãn đã thực hiện xong hạng mục xây dựng móng nhưng đến nay đã phải dừng
hẳn vì không có vốn.

Tiếp đó, hạng mục bãi gửi xe tại các khu gầm cầu
cũng đang buộc phải xem xét, thu hồi, trả lại mặt bằng vì vi phạm quy định về
hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và quy định về phòng chống cháy nổ.
Như vậy, lời giải cho bài toán điểm đỗ xe tĩnh trong khu vực trung tâm thành
phố càng rơi vào bế tắc. Theo cảnh báo của các cơ quan chuyên ngành, các quận
trung tâm thành phố sẽ ngày càng trở nên chật chội. Áp lực ùn tắc giao thông
khu vực nội thành sẽ ngày càng gia tăng khi phương tiện giao thông là ôtô cá
nhân phát triển rất nhanh.

            (Nguồn: Khan hiếm điểm đỗ xe tĩnh nội thành:
Áp lực lớn quản lý đường hè/Đoàn Lanh//Báo
An ninh Hải Phòng ĐT. – ngày 13/8/2015)

 

115. Dịch vụ du lịch -
bến Bính (Hải Phòng): Bến tàu hay chợ?

            Bến
Bính, điểm đến đầu tiên của du khách khi muốn ra các đảo đáng lẽ phải thực sự
là điểm văn hóa từ cảnh quan đến giao tiếp. Nhưng đập vào mắt du khách là hình
ảnh quán vỉa hè tràn lan, nhân viên nhà tàu thì ra hẳn đường “chèo kéo” khách…

            Cả
khu bến Bính, nơi tập kết các con tàu du lịch đưa khách đi Cát Bà dài khoảng
hơn trăm mét, có đến 4 – 5 hãng tàu của các Cty du lịch khác nhau.

Nhếch nhác, thiếu thẩm mỹ:

            Nhưng
phòng bán vé thì ít mà hàng quán vỉa hè thì nhiều. Nhân viên các hãng tàu cũng
không khác người bán dạo, thường tràn ra lòng đường mời chào, lôi kéo khách.
Chỉ một đoạn đường ngắn mà có đến cả chục quán nước vỉa hè, quán che ô, quán căng
bạt, tận dụng vỏ chăn, ga trải giường che nắng đủ màu sặc sỡ, làm mất cảnh
quan, vệ sinh môi trường. Nhiều lúc du khách còn bắt gặp cả một “chiếu bạc”
ngay trước cửa nhà chờ tàu. Đến giờ tàu chuẩn bị xuất phát và tàu về bến, thì
xe ô tô, xe mô tô chở khách, bắt khách chiếm hết lòng đường.

            Chỉ
riêng chuyện mặc đồng phục cũng có nhiều bất cập và không đồng đều. Có hãng tàu
nhân viên mặc đồng phục, có hãng không. Đơn cử tàu Mê Kông và tàu Hoàng Yến của
Cty CP vận tải và du lịch Hải Phòng, nhân viên không mặc đồng phục, mỗi người
một kiểu. Khách muốn tìm nhân viên nhà tàu hỏi cũng không biết là ai. Thêm vào
đó, thái độ giao tiếp của một số nhân viên, người nhà tàu với khách rất kém.
Thay vì có thái độ lịch sự, nhã nhặn, có hãng tàu, nhân viên, thậm chí chủ tàu
cũng sẵn sàng nổi xung, đôi co với khách hoặc nói tục khi được khách phản ánh.

            Một
điều khiến du khách đến đây chưa thực sự hài lòng là giá dịch vụ ở đây không
thống nhất, có tấm bảng ghi gửi xe máy giá 10 nghìn đồng/lượt, khi thu tiền
nhân viên lấy 15 nghìn đồng? Nhiều du khách phản ánh khi đi tàu tại bến có cảm
giác nôn nao, khó chịu, thậm chí nôn ẹo bởi mùi người, mùi hôi dầu do tàu không
được dọn, rửa thường xuyên. Điều hòa bật không thấy mát chỉ thấy nhỏ nước tong
tong xuống xô. Nhìn tổng thể cảnh quan khu bến Bính là sự nhếch nhác và lộn xộn
không khác gì một cái “chợ”.

            Ông
Đỗ Quang Hiếu- Trưởng phòng Quản lý vận tải Sở GTVT Hải Phòng cho biết: “Bến
Bính có 3 bến và 4 DN vận tải tham gia hoạt động dịch vụ du lịch bao gồm: Cty
CP du lịch đảo Cát Bà, HTX Thống Nhất, Cty CP vận tải và du lịch Hải Phòng, Cty
CP phát triển Hải Phòng. Hiện tại, hoạt động dịch vụ du lịch tại bến Bính rất
thiếu thẩm mỹ làm mất cảnh quan,

gây tâm lý chán nản cho du khách và không muốn quay
trở lại. Để góp phần xây dựng hình ảnh thành phố du lịch, thân thiện, môi
trường sạch, đẹp, Bến Bính cần có sự “cải tổ” từ trong ra ngoài”.

“Cải tổ” như thế nào?:

            Được
biết, năm 2011 trước thực trạng nhếch nhác, chèo kéo khách tràn lan, UBND thành
phố Hải Phòng đã ra quyết định quy hoạch lại khu vực Bến Bính. Bước đầu thu hồi
lại khu vực Bến Bính giao cho Sở GTVT Hải Phòng và Cty TNHH MTV Đường Bộ Hải
Phòng quản lý. Hai trường hợp không chấp nhận thu hồi vì một phần đất của biên
phòng cửa khẩu cảng Hải Phòng, một trường hợp là Cty CP Du lịch Vận tải Hải
Phòng đã được UBND thành phố giao đất từ trước. Khiến cho quy hoạch khu vực Bến
Bính chia 3 và thiếu đồng bộ.

            Ông
Trần Văn Phúc – Phó TGĐ Cty TNHH MTV Đường Bộ Hải Phòng cho biết: “Sau khi tiếp
nhận một phần khu vực Bến Bính, Cty đã xin thành phố đầu tư làm 3 cầu tàu. So
với những năm trước, hiện tại khu vực Bến Bính đã rất sạch sẽ và phát triển.
Phần bến thuộc sự quản lý của Cty không còn sự “chèo kéo” khách, vé được bán
trong nhà chờ. Cty còn bố trí hẳn sân đỗ taxi và xe ôm riêng nên không có
trường hợp xe đón khách tràn lan ra đường. Có thể nói phần bến mà Cty đang quản
lý “kín cổng cao tường” nên an ninh rất tốt”.

            Như
vậy, nhếch nhác, thiếu thẩm mỹ tại khu vực Bến Bính là do phần bến thuộc sự
quản lý của biên phòng (hiện tại đã cho một Cty CP phát triển Hải Phòng thuê
chở khách đi Cát Bà) và Cty CP Du lịch Vận tải Hải Phòng. Tuy nhiên, việc cải
tổ phải như thế nào và bắt đầu tư đâu lại là câu hỏi khó, thách thức các cơ
quan chức năng. Bên cạnh đó, để thay đổi được tư duy “thâm căn cố đế” không
phải chuyện một sớm một chiều có thể làm được ngay. Tuy nhiên, các chuyên gia
trong ngành cho rằng dù muộn nhưng vẫn phải hành động và hành động ngay. Để làm
được điều đó, trước hết quận Hồng Bàng, các cơ quan chức năng cần sắp xếp lại
khu vực chung quanh bến, nhất là các hàng quán vỉa hè, để bảo đảm mỹ quan (nếu
còn diện tích), nếu không thì dẹp bỏ. Quản lý chặt giá cả ở các hàng quán, giá
vé tàu của các hãng để khách không bị “chặt chém”, gây tâm lý ức chế, làm xấu
đi hình ảnh thành phố.

            Các
ban ngành chức năng và các hãng tàu cần phải tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
văn hóa giao tiếp của nhân viên bến, nhân viên nhà tàu; bảo vệ cảnh quan, môi
trường xanh, sạch đẹp; quy định mặc đồng phục, đeo biển tên rõ ràng, không nói
tục, chửi bậy. Và hơn hết, mỗi người khi tham gia hoạt động phục vụ tại bến cần
có tinh thần phục vụ khách du lịch, biết xin lỗi và cảm ơn để khách vui lòng
trở lại Cát Bà, trở lại Hải Phòng…

            (Nguồn:
Dịch vụ du lịch - bến Bính (Hải Phòng): Bến tàu hay chợ?/Vũ Lan, Phạm Ngân// - Báo
Diễn đàn doanh nghiệp. – ngày 14/08)

 

XIII – An sinh xã
hội:

116. Hải Phòng điều 4
xe thiết giáp chống mưa lũ

            Trong
những ngày qua, mưa lớn kéo dài tại Hải Phòng đã làm 45 ngôi nhà ở Hải Phòng bị
ngập nước, hơn 1.200 con gia cầm, gia súc bị nước cuốn trôi. Toàn bộ khu dân
cư, đất sản xuất rộng hơn 137 ha ở xã đảo Việt Hải, huyện Cát Hải, Hải Phòng
chìm sâu trong biển nước, có nơi ngập sâu đến 7 mét.

            Hiện
toàn bộ 34 gia đình gồm 95 người ở xã Việt Hải đã được di tản đến nơi an toàn,
tránh trú lũ. Hải Phòng cũng đã huy động cán bộ, chiến sĩ, vật tư, thiết bị, xe
sẵn sàng cứu trợ bà con nếu lũ lớn xảy ra, hiện bốn xe thiết giáp đã được điều
động lên đường làm nhiệm vụ.

            Trong
những ngày qua, mưa lớn kéo dài tại Hải Phòng đã làm 45 ngôi nhà ở Hải Phòng bị
ngập nước, hơn 1.200 con gia cầm, gia súc bị nước cuốn trôi. Toàn bộ khu dân
cư, đất sản xuất rộng hơn 137 ha ở xã đảo Việt Hải, huyện Cát Hải, Hải Phòng
chìm sâu trong biển nước, có nơi ngập sâu đến 7 mét.

            Hiện
toàn bộ 34 gia đình gồm 95 người ở xã Việt Hải đã được di tản đến nơi an toàn,
tránh trú lũ. Hải Phòng cũng đã huy động cán bộ, chiến sĩ, vật tư, thiết bị, xe
sẵn sàng cứu trợ bà con nếu lũ lớn xảy ra, hiện bốn xe thiết giáp đã được điều
động lên đường làm nhiệm vụ.

            Chiều
2/8, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Văn Thành cùng đoàn công tác thị sát tình
hình lũ lụt ở xã Việt Hải. Tại đây, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo chính quyền
địa phương, các sở, ban, ngành thành phố nhanh chóng, chủ động trong việc hỗ
trợ bà con, khắc phục thiệt hại do mưa lũ. Trước mắt, Hải Phòng hỗ trợ những hộ
bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ trên địa bàn 2 xã Việt Hải và Gia Luận tổng số
tiền 1 tỷ đồng...

            Trưa
3/8, trao đổi với PV Báo Giao thông, Bí thư xã Việt Hải Nguyễn Văn Lợi cho biết
toàn bộ xã Việt Hải hiện vẫn chìm trong biển nước khá sâu. Nước rút rất chậm vì
mưa lớn, liên tục dài ngày. Từ 2/8 đến sáng nay có nhiều đợt mưa lớn nên lũ lụt
ở Việt Hải không những không rút bớt mà còn có chiều hướng dâng lên, toàn bộ bà
con trong xã đã được di chuyển đến nơi trú ẩn an toàn từ sớm nên rất may không
xảy ra sự cố đáng tiếc nào về người.

            Mưa
gió lớn dài ngày đã gây ra một số sự cố ở Hải Phòng. Trước đó, đêm 25/7, tàu NA
94088 TS (vỏ gỗ, trọng tải 20 tấn) đi đánh bắt thủy sản neo đậu tại âu cảng đảo
Bạch Long Vỹ đã bị sóng to, gió lớn đánh đứt dây neo và đắm. 7 thuyền viên đã
được cứu sống nhưng vẫn chưa trục vớt được tàu. Chiều tối 27/7, tàu đánh cá TH
90446 TS do ông Hoàng Văn Duẩn (45 tuổi, ở xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh
Hóa) làm thuyền trưởng, trên đường từ phía đảo Long Châu về đảo Cát Bà (Hải
Phòng) đã bị sóng đánh chìm. Sáu thuyền viên trên tàu đã được tàu TH 90210 TS
phát hiện cứu sống đưa vào đảo Cát Bà an toàn. Một thuyền viên là anh Hoàng Văn
Thuần (36 tuổi, ở Hậu Lộc, Thanh Hóa) bị rơi xuống biển, hiện mất tích…

            (Nguồn: Hải Phòng điều 4 xe thiết giáp chống mưa lũ/Lam
Khê// Báo Tiền Phong. - ngày 01/08)

 

117. Nghĩa tình những
ngày "nước nổi"

           
mặt tại Việt Hải-một trong hai xã ở huyện đảo Cát Bà, TP Hải Phòng-nơi chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất từ đợt mưa lũ vừa qua, chúng tôi gần như không nhận ra điểm
du lịch với “núi rừng hùng vĩ, sơn thủy hữu tình, thung áng màu mỡ, suối chảy
quanh năm” mà mình đã tới đây vài tháng trước.

            Hàng
chục ngôi nhà chìm trong biển nước, ngay cả cổng chào của xã cũng ngập tới quá
nửa. Phương tiện phổ biến nhất ở Việt Hải những ngày này là một chiếc đò giao
thông của xã, ba chiếc thuyền nan phục vụ chuyển tải đồ cứu trợ, di dời đồ đạc
và bà con qua vùng lũ. Ngày thường, việc di chuyển tới Việt Hải đã không dễ
dàng, những ngày mưa bão, việc tiếp cận càng thêm khó khăn.

            Theo
một số người dân địa phương, đây là trận lụt khủng khiếp nhất kể từ khi xã đảo được
thành lập. Mặc dù đã được thông báo về tình hình thời tiết, tuy nhiên do tâm lý
chủ quan, di dời chậm, lại chưa có kinh nghiệm ứng phó với lũ lụt, nên nhiều hộ
dân bị thiệt hại nặng nề về tài sản. Toàn bộ cánh đồng với hơn 2ha lúa mới cấy,
3ha hoa màu chìm trong biển nước. Năm nay được mùa, bà con nông dân rất phấn
khởi, ai ngờ "niềm vui ngắn chẳng tày gang".   

            Theo
ước tính, nhiều tấn lương thực đã bị ngập trong nước, hơn 1.200 con gia cầm bị
nước cuốn trôi, tổng thiệt hại khoảng hơn 1,6 tỷ đồng. Rất may là không có
thiệt hại về người.

            Điều
làm tôi ấm lòng nhất vào những ngày "nước nổi" là tình làng nghĩa xóm
của người dân nơi đây. Cả làng góp gạo thổi cơm chung, nhà có lợn giết lợn, nhà
có gạo góp gạo, thậm chí họ còn chuẩn bị những bữa cơm “dã chiến” phục vụ cán bộ,
chiến sĩ từ thị trấn xuống giúp đỡ bà con.

            Người
dân Việt Hải cho biết, mặc dù phải sống chung với lũ, nhưng tất cả vẫn rất vững
tâm, bởi họ luôn nhận được sự quan tâm, động viên kịp thời cả về vật chất lẫn
tinh thần từ chính quyền thị trấn, các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài huyện,
nhất là sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng
vũ trang.

            Ông
Đỗ Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Việt Hải cho biết, trong những ngày tới, các lực
lượng chức năng sẽ tiếp tục triển khai khơi thông đường thoát nước ở khu vực
hang Luồn, vốn được coi là nguyên nhân chính dẫn đến trận lụt lịch sử này. Tuy
nhiên, do bị cô lập với thị trấn dẫn đến việc di chuyển máy móc gặp nhiều khó
khăn, ít nhất phải nửa tháng nữa nước mới có thể thoát hết. Lực lượng dân quân
và bà con cũng chuẩn bị công tác vệ sinh môi trường những ngày sau lũ.

            (Nguồn: Nghĩa tình những ngày "nước nổi"/Diệu
Hoa// Báo Quân đội nhân dân. - ngày 01/08)

 

118. Thành phố Hải
Phòng hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ

            Sáng
1-8, tại Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh, đoàn công tác của thành phố Hải Phòng do
đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam
thành phố đến thăm hỏi và trao 1 tỷ đồng hỗ trợ nhân dân tỉnh Quảng Ninh khắc
phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua. Cùng đi có lãnh đạo Ban Dân vận Thành ủy. Đón
và tiếp đoàn công tác của thành phố có các đồng chí: Nguyễn Văn Hưởng, Chánh
Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh; Trần Thị Thu Hoài, Phó chủ tịch thường trực Ủy
ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh.

            Đồng
chí Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh và Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam
tỉnh Quảng Ninh thông báo với đoàn công tác thành phố tình hình thiệt hại về
người, tài sản và tiến độ khắc phục hậu quả của địa phương sau đợt mưa lũ những
ngày qua. Tính đến nay, số người thiệt mạng do mưa lũ tại tỉnh Quảng Ninh lên
đến 17 người, 4 người bị mất tích, hơn 5000 ngôi nhà bị ngập nước, trong đó, 40
ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Tổng thiệt hại do mưa lũ những ngày qua tại địa
phương lên tới hơn 2000 tỷ đồng, trong đó, riêng ngành than thiệt hại hơn 1000
tỷ đồng, ngành giao thông thiệt hại 250 tỷ đồng...Các địa phương bị thiệt hại
nặng nhất về người và tài sản nặng gồm các thành phố Hạ Long, Cảm Phả và huyện
Vân Đồn.

            Thay
mặt Thành ủy, UBND, HĐND thành phố, đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương gửi lời
chia sẻ sâu sắc trước những mất mát, khó khăn mà người dân tỉnh Quảng Ninh gặp
phải do mưa lũ gây ra. Đồng chí chúc nhân dân tỉnh Quảng Ninh gắng vượt qua khó
khăn, sớm khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định cuộc sống và sinh hoạt.

            (Nguồn: Thành phố Hải Phòng hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh 1 tỷ
đồng khắc phục hậu quả mưa lũ/Bích Hạnh//Báo Hải Phòng 02/08)

 

119. 242 trẻ em bị
ảnh hưởng HIV/AIDS quận Ngô Quyền được giúp đỡ

            Sáng
30-7, được sự tài trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Trung tâm
chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phòng chống HIV/AIDS Hải Phòng tổ chức hội nghị
đánh giá giữa kỳ Dự án “Hỗ trợ ông bà chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
tại Hải Phòng” (giai đoạn 3). Hơn 50 ông bà và các em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
quận Ngô Quyền đến dự.

            Dự
án “Hỗ trợ ông bà chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Hải Phòng” được
thực hiện giai đoạn 3 (giai đoạn 1 thực hiện tại quận Lê Chân, giai đoạn 2 thực
hiện tại quận Hồng Bàng) tại quận Ngô Quyền từ tháng 1 đến tháng 12-2015. Mục
tiêu của dự án này là nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em OVC (trẻ em bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS) thông qua các hoạt động tăng cường năng lực cho ông bà
đang chăm sóc trẻ.

            Qua
đó, 350 ông bà là người chăm sóc trẻ được cải thiện kiến thức và kỹ năng chăm
sóc trẻ; 350 ông bà được hỗ trợ tâm lý để chăm sóc trẻ em trong một môi trường
ít kỳ thị và phân biệt đối xử; 150 ông bà được tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã
hội; 120 trẻ OVC được hỗ trợ kỹ năng, kiến thức, trang bị đồ dùng học tập. Bên cạnh
đó, dự án cũng đã thành lập 4 CLB ông bà chăm sóc trẻ em OVC và 1 CLB trẻ OVC
tại quận Ngô Quyền.

            Qua
6 tháng hoạt động, trên địa bàn quận Ngô Quyền, dự án đã làm được hơn cả mức kỳ
vọng, như đã tiếp cận hỗ trợ dinh dưỡng (lương thực, thực phẩm) được  350 hộ với 733 lượt; hỗ trợ đồ dùng học tập
cho 242 trẻ OVC… Ngoài ra, dự án đã kết nối với các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ
vốn vay cho 10 hộ; dinh dưỡng 39 hộ, học phí, miễn giảm học phí 6 hộ; học nghề
cho trẻ 2 hộ; quần áo 30 hộ…

            (Nguồn: Hải Phòng: Nhiều doanh nghiệp nợ BHXH//Báo Gia
đình Việt Nam. - ngày 01/08)

 

120. Xót xa bé gái
ung thư máu tự vẽ tranh lấy tiền chữa bệnh

            Ngoài
việc chiến đấu với sự đau đớn của bệnh ung thư máu, bé gái Nguyễn Thị Thương,
12 tuổi (quê Hải Phòng) vẫn say mê tự tay vẽ những bức tranh với mong muốn có
thêm kinh phí chữa bệnh…

            Những
tháng ngày điều trị ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, bé Thương phải
lấy ven, chọc tủy, truyền hóa chất nhưng ở em có một sự mạnh mẽ vô cùng. Em hát
hay, múa giỏi và say sưa vẽ lên những bức tranh thật đẹp. Có tuần sức khỏe ổn
định, em say mê vẽ được 6 bức tranh nhưng những lúc mệt mỏi nằm một chỗ, em
đành gác bút để tiếp tục điều trị...

            Những
nét vẽ của em vô cùng xinh xắn, đáng yêu, bày tỏ những ước mơ giản dị về hạnh
phúc gia đình, được cắp sách đến trường, được vui chơi cùng bạn bè….

            “Cháu
đã điều trị ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương được nửa năm rồi. Thời
gian cháu điều trị là rất lâu, kinh phí tốn kém. Hoàn cảnh gia đình cháu khó
khăn, bố cháu mổ não lúc 20 tuổi nên sức khỏe đến giờ vẫn rất yếu, còn mẹ cháu
chỉ có mấy sào ruộng để cấy và trồng thuốc lào. Cháu vẽ những bức tranh này để
thể hiện những ước mơ của cháu. Cháu rất mong cô chú mua những bức tranh của
cháu để chữa bệnh và giúp bố mẹ một phần nào đó kinh phí chữa bệnh”- Thương
chia sẻ.

            Với
mong muốn giúp em bán những bức tranh này để có thêm tiền điều trị bệnh, CLB
Niềm tin và Hy vọng đã tặng em những khung tranh, và tình nguyện vận chuyển đến
tay các nhà hảo tâm mua tranh ủng hộ em.

            Hoặc
các nhà hảo tâm cũng có thể trực tiếp đến Viện Huyết học – Truyền máu Trung
ương thăm các bé và mua tranh ủng hộ vào các chiều thứ 7, chủ nhật hàng tuần
(từ 15h30-18h).

            (Nguồn: Xót xa bé gái ung thư máu tự vẽ tranh lấy tiền
chữa bệnh//Báo Sức khỏe & Đời sống. – ngày 01/08)

 

121. Tình người ở
vùng tâm lụt

            Do
ảnh hưởng của thời tiết, một số địa phương trên đảo Cát Bà (huyện Cát Hải) có
mưa to liên tục trong nhiều ngày. Xã Việt Hải, nơi xa xôi nhất của đảo Cát Bà
vốn không thuận lợi về giao thông, nay lại bị chia cắt bởi bốn bề là nước.

Trận lụt lịch sử:

            Nhìn
ra cánh đồng trước nhà trắng băng toàn nước là nước, bà Phạm Thị Hà, ở thôn 2,
xã Việt Hải cho biết: “Tôi lấy chồng và sinh sống ở xã 35 năm nay, nhưng chưa
từng thấy trận mưa lũ nào lớn, gây ngập lụt nặng nề như thế này”. Theo lời bà
Hà, trời bắt đầu mưa to từ đêm 27-7, mưa liên tục đến sáng 28-7 thì nước dâng
cao, vợ chồng bà Hà chỉ kịp di chuyển ít thóc lên chỗ cao hơn. Đến trưa ngày
28, cả nhà chuyển đến nhà văn hóa xã do nước ngập quá sâu. Cùng tâm trạng với
bà Hà, bà Đinh Thị Ly nhận xét: "nước lụt quá nhanh nên gia đình chỉ kịp
chạy lấy người, còn đồ đạc nhỏ, nồi niêu bát đĩa, chó gà đều trôi hết. Nhiều
người dân sinh sống ở đây từ vài chục năm trở lên đều khẳng định, chưa bao giờ
chứng kiến mưa to và lũ nhanh như lần này. Anh Tình, nhà ở thôn 1 thuộc khu vực
cao của xã nói, nước từ trên núi dội xuống ào ào kéo theo rất nhiều rác rưởi.
Khu vực trên cao sát núi và rừng quốc gia Cát Bà ngập trước, sau nước mới dồn
xuống khu trũng, khu cao "thoát" lụt thì khu dưới thôn 2 bị ngập
nặng.

            Hơn
40 ngôi nhà bị ngập ở nhiều mức độ thuộc thôn 2 của xã chưa biết khi nào người
dân mới có thể trở về để dọn dẹp nhà ở, ổn định cuộc sống. Ngoài nỗi lo về nhà
cửa ngấm nước xuống cấp, đồ đạc hư hỏng, rau màu mất trắng, người dân còn nỗi lo
về tình trạng mất vệ sinh môi trường sau lũ lụt.

            Do
mưa quá to, lũ đột ngột ngập toàn bộ đường giao thông trên địa bàn. Thêm vào đó
một số đoạn đường bị lở đất đá cây xanh cản lối nên Việt Hải không thể đi theo
đường mòn. Con đường duy nhất vào xã là băng qua biển nước bằng xuồng. Nhưng
xuồng cũng không thể đi vì phải xuyên qua rừng cây từ các thung, áng. Để vào
được Việt Hải, Đồn Biên phòng Cát Bà huy động lực lượng phát cây mở đường cho
xuồng xuyên rừng vào xã. Trong nửa ngày, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng “khai
thông” một lối mòn để xuồng, thuyền nan có thể đi vào, khắc phục tình trạng
toàn xã bị cô lập với bên ngoài. Thuyền đi trên mặt cây, ngang cành cây với
những chỗ sâu nhất đến hàng chục m. Nhu yếu phẩm, lương thực, hàng hóa và người
đi lại duy nhất bằng con đường này.

Tình người trong lũ:

           
Vũ Thị Thời thôn 2 cho biết, nước ngập nhanh quá, nhà có 2 bà cháu, loay hoay
chưa biết làm thế nào thì có lực lượng dân quân, thanh niên xã, bộ đội biên
phòng đến giúp di chuyển. "Lúc đó ai cũng lo sợ vì nước lụt quá lớn, xã
lại cách biệt với bên ngoài, chúng tôi lo nếu có "việc gì" xảy ra thì
thật không biết làm thế nào. Thật may là bà con chúng tôi được nhiều người giúp
đỡ". Theo thiếu tá Hoàng Thanh Hải, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Cát Bà,
khi nhận được tin tổ công tác tại Việt Hải báo về về tình trạng lũ lụt, lãnh
đạo Đồn xin ý kiến Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố, lập tức cơ động đưa
anh em đến Việt Hải. Vì biển động, sóng quá to, tàu, xuồng của đồn không thể
vào phải trưng dụng tàu lớn vươn khơi của ngư dân mới cập được bến.

            Ngay
khi tới nơi, lực lượng biên phòng lập tức mở đường vào xã, khai thông liên lạc
mang theo nhu yếu phẩm cần thiết giúp bà con. Lãnh đạo, chỉ huy Bộ đội Biên
phòng thành phố tổ chức 2 đoàn công tác kịp thời có mặt, thăm hỏi, động viên,
tặng quà bà con nhân dân tại 2 nơi ngập lụt nặng nhất của đảo Cát Bà là xã Việt
Hải và Gia Luận nắm tình hình, động viên, tặng quà người dân đang bị thiệt hại
nặng nề.

            Chiều
2-8, Đoàn công tác của UBND thành phố do chủ tịch UBND Lê Văn Thành dẫn đầu
cũng vượt sóng ra đảo đến tận nhà động viên người dân. Đồng chí mong bà con,
các gia đình yên tâm ở tại nơi tránh trú, khi nào nước rút hết mới về lại nhà
nhằm bảo đảm an toàn, bên cạnh các gia đình luôn có chính quyền, các đoàn thể,
cơ quan, đơn vị và nhân dân thành phố cùng chung lo. Ngay trên chuyến tàu trở
về sau khi kiểm tra tình hình, đồng chí chủ tịch UBND thành phố họp với lãnh
đạo huyện Cát Hải, các sở, ngành liên quan, chỉ đạo một số vấn để trước mắt và
lâu dài, trong đó đặc biệt quan tâm đến đời sống dân sinh, yêu cầu địa phương,
các cấp, ngành quan tâm, bảo đảm cho các hộ để các hộ ổn định cuộc sống ngay
sau khi nước rút.

            Điều
đọng lại nhiều nhất trong lòng nhiều người dân Việt Hải chính là tình cảm của
các lực lượng phối hợp cùng chung lo cho người dân vùng lũ. Giữa lúc hoang mang
lụt vào ngập nhà, có bộ đội biên phòng, có lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể
đến động viên chia sẻ là "liều thuốc tinh thần" vô cùng lớn để người
dân yên tâm. Ngoài ra, sự chung tay của nhiều nhà hảo tâm, nhiều cơ quan đơn vị
ủng hộ về vật chất, tiền hàng cũng vô cùng đáng quý trong lúc khó khăn này. Nói
như bà Vũ Thị Thời thì "Nhìn thấy lãnh đạo thành phố, huyện, xã và bộ đội
đến thăm hỏi, động viên, cùng ở bên cạnh giúp đỡ, chúng tôi thêm yên tâm".

            Các
cán bộ biên phòng đang cắm chốt thường trực tại Việt Hải cho biết, chiều 3-8,
trời vẫn tiếp tục mưa rất to, lượng nước lại dâng thêm 0,3-0,4 m. Điều này có
nghĩa chưa biết khi nào nước mới rút, cuộc sống người dân mới trở lại bình
thường…

            (Nguồn: Tình người ở vùng tâm lụt /Phương Nam//Báo Hải
Phòng. - ngày 05/08)

 

122.  Cắt rừng, băng biển giúp dân qua hoạn nạn

            Những
ngày mưa lũ nặng nề nhất, xã đảo Việt Hải thuộc đảo Cát Bà, huyện Cát Hải (Hải
Phòng) bị cô lập hoàn toàn, hơn 90 hộ dân phải di dời người và tài sản. Ngay
trong thời điểm mưa lũ dữ nhất, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng đã cắt
rừng, băng biển tới giúp dân.

Vượt mưa lũ dữ mang đồ tiếp tế cho dân:

            Ngay
sau khi lũ rút, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng phát động đợt quyên góp
ủng hộ người dân xã đảo Việt Hải. Trong buổi sáng ngày 7/8, đơn vị đã tiếp nhận
gần 50 triệu đồng do cán bộ, chiến sĩ đóng góp ủng hộ người dân. Khoản tiền này
tiếp tục theo chân bộ đội biên phòng về Việt Hải giúp người dân khắc phục hậu
quả mưa lũ.

Đại tá Đào Quang Thức - Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội
Biên Phòng cho biết: Cùng với Quảng Ninh, tại Hải Phòng mưa lũ liên tục cả tuần
và xã đảo Việt Hải với gần 100 hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nằm giữa
biển khơi.

            Việc
ngập nhanh, bất ngờ ở Việt Hải có nguyên nhân do trước đó trời mưa 2 ngày,
nhưng đỉnh điểm là đêm 27 và sáng 28/7, mưa to liên tục, nước từ 2 bên núi đổ
xuống thung lũng (xã Việt Hải nằm giữa 2 thung lũng 2 dãy núi thuộc vùng lõi
của vườn quốc gia Cát Bà). Gần 40 ngôi nhà bị ngập ngang tường, có những nhà
chỉ nhìn thấy mái. Đường giao thông nội bộ trong xã bị chia cắt bởi lũ ống mang
theo đất đá, cây rừng chắn lối, Việt Hải hoàn toàn bị cô lập với bên ngoài vì
không có đường vào hay ra.

           
Hoàng Thị Hòa, thôn 2, xã Việt Hải cho biết, ngay những đợt mưa lớn đầu tiên,
nhà bà bị ngập rất nhanh. "Sáng 28/7 nhà tôi đang ăn cơm thì bắt đầu có
nước tràn vào nhà. Từ nền nhà tôi thấy nước ùng ục  đùn lên làm vỡ tung nền. Chạy ra khỏi nhà tôi
thấy quanh móng nhà nước cũng đang đùn lên. Nước dâng rất nhanh, vợ chồng tôi
chỉ kịp ra khỏi nhà chạy đến chỗ cao hơn".

            Anh
con trai bà Hòa là Bí thư Đoàn thanh niên xã đang cùng dân quân đi giúp các gia
đình chuyển đồ đạc nên chẳng kịp về chuyển đồ khiến đồ đạc của gia đình chìm
trong nước. "Rất may ngay sau đó, lực lượng biên phòng của Đồn biên phòng
Cát Bà đã phát cây rừng, mở một đường nhỏ tạm đi luồn qua rừng cây bằng xuồng
vào xã mang theo nhu yếu phẩm cần thiết, nhờ vậy mà chúng tôi qua được những
ngày thiên tai” – bà Hòa chia sẻ.

            (Nguồn:
Cắt rừng, băng biển giúp dân qua hoạn nạn/Bảo Linh//Báo Nông thôn ngày nay . –
ngày 08/08)

 

123. Việt Hải và chuyện
kể sau lũ

            Xã
Việt Hải nằm ở vùng lõi của đảo Cát Bà (Hải Phòng), Đợt mưa vừa
qua đã làm thiệt hại nặng nề về tài sản của nhân dân. Lũ dâng cao,
Việt Hải bị cô lập hoàn toàn với cộng đồng xung quanh. Đây được coi
là trận lũ lụt lịch sử, bởi từ trước tới nay chưa từng xảy ra hiện
tượng ngập sâu này. Khi mưa lớn kéo dài, chỉ huy đồn biên phòng Cát
Bà đã có mặt kịp thời và huy động nhiều lượt cán bộ, chiến sĩ
nhanh chóng đưa tài sản của bà con đến nơi an toàn. Trong những ngày
công tác ở đây chúng tôi được nghe nhiều chuyện kể về tình cảm giữa
quân và dân Việt Hải, khi tận mắt chứng kiến mỗi việc làm, càng thêm
trân trọng những chiến sĩ mang quân hàm xanh, bởi chính các anh luôn
mang lại cuộc sống thanh bình nơi miền biên cương Tổ quốc.

Khênh xuồng trên… núi:

            Ngay
trong những ngày đầu của đợt mưa kéo dài, Việt Hải chìm trong biển
nước, lãnh đạo thành phố cùng các ban ngành đã kịp thời xuống  địa bàn kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo
công việc. Đường vào Việt Hải lại lụt sâu từng đoạn, vì vậy mà
đoàn công tác phải đi bằng xuồng. Nhìn biển nước mênh mông nhấn chìm
hàng trăm héc-ta rừng đặc dụng càng thúc giục mọi người đến nhanh
với bà con đang cần được giúp đỡ. 
Con đường vào Việt Hải là đường rừng, độc đạo, chỗ ngập rất
sâu, tuy nhiên có chỗ vồng lên như con trăn khổng lồ đang trườn mình
trong nước, gặp những đoạn đường đó, cán bộ, chiến sĩ biên
phòng  chẳng còn cách nào khác là
khênh thuyền vượt núi. Dù thời tiết mát mẻ, nhưng vai áo ai cũng thấm
đẫm mồ hôi. Công việc có phần mệt nhọc nhưng ai nấy đều vui vì tình
huống bất ngờ này.

            Ngay
buổi chiều hôm ấy, đồn BP Cát Bà chỉ đạo phải mở ngay lối đi tắt,
xuyên qua rừng để cho xuồng có thể vào tận Việt Hải. Chỉ huy đồn
động viên cán bộ, chiến sĩ biên phòng có kinh nghiệm cùng người dân
thạo địa bàn khẩn trương làm việc ngày đêm. Tuy nhiên khi triển khai
công việc lại không hề đơn giản bởi họ liên tục phải ngụp lặn nhiều
lần dưới làn nước sâu để tỉa cành, chặt cây. Có lúc  khó khăn hay gặp sự cố tưởng chừng
phải bỏ dở, nhưng với quyết tâm cao nên con đường đã sớm hoàn thành.
Khi chúng tôi vào thì xuồng đã rẽ sóng chạy băng băng, không còn cảnh
vất vả khênh thuyền nữa. Mỗi lần nhắc lại kỷ niệm đó, các chiến
sĩ biên phòng  luôn nở nụ cười tươi
tắn, bởi tình yêu biển và màu xanh quê hương trong các anh là vô hạn.

Hướng dẫn viên… vùng lụt:

            Vừa
bước chân lên đất Việt Hải, người đàn ông tên Hùng có nước da săn
chắc và nụ cười rạng rỡ chào khách, chỉ về phía trước, anh giới
thiệu chung về tổng thể cảnh quan và hệ sinh thái cũng như những vẻ
đẹp tiềm ẩn vốn có của Việt Hải. Giới thiệu xong, anh đưa cho mỗi
người một chiếc bao cao su còn nguyên, ai nấy đều hết sức bất ngờ và
bối rối, 2 đồng nghiệp nữ đi cùng mặt đỏ tía tai. Anh Hùng từ tốn
nói rằng, cái đó dùng để cho điện thoại vào, buộc chặt lại, phòng
khi gặp mưa hoặc rơi xuống nước, máy móc vẫn hoạt động an toàn, nếu
cần vẫn có thể điện thoại hoặc nhắn tin bình thường. Nghe đến đây,
ai đó đều thở phào nhẹ nhõm, ánh mắt mấy cô đồng nghiệp nữ liếc
xéo anh chàng hài hước và dí dỏm này.

            Người
dân Việt Hải không những biết nuôi trồng hải sản mà còn biết làm
nhiều nghề khác như nghề đi rừng, nghề đánh bắt, đặc biệt là
nghề….hướng dẫn du lịch.

            Cách
đây khoảng hơn chục năm, khi ấy Việt Hải rất nghèo, người dân sống
theo cách “tự sản tự tiêu”, nên kinh tế phát triển chậm. Điều trăn
trở nhất của anh em biên phòng là làm thế nào để cải thiện đời
sống bà con, khi mà vùng đất tuyệt đẹp này lại nằm quá xa trung tâm.
Rồi ý tưởng “làm du lịch tại chỗ” được đưa ra.  Không chỉ lãnh đạo xã lo lắng, mà ngay
cả người dân cũng thật sự nghi ngờ bởi từ trước đến giờ có ai biết
làm du lịch đâu. Được sự đồng viên, giúp đỡ của các đồng chí biên
phòng, các lớp tập huấn đã đem lại kiến thức cùng sự tự tin vào
tiềm năng du lịch của vùng đất đặc biệt này. Bước đầu, hướng dẫn
bà con làm du lịch theo cách của Việt Hải, tức là tận dụng những cơ
sở vật chất sẵn có của người dân, khách đến đây có thể cùng
ăn,  cùng ở và sinh hoạt chung với
gia đình, ai ngờ điều này mang lại sự mới lạ cho những ai thích khám
phá. Sự dân dã cùng cảnh quan môi trường hòa quyện với thiên nhiên
thực sự là niềm thích thú đối với họ. Vì thế trong những ngày mưa
ngập, người dân tích cực tham gia giúp đỡ các đoàn báo chí đi tác
nghiệp, giới thiệu kỹ càng những cảnh đẹp thiên nhiên mà chỉ người
dân ở đây mới biết.

Việc gì khó…có Bộ đội Biên phòng:

            Nhắc
lại những việc khó, đồng chí Nguyễn Văn Tình cười khà khà bảo đấy
là bà con gọi yêu thế thôi, việc ở đây đúng là nhiều, nhưng toàn
việc cỏn con không tên ấy mà.

            Vài
năm trước, tôi có duyên về Việt Hải gặp đồng chí Tình, khi ấy anh là
thành viên trong tổ công tác của đồn biên phòng Cát Bà, được trên tín
nhiệm nên anh phải kiêm thêm chức bí thư xã Việt Hải. Hôm đó muốn gặp
anh sớm, người dân chỉ ra bè cá để gặp, chúng tôi nai nịt gọn gàng,
quần xắn cao lội bì bõm ra đến nơi, được biết anh vừa về khu du lịch
để giúp bà con đón khách… công việc như con thoi nhưng dường như làm
anh vui hơn. Không quản mệt nhọc, không ngại khó khăn, dù đêm hôm mưa
rét, khi trong xã có người đau yếu là có các anh tìm đến chữa trị
và động viên, nhà dột, điện hỏng… đều có bàn tay của người lính
biên phòng.

            Nhớ
hôm chạy lũ, các chiến sĩ biên phòng mải giúp bà con, đến lúc nước
dâng cao ngoảnh lại thấy “đại bản doanh” của mình bị nước nhấn chìm
từ lúc nào. Quần áo ướt, vừa rét lạnh, vừa đói, anh em chia nhau
gói mì tôm sống cầm cự.

            Những
ngày Việt Hải bị cô lập, nhiều đoàn công tác muốn vào tận nơi để
thăm hỏi và tặng quà cho đồng bào, nhiệm vụ các anh là đưa đón, bảo
đảm an toàn tuyệt đối cho mỗi chuyến đi. Để đưa được người và hàng
hóa vào, các chiến sĩ lại lội bì bõm, dầm mình trong nước bẩn, vì
thế mà quần áo lúc nào cũng ướt sũng, ngứa ngáy. Vì nhiệm vụ,
người lính đâu quản ngại gian khổ, khó khăn.

            Lúc
dẫn đoàn đoàn vào Việt Hải, đồng chí Đoàn Như Rục, Chính trị viên
phó của đồn còn mang theo túi rau to tướng, như hiểu được thắc mắc
của chúng tôi, anh tâm sự: Việt Hải đang thiếu thốn đủ thứ, mình mang
rau cho anh em, tiện thể mang nhiều hơn để còn chia cho bà con nữa.
Đúng là một miếng khi đói… càng thẫm đẫm tình cảm vẹn tròn của
quân và dân nơi huyện đảo xa xôi này.

            (Nguồn:
Việt Hải và chuyện kể sau lũ/Phùng Minh//Báo Quân đội nhân dân. - ngày
12/08)

 

124. LĐLĐ Hải Phòng: Ủng
hộ người dân xã Việt Hải bị ngập lụt

            Ngày
11.8, LĐLĐ TP Hải Phòng đã đến với người dân xã đảo Việt Hải và Gia Luận, huyện
Cát Hải (Hải Phòng) bị ngập lụt do ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua.

            Theo
đó, LĐLĐ Hải Phòng tặng 16 gia đình bị ảnh hưởng ngập lụt nhiều nhất với số
tiền 50 triệu đồng. Số tiền trên được trích từ quỹ Mái ấm Công đoàn thành phố
được ông Hoàng Đình Long – PCT LĐLĐ TP Hải Phòng đại diện trao tặng.

            Vụ
mưa lũ vừa qua, hai xã Việt Hải và Gia Luận của huyện Cát Hải, Hải Phòng có 62
hộ dân bị ngập nước, thiệt hại ước tính 20 tỷ đồng. Hiện nước rút chậm nên
nhiều nhà vẫn phải tạm trú tại các trường học, nhà văn hóa xã.

            Cùng
ngày, Công đoàn xây dựng Hải Phòng cũng đã phát động trong CNVCLĐ toàn ngành
hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Đặng Ngọc Tùng về việc chung
tay chia sẻ khó khăn với Quảng Ninh và người dân các tỉnh phía Bắc bị mưa lũ,
CĐ ngành đã triển khai và thu hút được nhiều các cá nhân, tổ chức tham gia, ủng
hộ.

            (Nguồn:
LĐLĐ Hải Phòng: Ủng hộ người dân xã Việt Hải bị ngập lụt/Vũ Thanh Sơn// Báo Lao
động. - ngày 13/08)

 

125. Đoàn Thanh niên Tổng
cục Chính trị CAND: Tiếp tục hành trình sẻ chia khó khăn với đồng bào bị mưa lũ

            Sau
hành trình sẻ chia khó khăn, thăm và tặng quà nhân dân vùng lũ tỉnh Quảng Ninh,
sớm ngày 13/8, Đoàn thanh niên Tổng cục Chính trị CAND di chuyển đến xã Việt
Hải, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng.

            Vượt
quãng đường dài hơn 9km trên thuyền từ bến phà Cát Hải đến bến Việt Hải, ngay
khi vừa đặt chân xuống xã đảo, các đoàn viên trẻ lại nhanh chóng bê vác thùng
quà vận chuyển lên ô tô di chuyển tiếp một đoạn 2km tới những chiếc cano đang
được người dân nơi đây sử dụng làm phương tiện trao đổi hàng hóa những ngày
này.

            Con
đường từ bến phà đến UBND xã Việt Hải thường ngày người dân nơi đây vẫn đi lại
giờ không còn được nguyên vẹn, cơn mưa to, diện rộng kèm theo gió giật mạnh vừa
qua đã khiến cây gẫy đổ tràn lan và đoạn đường chìm sâu hơn 1m.

            Băng
qua con đường 2km đầy chông gai, lội bộ vận chuyển các thùng quà thơm thảo,
cuối cùng đoàn công tác cũng đến được Nhà văn hóa xã, nơi vừa qua là chỗ ở của
hơn 30 hộ gia đình tới tránh bão để trao tận tay 660 chai nước tinh khiết, 39
thùng mì tôm, 66 chiếc chăn, 200 áo phông mới, 200 cái khăn mặt cùng tủ thuốc y
tế...

            Ngoài
ra đoàn còn trao 5 triệu đồng cho quỹ xã hội của UBND xã Việt Hải, trao số tiền
3 triệu đồng cùng các vật dụng cho 3 hộ nghèo vẫn đang phải ở lại Nhà văn hóa
xã, cùng với đó đoàn đã tới nhà 3 gia đình chính sách trên địa bàn trao tận tay
mỗi gia đình 1 triệu đồng cùng các nhu yếu phẩm.

            Siết
chặt bàn tay các đồng chí trong đoàn công tác, Mẹ Việt Nam Anh hùng Vũ Thị
Huấn, 98 tuổi, ở thôn 2 xúc động cảm ơn đoàn đã quan tâm, thăm hỏi sức khỏe, sẻ
chia những khó khăn tới gia đình, đây là nguồn động viên tinh thần to lớn nhất
với mẹ...

            Thay
mặt đoàn công tác, Đại úy Phạm Văn Đoàn nhấn mạnh: "Chúc các mẹ luôn khỏe
mạnh để các thế hệ trẻ hôm nay được tiếp tục quan tâm, thăm hỏi, phụng dưỡng,
thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, qua đó nhằm giáo dục các đoàn viên thanh niên về
đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thể hiện nghĩa cử cao đẹp của lực lượng
CAND...".

            Ông
Nguyễn Văn Lợi, Bí thư xã Việt Hải thay mặt bà con địa phương được nhận quà cảm
ơn sự quan tâm của đoàn công tác đã không quản ngại đường sá xa xôi mang tới
những món quà thiết thực, hi vọng trước sự quan tâm, sẻ chia kịp thời này sẽ
giúp người dân sớm khắc phục phần nào khó khăn, ổn định cuộc sống.

            (Nguồn:
Đoàn Thanh niên Tổng cục Chính trị CAND: Tiếp tục hành trình sẻ chia khó khăn
với đồng bào bị mưa lũ/Xuân Trường//Báo Công an nhân dân. - ngày 14/08)

 

126. Xúc tiến dự án xây
dựng khu dân cư Làng chài Cát Hải

            Sáng
21-8, tại trụ sở UBND thành phố, Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam

tiếp và làm việc với Đoàn các tổ chức tài chính, nhân
đạo, từ thiện nước ngoài và Quỹ Trẻ em Việt Nam (VCF) tìm hiểu cơ hội tài trợ
xây dựng trường học, trạm y tế… thuộc dự án làng chài Cát Hải.

            Thành
phần chủ chốt của đoàn gồm các ông: William Hannum, Giám đốc Quỹ hỗ trợ giáo
dục Westpac, điều phối viên Quỹ phát triển vốn Tây Âu; Geert Dom, nhà thầu
Aetssen - Vương quốc Bỉ; Pierre Bayart, Trưởng phòng kinh doanh của Incofin -
Europe… Cùng dự có lãnh đạo các sở: Ngoại vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và
Đào tạo, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý Khu kinh tế Hải
Phòng; Công ty cổ phần khu công nghiệp Đình Vũ…

            Được
biết UBND thành phố đang chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu lập dự án xây
dựng khu dân cư mới - Làng chài Cát Hải với diện tích 140ha ở phía Tây Nam đảo
Cát Hải phục vụ việc tái định cư tại chỗ cho khoảng 8.000 dân trên đảo, các cổ
đông của Công ty cổ phần khu công nghiệp Đình Vũ - chủ dự án phát triển công
nghiệp Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Cát Hải đã vận động các tổ chức tài
chính, quỹ nhân đạo, từ thiện nước ngoài và quỹ Trẻ em Việt Nam tài trợ các gói
hỗ trợ dự án Làng chài Cát Hải, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc
sống cộng đồng ngư dân đảo Cát Hải. Theo đó, quỹ hỗ trợ giáo dục Westapac cam
kết cùng với Quỹ Trẻ em Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng một trường học cho trẻ em,
một trường đào tạo kỹ thuật thương mại cho người lớn tại Làng chài Cát Hải.

            Quỹ
Westapac cùng với các nhà tài trợ khác mong muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư xây
dựng 1 trạm y tế gần trường học. Dự án xây dựng Làng chài mới trên đảo Cát Hải
hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của tổ chức tài chính Incofin Europe, tổ chức
này sẵn sàng hỗ trợ cộng đồng cư dân địa phương và cấp các khoản vay hỗ trợ các
sáng kiến kinh doanh: tạo lập các cơ sở đánh bắt, nuôi trồng đạt tiêu chuẩn bảo
vệ môi trường, xây dựng nhà máy chế biến và đông lạnh hải sản, lăp đặt dây
chuyền đóng gói…

            Theo
các tổ chức tài chính, nhân đạo, từ thiện, khoản hỗ trợ không hoàn lại này sẽ
được thực hiện sau khi khoản hỗ trợ ODA của Vương quốc Bỉ (20 triệu USD) do
Aertssen hỗ trợ xúc tiến và Ngân hàng Thế giới cung cấp để xây dựng cơ sở hạ
tầng và chuẩn bị mặt bằng theo quy hoạch tổng thể “Đảo thông minh Cát Hải”…

            Phó chủ
tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam cảm ơn và đánh giá cao thịnh tình của các tổ
chức tài chính, quỹ nhân đạo châu Âu đối với cộng đồng ngư dân đảo Cát Hải nói
riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Để ý tưởng, nguyện vọng của các nhà tài
trợ sớm trở thành hiện thực, Phó chủ tịch Lê Khắc Nam giao cho Ban quản lý khu
kinh tế Hải Phòng phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương hoàn thành
điều chỉnh quy hoạch tổng thể đảo Cát Hải, quy hoạch Làng chài Cát Hải, phương
án vay ODA phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng đảo Cát Hải; giao cho UBND huyện Cát
Hải là đầu mối tiếp nhận các dự án tài trợ xây dựng trường học, trạm y tế, khu
nhà ở, cảng cá… thuộc dự án Làng chài Cát Hải. Phó chủ tịch Lê Khắc Nam cam kết
sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà tài trợ thực hiện ý tưởng của mình.

            (Nguồn:
Xúc tiến dự án xây dựng khu dân cư Làng chài Cát Hải// Báo Hải Phòng. - ngày
22/08)

 

XIV - Xây dựng nông
thôn
mới

127. Thành phố phân
bổ gần 500 tỷ đồng hỗ trợ 38 xã xây dựng nông thôn mới

            Chiều
3-8, UBND thành phố họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch xây
dựng nông thôn mới (NTM) năm 2015 trên địa bàn thành phố. Đồng chí Đỗ
Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND thành phố chủ trì hội nghị, cùng dự
có đại diện các sở, ngành và địa phương liên quan.

            Năm
2015, theo kế hoạch, thành phố bố trí hơn 1.071 tỷ đồng đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, thực hiện đề án xi măng cho các xã
phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM năm 2015. Đến hết 30-7-2015, thành
phố phân bổ hơn 478,5 tỷ đồng hỗ trợ 38 xã (34 xã trong danh sách hoàn
thành chương trình NTM năm 2015 và 4 xã bổ sung) xây dựng cơ sở hạ tầng
(251 công trình). Cụ thể, 78,4 tỷ đồng bô trí cho 6 xã của huyện Tiên
Lãng; 69,6 tỷ đồng cho 6 xã huyện của Kiến Thụy; 2 xã của huyện An
Dương 37,3 tỷ đồng; 6 xã huyện Cát Hải hơn 66,7 triệu đồng; 4 xã
huyện An Lão 52,4 tỷ và 8 xã huyện Thủy Nguyên hơn 107,8 tỷ đồng.
Thành phố đã phân bổ 258.525 tấn xi măng thực hiện bê tông hóa hơn 1,5
triệu km đường giao thông cho các địa phương.

            Tuy
nhiên, tiến độ thực hiện các chương trình chậm so với kế hoạch, đến
nay, toàn thành phố mới hoàn thành 35/251 công trình, hạng mục (đạt
13,94% kế hoạch); 116/135 xã thuộc 7 huyện (đạt 85,93%) tiếp nhận
53.576 tấn xi măng (đạt 24%), thực hiện 331,6km đường giao thông nông thôn
(đạt 25%); việc cứng hóa đường nội đồng đạt 9% kế hoạch. Các chương
trình hỗ trợ sản xuất như cánh đồng mẫu lớn, vùng trồng trọt tập
trung an toàn thực phẩ, cơ giới hóa đồng bộ... đang trình thành phố
phê duyệt. Theo phản ánh của các địa phương, việc thực hiện xây dựng
NTM đang gặp một số vướng mắc cần tháo gỡ như quy mô thiết kế rãnh
thoát nước theo thiết kế của Sở Giao thông Vận tải chưa phù hợp thực
tế; việc thẩm định các công trình xây dựng cơ bản chậm, ảnh hưởng
đến tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM tại các địa phương..

            Phó
chủ tịch UBND thành phố Đỗ Trung Thoại yêu cầu các các sở, ngành, địa
phương tập trung cao giải quyết các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM;
rà soát lại nhu cầu thi công giao thông nội đồng, khả năng huy động vốn báo cáo
UBND thành phố xây dựng kế hoạch; UBND thành phố ủy quyền các huyện thẩm định
các công trình xây dựng cơ bản của các xã. Sở GTVT nhanh chóng bổ sung thêm các
mẫu thiết kế rãnh thoát nước phù hợp với thực tế các địa phương.

            (Nguồn: Thành phố phân bổ gần 500 tỷ đồng hỗ trợ 38 xã
xây dựng nông thôn mới/Minh Châm//Báo Hải Phòng. - ngày 04/08)

 

128. Kim Sơn - kháng
Nhật anh hùng xưa, nông thôn đổi mới hôm nay

            Những
ngày tháng Tám lịch sử này, Đảng bộ, nhân dân xã Tân Trào (Kiến Thụy) phấn khởi
tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Kim Sơn, Kim
Sơn kháng Nhật thắng lợi. Mái đình Kim Sơn, cổng làng cổ, đường gạch phủ rêu;
khu  kinh tế trang trại sôi động, những
đồng lúa nếp thơm nồng… bừng sáng trong sắc cờ đỏ và nắng vàng đầu thu.

Nơi giành chính quyền
sơm nhất duyên hải:

            Trở
về bên mái đình Kim sơn ghi đậm dấu tích lịch sử "Sừng sững cột lim, mái
ngói rêu phong", hồi ức của ông Nguyễn Hữu Khiển sống lại không khí hào
hùng của quê hương những ngày cách mạng Tháng Tám kiên cường, quật khởi.

            Tôi
vẫn nhớ như in cảm xúc sáng 12/7/1945, đông đảo quần chúng các nơi với cờ, băng
khẩu hiệu, giáo mác oai nghiêm nườm nượp kéo về sân đình làng Kim, chứng kiến
Ủy ban dân tốc giải phóng Kim sơn ra đời. Trong tiếng trống vang dội, đồng chí
Phạm Thuyên Thay mặt Ban lãnh đạ Việt Minh tỉnh Kiến An tuyên bố xóa bỏ chính
quyền địch, thành lập chính quyền nhân dân. cờ đỏ tung bay trên đình làng, báo
hiệu cuộc khởi nghĩa của nhân dân thắng lợi. Ai cũng xúc động, tự hào vì quê
hương mình là địa phương đầu tiên ở Hải Phòng - Kiến An có chính quyền cách
mạng...

Đột phá trong xây
dựng nông thôn mới:

            "Hiện
người dân Tân Trào tiếp tục đồng sức, đồng lòng thực hiện "cuộc cách
mạng" mới, đó là chung tay xây dựng nông thôn mới" - Bí thư Đảng ủy
xã Tân Trào Nguyễn Xuân Thắng cho biết. Ở từng thôn, xóm, trong xây dựng đều
chú ý giữ lại những nét kiến trúc cổ kính, không ddeeer "bê tông hóa"
phá hỏng những mái đình cổ, cổng làng cổ, đường gạch phủ rêu. Tân Trào chọn
hướng đột phá cho xây dựng NTM là xây dựng vùng sản xuất tập trung, tạo những
cánh đồng "cổ tích".

            Ngoài
nông nghiệp, xã đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tểu thủ công nghiệp và dịch
vụ,

chiếm 50% cơ cấu kinh tế. Kinh tế phát triển, người
dân Tân Trào có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang.
Tân Trào hôm nay có 100% số dường trục xã nhựa hóa, 100% số đường thôn xóm bê
tông hóa. 2 làng văn hóa Kim sơn, Kỳ Sơn trở thành làng văn hóa cấp thành phố
tiêu biểu, những vùng quê có nếp sống văn hóa mới, truyền thống lịch sử và là
vùng quê của những lễ hội độc đáo.

            (Nguồn: Kim Sơn - kháng Nhật anh hùng xưa, nông thôn
đổi mới hôm nay/Vân Khánh// Báo Hải Phòng. – ngày 03/08)

129. Xã Ngũ Đoan:
Vững tin về đích nông thôn mới

            Sau
4 năm xây dựng NTM, nhờ đoàn kết thống nhất chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính
quyền và đồng lòng tích cực tham gia của người dân, diện mạo nông thôn xã Ngũ Đoan
thay đổi rõ nét: đường làng ngõ xóm được bê tông hóa kiên cố 100%, nhà cửa được
xây dựng khang trang; trạm y tá phục vụ 24/24 giờ; sản xuất phát triển, đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

            Cùng
cán bộ xâ đi thăm cánh đồng mẫu lớn khu vực Đầm Mới, mới thấy rõ niềm vui của
cán bộ, nhân dân trong xã. ông Vũ Huy Ba, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Ngũ Đoan
cho biết, từ cuối năm 2013, địa phương triển khai xây dựng 40ha cánh đồng mẫu
lớn tại khu vực này, năng suất lúa đạt 72 ta/ha, tăng gần 1,5% so với thời gian
trước. Ngoài khu vực này, xã triển khai thêm 30ha cánh đồng mẫu lớn khu vực Đầm
Phường; đồng thời quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản; vùng chuyên rau màu...Tất
cả những mô hình này góp phần nâng cao thu nhập người dân, qua dó tạo động lực
khuyến khích hộ dân tích cực tham gia xây dựng NTM.

           
thư Đảng ủy xã Ngũ Đoan Phan Viết Trường cho biết, khi bắt tay vào xây dựng
NTM, Ngũ Đoan xác định thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập người dân là chính,
sau đó mới thực hiện các tiêu chí cơ bản khác. Trên cơ sở này, xã quy hoạch 4
vùng sản xuất và vận động nhân dân dồn điền đổi thửa. Cùng với đó, chỉ đạo các
tổ chức đoàn thể tín chắp Ngân hàng Chính sách xã hội 7-9 tỷ đồng hỗ trợ hộ dân
có vốn phát triển kinh tế gia đình. Song song với việc chỉnh trang lại đồng
ruộng, điạ phương đầu tư xây dựng nâng cấp đường nội đồng, hệ thống thủy lợi để
phục vụ nhân dân sản xuất. Năm 2013, Ngũ Đoan phát động thực hiện phong trào
hiến đất mở đường và được nhân dân ủng hộ cao. Qua 2 năm phát động phong trào,
100% đường ngõ, 95% đường thôn và 60% đường trục chính nội đồng của xã được bê
tông hóa, cứng hóa, sau gần 4 năm xây dựng NTM, toàn xã có 195 gia trại tổng
hợp đạt hiệu quả kinh tế cao; 81,26ha nuôi trồng thủy sản cho sản lượng bình
quân 457,5 tấn/năm...; thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 26,1 triệu đồng/
năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,91%. Đến nay, Ngũ Đoan hoàn thành 17/19
tiêu chi NTM. Theo kế hoạch, năm 2015, Ngũ Đoan hoàn thành các tiêu chí còn lại
là giao thông và cơ sở vật chất văn hóa.

            Theo
lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Ngũ Đoan, là yếu tố tiên quyết tạo nên thành công
trong xây dựng NTM của xã ngày hôm nay là thống nhất đoàn kết lãnh đạo, chỉ đạo
của cấp ủy Đảng, chính quyền; vai trò của người đứng đầu tập thể và sự vào cuộc
và gương mẫu đi đầu trong mọi công việc của cán bộ, đảng viên, ở Ngũ Đoan, thay
vì "khoán" việc cho các cơ sở, lãnh đạo đảng ủy, UBND xã xuống họp
bàn trực tiếp công việc với các hộ dân qua các cuộc họp chi bộ. Qua đó vừa
tuyên truyền chủ trương, đường lối vừa lắng nghe tâm tư, nguyên vọng của người
dân và kịp thời tháo gỡ các vướng mắc từng việc cụ thể.

            Vững
tin về đích NTM trong năm 2015, song điều khiến cấp ủy Đảng, chính quyền và
người dân nơi đây phấn khởi không phải là con số 19 tiêu chí sẽ đạt được mà là
những cái mới trong chính cuộc sống của mình. Nói như người dân trong xã, từ
khi có NTM, nhân dân ai cũng hào húng, phấn khởi. Bởi đường được mở rộng hơn;
trẻ em được vui chơi, sinh họat văn nghệ trong các nhà văn hóa khang trang;
nông dân sản xuất đỡ vất vả hơn bởi kênh mương được kiên cố hóa, đường ra đồng
cứng hóa.

            (Nguồn: Xã Ngũ Đoan: Vững tin về đích nông thôn mới/Minh
Châm//Báo Hải Phòng . – ngày 07/08)

 

130. Điểm sáng trong xây
dựng nông thôn mới

            Khép
lại nhiệm kỳ 2010-2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã An Thắng tự hào,
phấn khởi với những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, mà dấu ấn
quan trọng là xã đầu tiên của huyện An Lão “về đích” nông thôn mới. Ở An Thắng
hôm nay, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét với diện mạo mới, sức sống mới, đường
làng ngõ xóm phong quang, sạch đẹp, cuộc sống của người dân từng bước được nâng
cao.

            Vinh
dự, tự hào khi được chọn là một trong 8 xã thực hiện thí điểm xây dựng nông
thôn mới (NTM) của thành phố, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã An Thắng bắt
tay vào thực hiện các tiêu chí của chương trình trong điều kiện khó khăn như:
nguồn vốn đầu tư cho các công trình chiếm tỷ lệ thấp, thời gian thực hiện gấp,
một số cán bộ, đảng viên còn trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, việc
huy động kinh phí trong nhân dân… Song, Đảng bộ xã đoàn kết, thống nhất, tập
trung tuyên truyền, vận động quần chúng, thu hút mọi nguồn lực trong nhân dân,
các đơn vị, doanh nghiệp, con em xa quê…đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật NTM.
Khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã An Thắng đạt 7/19 tiêu chí; đến hết năm 2014,
xã đạt 19/19 tiêu chí, trở thành địa phương đầu tiên của huyện An Lão hoàn
thành chương trình xây dựng NTM.

            Ông
Nguyễn Sỹ Hiệp, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã An Thắng cho biết, Đảng bộ,
chính quyền xã xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống
chính trị xã, là cuộc vận động toàn dân, toàn diện trên mọi lĩnh vực và là động
lực quan trọng phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân. Dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của thành phố, huyện An Lão, Đảng bộ xã An Thắng
ban hành Nghị quyết chuyên đề xác định rõ phải hoàn thành NTM trong năm 2014.

            Đến
An Thắng hôm nay, ai cũng cảm nhận làng quê như được khoác lên mình tấm áo mới,
với diện mạo khang trang, đẹp đẽ hơn. Những con đường rộng rãi và sạch dẫn về
khắp các thôn xóm, đồng ruộng. Những cánh đồng xanh mướt như thảm xanh bao bọc
lấy xóm làng. Thấp thoáng đâu đó trên đường làng, dưới tán cây là những chiếc
xe ôtô của con em làm ăn xa về thăm quê, của dân làng. Trụ sở làm việc, trường
học, nhà văn hóa thôn, xã được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Bên cạnh
đó, nhiều ngôi nhà mới, nhiều tầng mọc lên tô thêm màu tươi sáng cho làng quê.
Giờ đây, đi trên những con đường rộng mở, ngắm nhìn quê hương, mọi người đều
tràn đầy cảm xúc về một vùng quê An Thắng hứa hẹn phát triển toàn diện và văn
minh.

            (Nguồn:
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới/Lã Tiến//Báo Hải Phòng. – ngày 10/08)

 

131. 7 huyện làm hơn 330
km đường giao thông thôn xóm và nội đồng

            Đến
nay, toàn thành phố có 116 xã thuộc 7 huyện tiếp nhận hơn gần 54 nghìn tấn xi
măng đường giao thông thôn xóm và đường nội đồng. Các huyện sử dụng nguồn xi
măng này để bê tông hóa hơn 330 km đường giao thông. Trong đó, toàn thành phố
có 10 xã đã tiếp nhận đủ lượng xi măng theo kế hoạch cả năm 2015; có 7 xã đã bê
tông hóa 100% đường giao thông theo kế hoạch. Ngoài ra, các huyện đã sẵn sàng
mặt bằng 983 km đường giao thông nội đồng và thôn xóm để tiếp nhận xi măng theo
cơ chế hỗ trợ của thành phố. Các huyện có tiến độ bê tông hóa đường giao thông
nhanh là các huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo

            Để
chương trình hỗ trợ xi măng của thành phố đạt hiệu quả cao, các huyện chỉ ưu
tiên dành chương trình cho các xã khi xác định rõ nguồn vốn đối ứng và cam kết
cụ thể của từng địa phương về các nguồn vốn thuộc phần trách nhiệm của địa
phương và tiến độ triển khai. Công ty TNHH MTV xi măng VICEM Hải Phòng đã thành
lập ban chỉ đạo để chỉ đạo chương trình, thành lập tổ công tác 20 cán bộ, công
nhân; phân công cán bộ bám sát từng xã, huyện để bảo đảm xi măng chất lượng
được vận chuyển đến chân công trình, đến đúng địa bàn. Các Sở Giao thông vận
tải; Kế hoạch đầu tư và ngành Nông nghiệp đang phối hợp hỗ trợ các địa phương
khắc phục khó khăn trong triển khai chương trình như tháo gỡ vướng mắc về mẫu
thiết kế rãnh thoát nước hai bên đường, đẩy nhanh tiến độ thẩm định các công
trình kinh phí lớn...

            (Nguồn:
7 huyện làm hơn 330 km đường giao thông thôn xóm và nội đồng//Báo Hải Phòng. -
ngày 17/08)

 

132. Xây dựng nông thôn
mới - Đồng thuận để về đích sớm

            Những
ngày thu tháng Tám này, ở các làng quê của Hải Phòng đâu đâu cũng bắt gặp khí
thế thi đua góp công sức xây dựng nông thôn mới (NTM). Những con đường bê tông
trải dài, các công trình hạ tầng khang trang… Đời sống vật chất và tinh thần
của người dân nâng cao rõ rệt. Kết quả đó có sự đóng góp của công tác dân vận
trong việc huy động các nguồn lực chung tay xây dựng NTM.

Chung tay thay đổi diện mạo làng quê:

            Xóm
Đông, thuộc thôn Quang Khải, xã Quang Hưng (huyện An Lão) là một trong hàng
trăm xóm, thôn sôi nổi phong trào xây dựng NTM. Cả xóm chỉ có 11 hộ gia đình
với 44 nhân khẩu và hoàn cảnh kinh tế không đồng đều. Vào giữa tháng 5 vừa qua,
khi cán bộ thôn Quang Khải họp bàn, vận động bà con làm 200m đường ở xóm Đông,
ai nấy đều đồng lòng tháo dỡ các công trình để mở rộng mặt đường tới hơn 3m.
Nhiều hộ nghèo, neo đơn có thể được miễn, giảm nhưng vẫn nhiệt tình hiến hàng
chục mét vuông đất. Điển hình như hộ cụ Trần Thị Mạc, ngoài 80 tuổi, sống một
mình, tự nguyện hiến gần 50m2 đất thổ cư cho xóm làm đường. Không đòi hỏi tiền
hỗ trợ, cụ Mạc tự mua gạch xây lại bờ ao và đóng tiền làm đường như các hộ
khác. Cụ Phạm Thị Thắm hoàn cảnh neo đơn, bệnh tật từ lâu cũng tự nguyện đóng
góp 2,3 triệu đồng như các nhân khẩu khác. Anh Lê Xuân Trường hiến 30m2đất. Cứ
như vậy, chỉ hơn nửa tháng, con đường mới được hoàn thiện bằng tiền của và hàng
chục công lao động của người dân trong xóm.

           
nhiều địa phương khác cũng có những cách làm sáng tạo xây dựng NTM. Với phương
châm phá bờ nhỏ làm thửa lớn, hiệu quả cao từ công tác dân vận khéo thay đổi tư
duy sản xuất của bà con nông dân. Mọi nhà thi đua phát triển kinh tế, mở rộng
cánh đồng mẫu lớn, nuôi trồng thủy sản… Thực tế cho thấy, địa phương nào làm
tốt công tuyên truyền, vận động kết hợp với vai trò gương mẫu, tích cực của cán
bộ, đảng viên, nơi đó người dân đồng thuận cao trong xây dựng NTM. Khi người
dân hiểu được ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM và là chủ thể hưởng thụ
những thành quả đó, họ sẵn sàng hiến đất và tiền của cho mục tiêu chung mà
không suy tính. Người có của góp của, người có công góp công tạo lên nguồn lực
lớn. Chính vậy, những địa phương tưởng sẽ gặp nhiều trở ngại khi bắt tay xây
dựng NTM nhưng nhờ huy động sức dân, những xã đó về đích sớm như Nhân Hòa (huyện
Vĩnh Bảo), Toàn Thắng (huyện Tiên Lãng), Đông Sơn (huyện Thủy Nguyên)… Điều đó
càng khẳng định sức mạnh của cuộc vận động toàn dân chung sức xây dựng nông
thôn mới…

            (Nguồn:
Xây dựng nông thôn mới - Đồng
thuận để về đích sớm/
Bùi Hương//Báo Hải Phòng. – ngày 16/08)

 

133. Tháo gỡ khó khăn
vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

            Chiều
17-8, UBND thành phố họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch xây
dựng nông thôn mới (NTM) năm 2015 trên địa bàn thành phố. Đồng chí Đỗ
Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND thành phố chủ trì hội nghị, cùng dự
có đại diện các sở, ngành và địa phương liên quan.

            Theo
báo cáo của Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM, tiến độ thực hiện các hạng
mục công trình trong chương trình xây dựng NTM cùa thành phố chậm so với tiến
độ đề ra. Các xã được hỗ trợ đầu tư hạ tầng để hoàn thành chương trình NTM
trong năm 2015 hầu hết ở giai đoạn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định. Số
công trình hoàn thành đưa vào đạt thấp; chương trình hỗ trợ xi măng làm đường
giao thông nội đồng, đường giao thông nông thôn đạt 25,18% so với kế hoạch được
duyệt.

            Các
địa phương phản ánh, việc thực hiện xây dựng NTM gặp một số vướng mắc
cần tháo gỡ như: các sở, ngành thành phố đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh một số
tiêu chí nông thôn mới; sớm ban hành mẫu thiết kế rãnh thoát nước để lựa chọn
xây dựng phù hợp, sát với thực tế.

            Sau
khi nghe các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Phó chủ tịch UBND thành
phố Đỗ Trung Thoại yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tháo gỡ
những khó khăn vướng mặc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu 42 xã về đích
xây dựng NTM trong năm 2015. Bên cạnh đó, các địa phương rà soát, báo cáo chi
tiết việc điều chỉnh nội dung, hạng mục được phê duyệt; đẩy nhanh tiến độ thực
hiện đấu giá đất lấy kinh phí đầu tư; linh hoạt trong thực hiện các tiêu chí.
Đồng thời, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo xây
dựng NTM thành phố trong kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn
cho các địa phương để đẩy nhanh tiến độ chương trình...

            Đến
ngày 14- 8, thành phố phân bổ 519 tỷ đồng kinh phí cho 38 xã triển khai xây
dựng, nâng cấp, cải tạo 393 công trình. Các huyện trên địa bàn thành phố hoàn
thành 21 công trình đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng (đạt 5,34%).

            Thực
hiện đề án xây dựng đường giao thông nông thôn, 119/135 xã tiếp nhận xi măng
xây dựng đường giao thông nông thôn theo kế hoạch của UBND thành phố (đạt
88,15% kế hoạch); thi công bê tông hóa hơn 1500 km đường giao thông; tổng lượng
xi măng tiếp nhận trên địa bàn 7 huyện là 55.700 tấn xi măng. Các quyết định
của UBND thành phố về hỗ trợ phát triển sản xuất như: cơ giới hóa đồng bộ, sử
dụng đệm lót sinh học, xây dựng mô hình cánh đồng lớn, mô hình sản xuất lúa thuần,
dồn điền đổi thửa, xây dựng vùng trồng trọt tập trung đang được các địa phương
chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ nông dân triển khai.

            (Nguồn: Tháo gỡ khó khăn vướng mắc,
đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới/Duy Lân//Báo
Hải Phòng. - ngày 18/08)

 

134.  Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới

            Từ
đầu năm đến nay, TP Hải Phòng đã bố trí hơn 1.000 tỷ đồng hỗ trợ phát triển SX,
hỗ trợ xi măng cho các xã phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí NTM trong năm 2015.

            Đồng
thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 38 xã thuộc các huyện: Tiên Lãng (6
xã), Kiến Thụy (6 xã), An Dương (2 xã), Cát Hải (6 xã), An Lão (4 xã)
và Thủy Nguyên (8 xã). Kinh phí đã có sẵn nhưng tiến độ giải ngân xây dựng
NTM so với kế hoạch rất chậm. Việc xây dựng đường giao thông nội đồng tại các
địa phương mới đạt 9%, đường giao thông nông thôn đạt 25% kế hoạch. Việc thẩm
định các công trình xây dựng cơ bản còn chậm. Hiện mới có 35/251 công trình,
hạng mục được triển khai thi công. Kế hoạch hỗ trợ SX như triển khai các mô
hình SX lúa thuần, cánh đồng mẫu lớn, vùng SX, trồng trọt tập trung, dồn điền
đổi thửa, cơ giới hóa đồng bộ...mới đang trình UBND thành phố phê duyệt. Phó
Chủ tịch UBND thành phố Đỗ Trung Thoại yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần
tập trung cao cho việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ
xây dựng NTM; ủy quyền cho các huyện thẩm định các công trình xây dựng cơ bản
của các xã. Đối với các phường còn SXNN, cần tập trung cao cho việc xây dựng hệ
thống cơ sở hạ tầng theo Chương trình MTQG xây dựng NTM.

            (Nguồn:
Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới/Hân Minh//Báo Nông nghiệp
Việt Nam. - ngày 21/08)

 

 

 

 

Facebook zalo

Các tin đã đưa