BÙI VIỆN (1839-1878) NHÀ CANH TÂN CÓ TẦM NHÌN VỀ BIỂN

                                                                          Bùi Viện ( 1839 – 1878 ) Nhà Canh Tân Có Tầm Nhìn Về Biển

 

Bùi Viện ( 1839 – 1878 ) là một danh nhân lịch sử, văn hóa thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, ở các thời kì khác nhau, ý thức hệ khác nhau.

Cuốn sách  “ Bùi Viện ( 1839 – 1878 ) - Nhà Canh Tân Có Tầm Nhìn Về Biển”, do GS.TS.Nguyễn Chí Bền và cộng sự thực hiện, là tập hợp các tác phẩm, bài viết của các nhà nghiên cứu sử học, văn hóa học viết về danh nhân Bùi Viện - người làng Trình Phố, nay là thôn Trình Trung Tây, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình - một nhà nho yêu nước dưới triều Nguyễn với tầm nhìn thức thời về an ninh hàng hải và phát triển thương mại đường sông, đường biển trong bối cảnh lịch sử nửa cuối thế kỷ XIX. Ông nhận thức rằng: “... cái nghĩa vụ của kẻ thức giả là phải đua chen với người ngoại quốc để giữ cho nước mình có địa vị xứng đáng trên hoàn hải...”

Nội dung cuốn sách gồm ba phần:

Phần I. Tổng quan về danh nhân Bùi Viện ( 1839 – 1878 ) - Nhà Canh Tân Có Tầm Nhìn Về Biển

Phần II. Bùi Viện với sự nghiệp canh tân hướng biển

Phần III. Bùi Viện – Chí lớn với cuộc bang giao dang dở

Cuốn sách giúp cho bạn đọc cảm nhận được phần nào về công lao của danh nhân Bùi Viện đối với sự nghiệp khẩn hoang, thương nghiệp và hàng hải ở nửa cuối thế kỉ XIX. Và tư tưởng vươn ra biển, chiếm lĩnh và làm chủ lãnh hải của nhà nho yêu nước Bùi Viện có ý nghĩa vượt thời đại, nhất là đối với một quốc gia ven biển như nước ta.

Thư viện KHTHTP Hải Phòng trân trọng giới thiệu:

Bùi Viện ( 1839 – 1878 ) Nhà Canh Tân Có Tầm Nhìn Về Biển/ Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Quang Trung Tiến, Phan Trần Chúc... ;. – H. : Văn hóa dân tộc, 2021. – 816tr. ; 21cm

Kí hiệu kho : DC.005809

Facebook zalo

Các tin đã đưa