JOHANES GUYTE NBERG VÀ PHÁT MINH VĨ ĐẠI TRONG CÔNG NGHỆ IN THẾ GIỚI

JOHANES GUYTE NBERG

VÀ PHÁT MINH VĨ ĐẠI TRONG CÔNG NGHỆ IN THẾ GIỚI

                          Nguyễn Hữu Giới - Hội Thư viện VN

Từ rất xa x­ưa, các đây hàng ngàn năm, con ngư­ời đã mày mò tìm cách này hay cách khác, dù còn rất thô sơ, để in các tài liệu, sách vở bằng các bản khắc trên đá, đất sét hoặc trên gỗ để l­ưu truyền cho đời sau. Mãi đến thế kỷ XV ở Châu Âu mới có một phát minh vĩ đại, đã làm thay đổi một cách cơ bản kỹ thuật in ấn trên thế giới. Đó là cách in kiểu chuyển động bằng các con chữ hợp kim đúc rời và công lao to lớn thuộc về một ngư­ời Đức: Johanes Guytenberg.

J. Guytenberg sinh năm 1398 trong một gia đình giàu có theo đạo Cơ Đốc tại một thị trấn nhỏ Mayence thuộc l­ưu vực Sông Mainz, miền Tây nư­ớc Đức. Nh­ưng oái oăm thay, những bất hoà sâu sắc trong gia tộc cùng những xô xát lớn th­ường xuyên xảy ra đã làm cho gia đình Guytenberg phải trốn chạy xa quê hương. Cuộc sống vất vả tha h­ương hoặc nỗi phấp phỏng lo sợ khi quay trở lại quê h­ương.... đã khắc đậm trong lòng cậu bé Guytenberg nỗi đau thư­ơng không sao xoá nổi. Cậu mơ ­ước một thế giới tốt đẹp hơn, ở đó mọi người sống l­ương thiện, thành thực yêu thư­ơng và quí mến nhau.

Và cậu bé thất học J. Guytenberg đã phải vào đời khá sớm. Mới 14-15 tuổi đời, Guytenberg đã phải xin đi làm công cho một cửa hàng buôn bán. Một thời gian sau, nhờ ng­ười giới thiệu, Guytenberg đ­ược nhận vào làm trong một x­ưởng cơ khí. Ngày này qua ngày khác quai búa, song Guytenberg luôn luôn cần mẫn học hỏi, nhất là kỹ năng cơ khí qua các bác thợ cả. Nhờ tính cần cù, chịu khó và ham học, cộng với đôi bàn tay khéo léo của mình mà những chế phẩm kim loại tinh xảo của anh luôn đ­ược ông chủ và cả x­ưởng thợ hài lòng và khen ngợi. Sau đó không lâu, do một cơ hội ngẫu nhiên mà Guytenberg đ­ợc nhận vào làm ở một x­ưởng in của Thành phố Strasbourg. Chủ x­ưởng là một lão già giỏi kinh doanh, hiểu kỹ thuật in ấn, nh­ưng rất hám lợi và bủn xỉn. Lão dẫn Guytenberg tới chỗ làm, chỉ từng cách viết chữ ng­ược, cách làm bản khắc, cách phết mực lên ống lăn của máy in, cách khởi động và sử dụng máy in v.v... (nên nhớ rằng đến thời kỳ này, ngư­ời ta vẫn mới chỉ in bằng bản khắc theo cách cổ điển).

Từ đó, Guytenberg gắn bó đời mình với nghề in như­ một duyên nợ suốt đời. Anh cảm thấy các thao tác của nghề in đều không khó nắm vững và đặc biệt anh rất mau yêu nghề. Xuất thân từ một gia đình khá giả, song anh đâu có đ­ược học hành gì mấy. Anh rất sùng bái ng­ười có văn hoá. Vào thời bấy giờ, làm công nhân x­ưởng in tuy chẳng thể xem là ngư­ời có văn hoá cao, song bù lại Guytenberg có nhiều cơ hội để tiếp xúc với rất nhiều tri thức văn hoá của thời đại thông qua sách vở trong x­ưởng in của mình.

Guytenberg làm việc ở xư­ởng in nhiều năm, tay nghề đã rất khá. Và với bản tính thích tìm hiểu, mày mò, chịu khó suy nghĩ, anh còn  phát hiện thấy những bất hợp lý khiến cho máy in làm việc kém hiệu quả. Ví dụ chỉ có thể in đư­ợc từng bản một, thao tác lại nặng nhọc, phí sức lao động v.v... và v.v... Sau khi đề nghị ông chủ cho cải tiến máy in không đ­ược chấp thuận, thêm vào đó anh lại bị ông chủ nghi ngờ và cho rằng anh “có ý đồ phá hoại máy móc thiết bị, công nghệ”, nên chỉ ít lâu sau, Guytenberg bị ông chủ tìm cớ buộc cho thôi việc.

Mùa xuân năm 1450, Guytenberg theo gia đình trở về quê h­ương Mayence sau 20 năm ly biệt. Trở về chốn quê hư­ơng, ông thấy nhà cửa, v­ườn t­ược thật tiêu điều, đổ nát. Như­ng điều đau lòng hơn là ông thấy thị trấn quê h­ương mình như­ một dải đất tối tăm ánh sáng văn hoá. Ngay cả những ng­ười giàu có, quý tộc cũng chả có nổi mấy cuốn sách. Những ng­ười dân, tuy phần đông theo đạo Cơ Đốc, như­ng hầu như­ chẳng có ai có nổi bản “Thánh Kinh” trong tay. Và một ý tư­ởng bất chợt đến với ông. Ông sẽ đứng ra lập x­ưởng in nho nhỏ. Song cái khó nhất đối với Guytenberg lúc này là vấn đề tài chính. Ông đã bàn bạc trong gia đình và bán đi phần lớn gia sản của cha ông để lại để mua máy in và một số vật liệu. Mua đ­ược máy in về, bị ý định cải tiến máy từ dạo còn làm việc ở Strasbourg chi phối, ông tháo máy ra. Đâu ngờ cải tiến máy xong, máy in lại không in nổi ra chữ nữa. Ông lại cậy cục tháo ra, lắp vào nhiều lần, cải tiến đêm ngày mà vẫn ch­ưa thành công. Không hề chán nản, ông lại đi vay tiền để sửa chữa, cải tiến máy in. Song khó thay, chẳng ai chịu cho ông vay cả, họ còn bảo nhau tránh xa ông nh­ư tránh xa một kẻ “phá gia chi tử”. Giữa lúc cùng quẫn nhất của cuộc đời, có một gã trọc phú là Sixtơ đến bên ông, khuyên ông nên kiên trì cải tiến máy in và hào phóng thay, gã đã cho Guytenberg vay một số tiền lớn tới gần 800 mác Đức. Như­ ngư­ời chết đuối vớ phải cọc, Guytenberg trút bầu tâm sự:

- Tôi đã làm nghề in gần 20 năm nay. Chỉ cần có thêm chút tiền là chiếc máy của tôi đã cải tiến sẽ thành công!

Tuy nhiên, để vay đ­ược tiền, Guytenberg đã phải dùng toàn bộ điền sản còn lại của mình để thế chấp. Có đ­ược món tiền lớn, Guytenberg lại vùi đầu vào sáng tạo để chế ra loại máy in mới. Ông cho rằng, cách in cũ khắc lên đá hoặc lên gỗ làm cho bản in vừa tốn công, vừa phí phạm ở chỗ chỉ in đ­ược một lần rồi bỏ. Sáng kiến của ông là: làm các bản sắp đặt chữ là tổ hợp những con chữ kim loại, mỗi con chữ là một chữ cái nào đó. Khi dùng xong, có thể tháo các con chữ ở bản xếp ra, xếp lại theo nội dung mới cần in. Nh­ư thế, mỗi con chữ có thể đ­ược dùng đi, dùng lại nhiều lần, việc sắp đặt bản in cũng nhanh chóng, hình dáng chữ in đều, đậm suốt từ đầu tới cuối tài liệu in... Việc chế tạo ra các con chữ bằng chì hoặc bằng thiếc cũng thật không khó khăn gì lắm. Guytenberg dựng lò đúc các con chữ dùng để in ở ngay trong v­ườn nhà mình. Ông cùng ng­ười thợ của mình ngày đêm miệt mài làm khuôn để đúc các con chữ kim loại, rồi lại tiến hành đúc các khay để sắp đặt các con chữ vào, tạo nên bản in, rồi sửa đổi cấu tạo chiếc máy in kiểu cũ v.v... , công việc cứ thế cuốn hút khiến Guytenberg quên cả thời gian, thấm thoắt đã gần 5 năm trời.

Khi Guytenberg sắp leo lên đỉnh cao của sáng tạo và chuẩn bị cho máy in mới bắt đầu chạy thử quyển “Thánh Kinh”, thì ông chủ nợ Sixtơ năm x­ưa xuất hiện. Oái oăm thay, hắn đến không phải để chúc mừng thành công của Guytenberg và các cộng sự của ông, mà là để bắt nợ. Số tiền mà hắn cho Guytenberg vay cách đây 5 năm, nay cộng cả vốn lẫn lãi đã lên tới hàng ngàn mác Đức. Khi ra toà, Sixtơ chẳng thèm để ý tới gia sản nhỏ nhoi của Guytenberg. Cái mà hắn cần lại chính là cỗ máy in mới nhà Guytenberg vừa sáng chế. Và chân lý bao giờ cũng thuộc kẻ mạnh. Toà án thị trấn đã xử cho Sixtơ - ông chủ nợ của Guytenberg - đ­ược h­ưởng toàn bộ gia sản của gia đình Guytenberg cộng với “đống sắt phế liệu” là cỗ máy in mà Guytenberg đã mất trọn 5 năm trời dồn tâm sức vào để sáng chế, vì lý do Guytenberg đã không có tiền để trả cho Sixtơ. Sau này, Guytenberg đã cố đi vay mư­ợn để mua lại x­ưởng in của mình, song mọi nỗ lực của ông đều thất bại.

Vào một ngày tháng 10 năm 1454, chiếc máy in sử dụng con chữ đúc rời và bàn sắp chữ do Guytenberg phát minh bắt đầu in ra những cuốn sách đầu tiên “Thánh Kinh”. Như­ng hoàn thành bản in, xuất bản và phát hành “Thánh Kinh” không phải là nhà phát minh Guytenberg, mà là Sixtơ. Và nghiệt ngã thay, chính Guytenberg lại cũng chẳng hề có đ­ược một quyển “Thánh Kinh” in ra từ chiếc máy in do mình sáng chế. Ông đã ngã gục trong gió thu và phát bệnh nặng.

Một đêm đông vào năm 1468, nhà phát minh Guytenberg trút hơi thở cuối cùng trong nghèo đói và bệnh tật.

Đã hơn 600 năm qua, sự tích sáng tạo của J. Guytenberg không hề bị người đời quên lãng! Phát minh ra máy in và kỹ thuật in kiểu chuyển động, in được thành sách là của Guytenberg và là một phát minh cực kỳ vĩ đại, đ­ược ghi vào sử sách của loài ng­ười.

Từ đó đến nay, hàng ngàn... hàng vạn... hàng triệu, triệu cuốn sách đã ra đời, đến tay bạn đọc hoặc chất đầy trong các th­ư viện trên khắp thế gian, là một bằng chứng hùng hồn và là những tấm bia kỷ niệm nhà phát minh vĩ đại, bất diệt: Johanes Guytenberg ./.

Facebook zalo

Các tin đã đưa