Nguyễn Văn Kim

Tên thật là Nguyễn Đức Bạn. Khoi hoạt động cách mạng thường mang tên Nguyễn Tái, nhưng nhân dân quen gọi ông là Kim Tái. Ông người làng Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, không có ruộng đất, cha mẹ ông phải đi làm thuê kiếm sống. Vì thế, từ thủa nhỏ, Nguyễn Văn Kim đã thấu hiểu cuộc sống lam lũ, đói nghèo và nhận thức được con đưòng tiến lên, vượt qua đói khổ, , áp bức của quê hương. Lớn lên trong sự dạy bảo của gia đình, cha mẹ và được ăn học ít nhiều, ông đã nhanh chóng nắm bắt được thực tế xã hội đương thời. Ông lấy vợ người làng Lão Phong, Xã Tân Phong cùng huyện và thời gian đó, ông chuyển về lão phong làm tá điền và dạy học.


 


Năm 1936, đồng chí Vũ Quí là công nhân cơ khí  Sở Vệ sinh - là đảng viên Đảng cộng sản Đông dương là Hướng đạo sinh, đã về thôn Kim Sơn trực tiếp giác ngộ, tổ chức Hướng đạo. Đến năm 1937, đồng chí Vũ Quí tuyên truyền , giác ngộ cách amgnj cho đồng chí Đoàn Đắc Riễm (tức Hồng Vân). Sau đó, đồng chí Hồng Vân đã giới thiệu Nguyễn Văn Kim vào tổ chức hoạt động cách mạng. Nguyễn Văn Kim được giao nhiệm vụ ra Hải Phòng lấy các tài liệu sách báo cách mạng, như: báo Búa Liềm và ácc báo cách mạng khác về đọc và truyền tay cho thanh niên trong thôn xms đọc. Ngoài ra, ông còn tổ chức các phường, ban như: Phường làm nhà, xây sân, tổ đọc sách báo... để tuyên truyền giác ngộ cách mạng.


 


Trước tình hình thực tế, chiến tranh thế giới sắp nổ ra, đảng ta đã chỉ thị cho cán bộ đang hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp, phải mau lẹ rút vào bí mật và giữ vững liên lạc với quần chúng, phải chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, biến nông thôn thành căn cứ địa rộng lớn của cách mạng, đồng thời phải duy trì cơ sở ở thành thị, kết hợp chặt ché phong trào thành thị với nông thôn. Từ tình hình ấy, cuối năm 1939, Nguyễn Văn Kim được tổ chức phân công về thôn Lão Phong (quê vợ) hoạt động, chuẩn bị nơi ăn, chốn ở ổn định và cơ sở Lão Phong chính là tiền thân gây dựng phong trào cách mạng ở huyện Kiến Thuỵ lúc đó. đến tháng 2/1940, đồng chí Vũ Quý cán bộ Đảng phụ trách khu vực Kiến An đã về triệu tạp họp. Một tổ chức cách mạng bước đầu ra đời, , bao gồm Nguyễn Văn Kim, Hồng Vân, Già Một (tức Hoàng Độc) và nữ đồng chí Hoàng Thị Bình, với mục đích gây cơ sở ở những xã khu dưới huyện Kiến Thuỵ. Cuộc họp diễn ra vào một buổi sáng tại một điếm canh xóm 2 Lão Phong. Đó là cuộc sinh hoạt cơ sở cách mạng đầu tiên ở xã Tân Phong.


 


Đồng chí Vũ Quý giao nhiệm vụ tuyên truyền và phát triển cơ sở cách mạng trong vùng ấp trại. Trực tiếp giao cho Nguyễn Văn Kim xây dựng mối quan hệ tốt với một số người lớn tuổi, có uy tín trong thôn xóm và tổ chức nhóm đọc sách báo tiến bộ, tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước, thương nòi cho lớp thanh niên hăng hái trong thôn xóm. Song song với việc hoạt động chính ở Lão Phong, Nguyễn Văn kim còn tham gia và chỉ đạo các vụ rải truyền đơn, dán áp phích, treo cờ phá kho thóc, chống thuế...


 


Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, có nghị quyết Trung ương lần thứ 8 và mặt trận Việt Minh ra đời. Ngọn cờ mặt trận đoàn kết của Việt Minh và khẩu hiệu 'dân tộc độc lậpppp, dân cày có ruộng' đã cổ vũ lòng người. Từ đó, Nguyễn Văn kim đã xây dựng cơ sở Việt Minh tại địa bàn Lão Phong. Nhóm Việt Minh được ông kết nạp đàu tiên là các đồng chí sớm có nhận thức về cách mạng, sau đó được nhân rộng ra một số địa bàn lân cận như: Kính Trực, Nãi Sơn, Cốc Liễn, Đắc Lộc...


 


Đến tháng 8/1944, Nguyễn Văn Kim tham gia lớp đào tạo cán bộ địa phương 7 ngày, do đồng chí Mai Côn huấn luyện (đồng chí Mai Côn là cán bộ Xứ uỷ Bắc kỳ về xây dựng phong trào cách mạng). Qua lớp học đã đào tạo nhiều cán bộ quần chúng, đáp ứng cho yêu cầu mở rộng cơ sở Việt Minh ra khắp vùng. Từ năm 1944-1947, ông được phân công là Phó Chủ tịch uỷ ban hành chính Hải Phòng. Và, từ năm 1947-1953, ông giữ chức phó Bí thư tỉnh uỷ Sơn Tây. mãi tới năm 1977, Nguyễn văn kim mới nghỉ hưu. Qua hơn 40 năm hoạt động không mệt mỏi, vì tuổi cao, sức yếu, ông đã mất ngày 30/5/1993 tại Hải Phòng.


 


Nguyễn Văn Kim là một cán bộ hoạt động và gây dựng phong trào hoạt động cách mạng ở huyện Kiến Thuỵ ngay từ những ngày đầu tiền khởi nghĩa. Ông là người tiếp thu và gây dựng phong trào cách amngj ở đây ngay sau đồng chí Hồng Vân. Trong những năm hoạt động cho Đảng (1937-1997), Nguyễn Văn Kim (Kim Tái) luôn mang hết nhiệt tình cống hiến cho Đảng, cho dân, được Đảng tin dùng, quần chúng mến phục. Ông đã được đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý: Huân chương độc lập hàng hai, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất, nhì, ba và huân chương chống Mỹ hạng nhất./.


 


1. Tân phong lịch sử Cách mạng và kháng chiến (1940-1945).- Nxb. hải Phòng, 1990.- Tr. 22-23


2. Lịch sử đấu tranh cách mạng xã Tân Trào (1936-1975).- Nxb. hải Phòng, 1995.- Tr. 32, 34


3. Ghi theo lời kể của ông Nguyễn Đức Hữu 66 tuổi (con trai của đồng chí Nguyễn Văn Kim) cán bộ về hưu tại đại chỉ 29 Đà Nẵng - Hải Phòng

Facebook zalo

Các tin đã đưa