Trần Công Thái

Trần Công Thái còn có tên là Huỳnh Bá Thượng. Không rõ năm sinh và quê quán. Theo biên bản toạ đàm về phong trào cách mạng ở Hải Phòng, từ trước khi thành lập đến thời kỳ thoái trào do Bảo tàng Hải Phòng và Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng bộ Hải Phòng với sự cộng tác của Bảo tàng cách mạng Việt Nam tiến hành khảo sát trong tháng 1/1965, thì Trần Công Thái đã tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội khá sớm. Khi Nguyễn Đức Cảnh được kỳ bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội điều về làm Bí thư tỉnh bộ Hải Phòng, vẫn là công nhân ở nhà máy Carông, ở Cảng đã tiếo tục thi hành chủ trương vô sản hoá ở nhà máy, hầm mỏ, Trần Công Thái, Trần Tích Chu, Vũ Thị Mai...đã được điều ra vùng mỏ làm công nhân. Sau khi Đảng bộ Đông Dương cộng sản Hải Phòng thành lập cũng do Nguyễn Đức Cảnh làm Bí thư, ngoài số đảng viên Thanh niên cách mạng đồng chí hội được chuyển đảng ngay năm 1930 kết nạp thêm một số như: Nguyễn Thị Thuận (Tư Già), Bích Hợp...ở nhà máy Tơ, Phạm Văn Duyệt, Điều (già) ở Xi măng, Lưu Bá Kỳ, Nguyễn Sĩ Túc thuỷ thủ, thấy có Trần Công Thái ở Sáu Kho cùng với Trần Tử Yến...cùng ở vùng mỏ và Nguyễn Như Đoan ở Nam Định ra.


            Đầu năm 1930, Trần Công Thái được tỉnh bộ Cộng sản Hải Phòng phân công phụ trách phong trào nông dân tỉnh Kiến An, ông đã liên hệ với nhóm thanh niên Trần Khắc Quảng, Đỗ Xuân Cộng, Hoàng Khắc Trung, Dương Đức Cù...ở An Lão để tuyên truyền xây dựng cơ sở cách mạng ở Câu Hạ và nhiều nơi trong tổng Đại Hoàng. Dưới sự chỉ đạo của Trần Công Thái, các chiến sĩ cách mạng đã có nhiều hoạt động như rải truyền đơn treo cờ búa liềm ... nhóm này cùng hướng dẫn nông dân chống cường hào địa chủ bá chiếm công điền có kết quả, hoạt động cách mạng ở An Lão có tiếng vang nhiều nơi.


            Cuối tháng 6/1930, Trần Công Thái từ Hải Phòng ra An Lão công tác thì bắt. Một số báo công khai ngày ấy đã đưa tin Trần Công Thái mang nhiều sách báo truyền đơn qua bến đò Niệm thì bị một chánh tổng ở Kiến An bắt (Thực nghiệm dân báo). Trần Công Thái có chân trong Đảng cộng sản, truyền bá chủ nghĩa trong nông dân... (báo Đông Pháp).


            Ngày 7/8/1930, toà Nam án tỉnh Kiến An xử ông 15 năm tù khổ sai và 20 năm quản thúc, đầy ra Côn Đảo. Với mức án này chứng tỏ hoạt động của Trần Công Thái khá hiệu quả.


            Năm 1933, Trần Công Thái cùng Lê Mạnh Hiến, Lê Mạnh Dư (Hải Phòng) Lều Thọ Nam (Nhị Khê Hà Nội) và một số chiến sĩ khác kết bè vượt ngục Côn Đảo về đất liền hoạt động, không rõ vỡ bè hay bị địch bắt được thủ tiêu. Tất cả chiến sĩ trên hy sinh.


                                                                                                                                                                                    N. Đ. L.


 


1.  Lịch sử lực lượng võ trang huyện An lão


2. Lịch sử Đảng bộ huyện An Lão

Facebook zalo

Các tin đã đưa