Trần Nhội và Trần Phương là hai anh em sinh đôi, con ông Trần Đức Thái và bà Vũ Thị Huề ở trang Văn Đẩu nay là thôn Văn Đẩu, xã Nam Hà, quận Kiến An. Tương truyền bà Vũ Thị Huề khi có thai ăn rất khỏe và rất thích món cá chép. Từ khi còn nhỏ, Trần Nhội ham văn chương, Trần Phương chuộng võ nghệ. Trần Nhội tính tình khoáng đạt, nhân từ, khiêm cung. Trần Phương tính ngang tàng, mạnh tợn. Năm 14 tuổi cha mẹ qua đời. Hai anh em yêu thương đùm bọc, tuy cảnh mồ côi nhưng vẫn chăm học hành, rèn luyện. Có nhà hào phú ở trang Kha Lâm gần bên (nay cũng thuộc xã Nam Hà) quý mến Trần Nhội cho ở rể và giúp đỡ. Năm 20 tuổi, gặp khoa thi, cả hai anh em lên kinh đô Thăng Long ứng thí. Trần Nhội đậu Thái học sinh, được bổ vào Viện hàn lâm. Trần Phương đậu võ cử, được cử làm quản vệ.
Năm Nhâm Ngọ (1284), Thoát Hoan Toa Đô đem quân sang xâm chiếm nước ta, Trần Nhội được phong chức Hữu quản binh, đem quân theo Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật chống giặc. Trần Nhội tiến cử người em vợ là Nguyễn Thiên Lộc. Nguyễn Thiên Lộc lại rủ người em con chú là Nguyễn Mẫn tuổi trẻ tài cao, được bố mẹ nuôi nấng từ nhở cùng ra giúp nước. Cả hai anh em Nguyễn Thiên Lộc, Nguyễn Mẫn đều được Chiêu Minh vương thu nạp và sai cùng giúp Trần Nhội.
Để có thêm người giúp đỡ, Trần Nhôi cử Nguyễn Thiên Lộc, Nguyễn Mẫn về quê Kha Lâm tuyển mộ binh lính, được 30 trai tráng, trong đó có con út Nguyễn Thiên Lộc là Nguyễn Bình. Nguyễn Bình tuy còn nhỏ tuổi nhưng có tài thao lược và sức mạnh hơn người.
Đội quân do Trần Nhội chỉ huy, trong đó có nhiều tướng sĩ quê ở Kha Lâm, Văn Đẩu đã tham gia chiến đấu nhiều trận ở Đại Mang, Hàm Tử, Tây Kếtttt lập nhều chiến công lớn. Đến cuộc chống Nguyên lần thứ ba, các ông dự chiến dịch Bạch Đằng. Bình xong giặc Nguyên vua phong Trần Nhội tước quan nội hầu, Nguyễn Thiên Lộc tước Quan đơi, Nguyễn Mẫn, Nguyễn Bình được phong tả Tuyên úy.
Sau, các ông còn tham gia chống quân Ai Lao quấy nhiễu biên giới. Vì tham gia chinh chiến miền biên viễn nên Trần Nhội mắc bệnh qua đời khi đang tại chức. Nhà vua thương tiếc sai hai trang Văn Đẩu Kha Lâm thờ làm phúc thần. Trần Nhội qua đời, Nguyễn Thiên Lộc, Nguyễn Mẫn và Nguyễn Bình vô cùng thương tiếc, sau vài tháng ốm nặng, hai cha con Nguyễn Thiên Lộc và Nguyễn Bình đều qua đời tại Thăng Long, mai táng ở phía
Các ông Trần Nhội, Nguyễn Thiên Lộc, Nguyễn Mẫn, Nguyễn Bình đều được dân sở tại thờ, được triều đình phong sắc.
Thần phả thôn Kha Lâm, xã Nam Hà, quận Kiến An