Không rõ năm sinh, nhưng trạc tuổi Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) Lương Khánh Thiện. Xuất thân trong một gia đình thợ thuyền ở Hải Phòng, nhưng chăm lo đến việc học hành của con cái. Do đó hai anh em trai đều được học xong Cao đẳng tiểu học. Người anh vào làm ở nhà đoan (thuế quan) Hải Phòng, còn Lưu Bá Kỳ vào học trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng cùng khoá với Lương Khánh Thiện, Hạ Bá Cang... Lưu Bá Kỳ học thợ tiện, rất chóng giỏi nghề, tính nết hiền lành hay giúp đỡ bạn bè nên được mọi người yêu quý và là bạn thân của Hạ Bá Cang, Lương Khánh Thiện.
Phong trào đấu tranh đòi thả nhà chí sĩ Phan Bội Châu, nhân dân Hải Phòng, thanh niên học sinh các trường trung học Bonnal, Kỹ nghệ thực hành đã chặn ôtô toàn quyền Đông Dương Va-ren ở đầu Cầu Rào để đưa kiến nghị. Chính quyền thực dân vô cùng tức tối tìm cách trả thù, đốc học trường Kỹ nghệ thực hành đối xử thô bạo và doạ đuổi học. Hơn 30 học sinh năm thứ ba, trong đó có Lương Khánh Thiện, Hạ Bá Cang đã bỏ học truớc con mắt ngạc nhiên của bọn đốc trường.
Nhờ người anh ở Sở đoan xin cho Lưu Bá Kỳ xuống làm ở tàu Săngtily (Chantily) chạy đường Sài Gòn Mác xây. Năm 1929, tình cờ Kỳ gặp Hạ Bá Cang ở Thủ Thiêm Sài Gòn được Nguyễn Đức Cảnh cử vào đây để liên lạc với Ngô Gia Tự. Giữa lúc ấy, Hạ Bá Cang được cử sang Pháp để liên hệ với Đảng Cộng Sản Pháp. Lưu Bá Kỳ đã giúp bạn xuống làm tàu Săngtily với mình. Ở trên tàu, Hạ Bá Cang được bạn cũ giúp đỡ chân tình và thấy anh vẫn giữ tấm lòng yêu nước như khi cùng nhau sống trong trường Kỹ nghệ thực hành nên đã tuyên truyền giác ngộ bạn. Khi đến Mác xây, Hạ Bá Cang gặp được đại diện Đảng cộng sản Pháp, nhưng phải điện lên
N. Đ. L
1. Lịch sử phong trào Thanh niên và Tổ chức Đảng thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hải Phòng: 1926 -1975. Tr.33 - 35
2. Chặng đưòng nóng bỏng: Hồi ký/ Hoàng Quốc Việt .- Tr. 14 - 149.
3. Hồ sơ của Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Hải Phòng.

