Nguyễn Thị Vinh

Sinh quán làng Hoàng Mai, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, nay Hoàng Mai thuộc xã Hoàng văn Thụ huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà nội. Xuất thân trong một gia trung lưu ở gần Hà Nội nên có điều kiện sớm được tiếp xúc với nền giáo dục Pháp -Việt. Năm 1919 tốt nghiệp trường Trung cấp hộ sinh, được bổ về nhà thương Bắc ninh, đến tháng 10/1925 đổi xuống nhà thương thành phố Hải Phòng ( Hopital Municipal ) tức bệnh viện Hữu nghị Việt tiệp ngày nay. là một thanh niên tri thức tiến bộ nên các tổ chức cách mạng ở Hải Phòng lúc ấy đều tuyên truyền lôi kéo. Nhưng có hai người bạn, chị Phụng, con bà Phán Kim ở phố Cát Cụt và anh Phục ( tức Ngọ ) thư ký một hãng buôn Pháp giới thiệu chính cương điều lệ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội rồi được kết nạp vào tổ chức này thuộc lóp đầu. Hôm kết nạp có Nguyễn Văn Ngọ ( tức Quảng ) dự. Khi mới gia nhập thanh niên Cách mạng đồng chí Hội sinh hoạt cùng tổ có chị Phụng, anh Phục, anh Lãm. Sau tổ chức ngày càng phát triển. ở nhà thương thành phố có một tổ gồm Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thị Hiển là em ruột, Thuỷ ( nam giới ). Hai chị em có nhà ở sát cổng nhà thương, người bệnh và gia đình họ đi lại tấp nập suốt ngày hoặc đến nhà riêng thầy thuốc, cô đỡ để nhờ vả, cảm tạ là việc bình thường. Nguyễn Đức Cảnh phát hiện được đặc điểm này nên một lần gặp Nguyễn Thị Vinh ở cơ sở phố Cát Cụt đã bàn dùng nhà của chị làm một cơ sở bí mật. Nguyễn Đức Cảnh đã làm việc ở phòng trong, nhiều cán bộ thân tín của anh cũng đến liên hệ công tác. Gia đình này đã nuôi, bảo vệ cán bộ chu đáo. Nhiều ốm hay sinh nở được Nguyễn Thị Vinh chạy chữa, chăm sóc thuốc men trong hoàn cảnh chính  của tổ chức rất ít ỏi Nguyễn thị Vinh và chị Phụng con bà Phán Kim chung vốn mở hiệu sách ở phố Cát Cụt mang tên Nam Anh Thư. Sau tổ chức cần xây dựng cơ sở liên lạc ở địa điểm này vì đảm bảo điều kiện bí mật, gần khu lao động... nên hai người đã nhường lại, giao cho Phục- Cơ sở chính là Hiệu sách Học Hải giúp cho việc liên lạc có hiệu qỉa của tổ chức trong thời gian dài.


 


Tại Đại hội toàn quốc lần thứ I của Việt nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội họp ngày 1/5/1929 ở Hồng Công, đoàn đại biẻu Bắc Kỳ đã bỏ Đại hội ra về, vì đề nghị giải tán Việt nam thanh niên cách mạng Đồng chí Hội để thành lập Đảng Cộng sản đáp ưngs yêu cầu của tình huống nhưng không được chấp nhận. Ba trong bốn đại biểu Bắc Kỳ bỏ đại hội ra về là Trần Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Tuân (tức Kim Tôn ). Còn Dương Hạc Đính ở lại. Ba người được một cơ sở của cách mạng bí mật đưa xuống tàu biển chạy đường Hồng Công- Hải Phòng. Nhưng về đến cảng Hải Phòng, không có tiền trả chủ tàu nên bị giữ lại.Tình hỉnhất phức tạp khó khăn. Được tin qua Phục, tổ chức nhờ Nguyễn Thị Vinh thu xếp để có ngay một trăm đồng bạc Đông dương. Đây là khoản tiền khá lớn. Lúc ấy, giá gạo ngon chỉ bốn đồng một tạ. Nguyễn Thị Vinh đã bán đôi xuyến vàng cho chủ hiệu Phú Xuân được 63 đồng, vay thêm 45 đồng nữa của chủ hiệu hẹn đúng kỳ lương tháng sẽ trả.  Vì đã đỡ đẻ cho bà chủ hiệu lại biết cô đỡ vinh lương tháng những 72 nên mới cho vay. Số tiền này giao cho Phục và Trần Cung đem trả chủ tàu để chuộc ba đại biểu. Nguyễn thị Vinh còn tham gia bố trí cho chị Tư già trốn thoát. Khi Hồ Ngọc Lân thử súng chuẩn bị ám sát chi em Trịnh Thị Nhu không may bị thương, được Nguyễn Thị Vinh điều trị tại nhà mình.


 


Ngày 11/10/1929, Nguyễn Tuân ( Kim Tôn ) bị bắt ở bến phà Tân Đệ, Thái Bình, không chịu nổi tra tấn đã khai hết với địch về tổ chức, về hội viên, đảng viên, về vụ Trịnh Thị Nhu, Trịnh Thị Uyển do Nguyễn Đức Cảnh chỉ đạo, Hồ Ngọc Lân thực hiện. Căn cứ vào lời khai của Nguyễn Tuân Sở mật thám Bắc Kỳ bắt Nguyễn thị Vinh vì chức chấp và chữa vết thương cho Hồ Ngọc Lân.


 


Phiên toà Hội đồng đề hình do tên thanh tra chính trị Bu sê ( Bouchet ) ngồi ghế chánh án, trong ba tháng ngày 15,16,17 tháng11 năm 1931 đã kết án tử hình Nguyễn Đức Cảnh, Hồ Ngọc Lân. Nguyễn Thị Vinh bị kết án tòng phạm, bị cách chức nữ hộ sinh, phát lưu chung thân, giam ở nhà tù Tuyên Quang, đến thời kỳ Mặt trận dân chủ được tha.


 


Sau ngày Nguyễn Đức Cảnh, Hồ Ngọc Lân bị thực dân chém trước nhà lao Hải Phòng, có dư luận nói Nguyễn Thị Vinh đã khaivà nhận mặt Hồ Ngọc Lân. Do đó bị đồng chí nghi ngờ, xa lánh. Nguyễn Thị Vinh rất buồn nản vì bị nghi oan. Nhưng một số Đảng viên gần gũi Nguyễn Thị Vinh như Nguyễn Thị Thuận ( Tư Già ) Ngô Kim Tài, TRiệu Thị Đỉnh đều khẳng định Nguyễn Thị Vinh là người tốt, rất sốt sắng ủng hộ cách mạng. Tờ thực nghiệp dân báo số ra ngày 18/11/1931 tường thuật phiên toà đề hình nói trên có đoạn viết: Khi quan toà cho dẫn cô đỡ Nguyễn Thị Vinh ra nhận mặt Hồ Ngọc Lân thì cô Vinh trả lời không qưen biết Hồ Ngọc Lân. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng đã thẩm tra kỹ trường hợp này, khẳng định Nguyễn Thị Vinh là một chiến sĩ cách mạng chân chính, có nhiều cống hiến cho phong trào thời kỳ đầu xây dựng tổ chức tiền thân của Đảng. Ngôi nhà cũ ở phố nhà thương, nơi Nguyễn Đức Cảnh làm việc đã được xếp hạng Di tích cách mạng. Tên, ảnh chiến sĩ cách mạng Nguyễn thị Vinh đã được trân trọng ghi lại trong bộ sách lịch sử Đảng bộ tập 2


 


                                                                                                                                                            N. Đ. L



1. Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng tập I.- Tr.


2. Nhớ mãi tên anh.- Hải Phòng, 1995.- Tr. 54,61


3. Hải Phòng quê hương tôi. Vũ Văn Tấn.Hồi ký.Đèo voi


----------------------------------


Chú thích:


            1. Báo Đông Pháp ra ngày 13/5/1931 đưa tin Toà đề hình Hà Nội xử thì chị Phụng họ Trần ( Trần Thị Phụng )


                2. Ngày ấy, báo Đông Pháp do Ngô Vân làm chủ bút đã tung tin Nguyễn Thị Vinh khai báo nên có dư luận. Nhưng thực tế tại toà chúng đưa Hồ Ngọc Lân, chị Phụng, chị Mai, anh Liêm...Nguyễn Thị Vinh đều khai không biết.

Facebook zalo

Các tin đã đưa