Lê Văn Đản sinh ngày 07/ 6/ 1907 tại quê, thôn Xuân Thành xã Quốc Tuấn, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, con ông Lê Kiệm và bà Nguyễn Thị Én. Sau khi học xong tiểu học Pháp Việt, lên học trường Bưởi, rồi xuống Hải Phòng học Trường kỹ nghệ thực hành, chuyên ban vô tuyến điện, sau đó xuống tàu Liêm Châu làm. Tàu này chạy tuyến Hải Phòng Hương Cảng. Được Nguyễn Văn Thuần, hội viên Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí giác ngộ, ngày 20/ 10/ 1928, Lê Văn Đản và Nguyễn Sĩ Túc được kết nạp vào Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí tại chân mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái ở Hoàng Hoa Cương. Sau khi tham gia tổ chức cách mạng, Lê Văn Đảm được giao nhiệm vụ đưa đón cán bộ, chuyển thư từ, tài liệu cho hội. Chính Lê Văn Đản đã đưa Nguyễn Đức Thụy từ Quảng Đông về nước an toàn và đến tháng 1/ 1929 dẫn ông Thụy đến chùa Kênh (xã Dư Hàng Kênh nay) giao cho ông Phi Vân bố trí công tác. Đầu năm 1930, Lê Văn Đản đưa đón an toàn Đoàn đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng gồm Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh,,,, dự hội nghị hợp nhất Đảng tại Cửu Long gần Hương Cảng. Do thành đảng viên cộng sản. Ông Đỗ Huy Liêm tức Phương Sĩ Hùng, nguyên bí thư tỉnh bộ Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hải Phòng cũng được đường dây liên lạc của nhóm Lê Văn Đản đưa đón. Tháng 5/ 1930, Ông Đỗ Huy Liêm bị mật thám Pháp bắt thì cuối năm này Lê Văn Đản cũng bị bắt. Cả hai đều bị kết án phát lưu chung thân, đầy ra Côn Đảo, đến năm 1936 thời kỳ Mặt trận dân chủ, các ông được tha. Năm 1937, Lê Văn Đảm xuống làm tàu DDDD Artagnan chạy tuyến Hải Phòng Marseille. Ông đã liên lạc với đảng viên Nguyễn Thế Thi, bí thu chi bộ, những người Đông Dương tham gia đảng cộng sản Pháp (Groupe des Indochinois du Parti Communiste à Marseille) Lê Văn Đảm tham gia củng cố Hội Đông Dương tương tế, Chi hội Cứu tế đỏ, đấu tranh đòi thả chính trị phạm, vận động người Việt ủng hộ hội Mặt trận Bình dân Tây Ban Nha, Sau đó được giao phụ trách tờ báo Thủy thủ cơ quan của thủy thủ ở Pháp và Đông Dương.
Tháng 12 năm 1958, ông được về nước, rồi được phân công công tác tại Thư viện Quốc Gia, đến tháng 4 năm 1968 về nghỉ hưu. Ông có dịch cuốn sách Leshéquards (Bọn chính khách buôn bạc) của Paul Tillard.
Do hoàn cảnh công tác, ông không lập gia đình. Tấm gương tận tụy hy sinh, suốt đời vì sự nghiệp cách mạng của Lê Văn Đản được đồng chí, đồng nghiệp, đồng bào vô cùng kính mến.
Ngô Đăng Lợi
Tài liệu tham khảo:
- Phiếu cá nhân khai tại Thư viện Quốc Gia ngày 03/ 02/ 1968
- Chứng nhận của các nhà cách mạng lão thành: Trịnh Đình Cửu, Đỗ Huy Liêm, Nguyễn VĂn Thuần, Nguyễn Thế Thi.
- Một giọt nước góp vào biển cả. Hoàng Việt Hồng. Tạp chí xưa và nay số 2 (12) 1995, Tr. 6.