PHẠM NGỌC ĐA (1938 - 1953)

Phạm Ngọc Đa sinh năm 1938 tại thông Phác Xuyên, xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, tỉnh Kiến An (nay thuộc thành phố Hải Phòng) trong một gia đình lao động nghèo, cha là thợ mộc, mẹ làm thuê kiếm sống nuôi hai chị em. Những năm Pháp thuộc, dưới ách thực dân phong kiến cuộc sống khó khăn, gia đình Đa phải phiêu bạt nên đất Bắc Giang kiếm sống. Sau Cách mạng tháng 8, mẹ Đa dắt díu hai con trở về quê cũ. (Người cha đã chết tại quê, khi trở về trước để thăm thú tình hình).


            Lúc đó cách mạng còn biết bao khó khăn trong buổi chính quyền còn trứng nước. Giặc Pháp trở mặt đánh chiếm thành phố Hải Phòng và chuẩn bị càn quét để mở rộng vùng chiếm đóng ra ngoại thành, trong đó có Tiên Lãng.


            Ba mẹ con Đa làm một túp lều nhỏdựa vào bờ tường đình, hàng ngày làm thuê kiếm ăn. Thiếu thốn, cực nhọc đã làm bà mẹ kiệt sức và ra đi, để lại hai chị em Đa đùm bọc lẫn nhau. Từ đó Đa phải đi ở chăn trâu cho nhà tránh Bất.


            Tuy không được học hành và lam lũ chăn trâu, cắt cỏ, mò cua kiếm sống nhưng thấy các bạn đồng trang lứa sinh hoạt Đội thiéu nhi cứu quốc, Đa vẫn ao ước được đứng trong hàng ngũ. Năm 12 tuổi, Đa được kết nạp vào đội thiếu nhi. Từ đó em tham gia tích cực các hoạt động yêu nước như đi mít tinh, cổ động rồi được chọn vào tổ quân báo của du kích xã, đêm đêm đi quấy rối đồn địch khiến chúng mất ăn, mất ngủ giúp du kích vận động ngụy quân bỏ ngũ trở về.


            Năm 15 tuổi, Phạm Ngọc Đa trở thành đội viên du kích xã, làm giao liên, trinh sát và trực tiếp tham gia chiến đấu.


            Sáng ngày 28/ 8/ 1953, quân Pháp mở chiến dịch càn quét  với quy mô lớn mang tên Cờ lốt (Claude) vào toàn huyện Tiên Lãng. Suốt một tháng trời quân và dân ta chiến đấu gian khổ trong tương quan lực lượng và trang bị kém xa kẻ địch nhưng quân Pháp đã phải rút đi trong thất bại chua cay. Thắng lợi này đã được Hồ Chủ Tịch gửi thư khen ngợi. Góp phần vào chiến công đó có tấm gương chiến đấu, hy sinh anh dũng của thiếu niên Phạm Ngọc Đa.


            Ngày 30 8 1953, làng Phác Xuyên chìm trong lửa đạn ngút trời của giặc Pháp và ngụy quân. Du kích dũng cảm chiến đấu đến viên đạn cuối cùng mới rút vào hầm bí mật. Địch tràn vào làng đốt phá, lùng sục. Không may cho Đa, giặc lại đặt súng cối trên nóc hầm bí mật của Đa nên đất sụt xuống, chúng đã nghi ngờ, đào bới tìm ra hầm và bắt được Đa. Phạm Ngọc Đa và 4 du kích bị bắt. Chúng dùng dây trói chặt em như bó giò và bắt em phải chỉ những hầm bí mật khác, Đa kiên quyết không khai. Tức giận, giặc chặt đứt cánh tay phải của em. Đau đớn, em ngất đi. Khi Đa tỉnh lại tên ác ôn Ba Phay dọa >>>nếu mày không nói tao sẽ chặt nốt cánh tay kiaaaa, căm thù giặc, Đa càng nguyền rủa bọn xâm lược. Đa nhớ, gần chỗ Đa nằm có hầm, nếu nói to có thể các anh ấy nghe thấy được. Để các anh yên tâm là mình không khai, Đa lấy sức nói to: >>>hầm bí mật để giấu cán bộ chứ không để chỉ cho chúng mày. Dù giết tao cũng vậy thôiiii.


            Bọn giặc dã man cắt chân em làm ba khoanh đến tận xương rồi mổ bụng, moi gan em, nhưng người thanh niên anh hùng ấy vẫn im lặng không khai.


Sự hy sinh anh dũng của Phạm Ngọc Đa khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Tấm gương vì nước quên thân của Phạm Ngọc Đa nhanh chóng lan ra toàn quốc. Phạm Ngọc Đa được công nhận là liệt sĩ. Năm 1997, Dược truy tặng danh hiệu cao quý ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN.


Phạm Văn Thi


            Tài liệu tham khảo:


- Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Gương anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc thành phố Hải Phòng (1948 - 2000). Nxb. Hải Phòng, 2000


- Xuân Sách. Phạm Ngọc Đa.- H.: Kim Đồng, 2000.- Tr.183


 

Facebook zalo

Các tin đã đưa