VŨ VĂN HIẾU (1907 - 1943)

Vũ Văn Hiếu (có tài liệu ghi Nguyễn Văn Hiếu) sinh năm 1907 tại ấp Văn Định, xã Quần Phương Thượng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, trong một gia đình nông dân nghèo, đông con. Hiếu ở với người cô ruột tận Thái Nguyên. Hiếu được đi học. Năm 15 tuổi tốt nghiệp tiẻu học Pháp Việt và được tiếp tục học trường Thành chung Hải Phòng. Sang năm thứ ba thì cô ruột ốm chết. Hiếu đành phải bỏ học.


                Anh thấy phải học lấy một nghề để kiếm sống nên xin vào học Trường kỹ nghệ thực hành Hải Phòng. Tại đây, anh gần gũi với các học sinh có tư tưởng tiến bộ như Lê Quốc Trọng, Lương Khánh Thiện, Hạ Bá Cang, Lưu Bá Kỳ... Anh tham gia vào việc đòi trả tự do cho cụ Phan Bội Châu.


                Sau vụ đấu tranh này, nhà trường đã đuổi học hơn 30 học sinh, trong đó có Hiếu. Rời trường Kỹ nghệ thực hành, đi xin việc làm nhưng không nơi nào nhận. Năm 1928, anh ra Hòn Gai, nơi có bà dì ruột sinh sống, để kiếm việc làm. Chỉ ít ngày sau, Hiếu đã xin vào làm phu ở Sở mới. Hiếu phải đẩy những chiếc xe goòng sắt nặng hàng tấn. Người nhỏ, việc nặng chưa quen, tối về ê ẩm cả người. Bọn cai còn thúc thợ bằng cách đánh, cúp phạt, năng nhục... Dần dần Hiếu cũng nắm được những động tác cơ bản đun đẩy, bắn, bẩy xe goòng. Biết được đến đâu, anh đều trao đổi và hướng dẫn cho thợ bạn. Môi trường làm việc cực nhọc dễ nổi nóng, đánh nhau. Anh Hiếu đã điềm đạm, nhã nhặn , thuyết phục mọi người không đánh cãi nhau.


Vũ Văn Hiếu còn giải thích cho mọi người biết đâu là thủ đoạn của bọn chủ mỏ, cai thầu , xếp lán và tác hạicủa những vụ an hem mình xô xát. Có lần tên xếp lán người Hoa xúi bẩy công nhân người Hoa và người Việt đánh nhau, nhưng Hiếu đã bình tĩnh, chân thành, ôn tồn thuyết phục và đã giàn xếp êm thấm.


Do sức khỏe, Vũ Văn Hiếu mở lớp dạy học cho con em thợ mỏ ở ngay nhà.


Tháng 9/1928, Kỳ bộ Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí quyết định cho cán bộ hội viên đi 'Vô sản hóa' ở các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền...


Đến Hòn Gai để thực hiện vô sản hóa Hòn Ga có Nguyễn Văn Xứng (Lê Thanh Nghị), Nguyễn Khắc Khang (Lê Quốc Trọng). Nguyễn Khắc Khang vốn là bạn cũ của Hiếu. Ông đã tìm cách giác ngộ Hiếu về lý luận cộng sản, về tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Sauk hi giao nhiệm vụ thử thách, đến tháng 11/1929, Hiếu đã trở thành đảng viên của chi bộ Đông Dương cộng sản đảng Hòn Gai, và được giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở ở Hà Tu Núi Béo.


Hiếu đã biến ổ cờ bạc Hà Tu Núi Béo, Hà Lầm thành ra hội 'chơi họ' để giúp đỡ lẫn nhau. Hiếu còn lập ra tổ tập võ, tổ sinh hoạt văn nghệ để tuyên truyền giác ngộ quần chúng và xây dựng phát triển cơ sở. Kết quả là một chi bộ Đông Dương cộng sản đảng được thành lập ở Hà Tu do Hiếu lãnh đạo.


Sau khi đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, chi bộ đảng cộng sản Việt Nam ở Mạo Khê các chi bộ Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông lần lượt được thành lập. Chi bộ Hòn Gai gồm Nguyễn Khắc Khang, Vũ Văn Hiếu, Trần Văn Nghệ, Nguyễn Văn Xứng (Lê Thanh Nghị) do Nguyễn Khắc Khang làm bí thư. Tháng 3/1930, ban cán sự Hòn Gai thành lập do Nguyễn Khắc Khang làm bí thư. Vũ Văn Hiếu chuyển ra Hòn Gai làm công nhân tại nhà máy sàng trực tiếp phụ trách cơ sở quần chúng ở nhà sàng và nhà máy than luyện. Nhân vụ tên cai đánh một phụ nữ, Hiếu đã vận động chị em đấu tranh bãi công chống đánh đập, cúp phạt, đòi tăng lương... Bọn chủ Pháp phải nhượng bộ, cônh nhận yêu sách của công nhân.


Tháng 4/1930 cùng với đảng ủy Uông Bí Vàng Danh, đảng ủy Hòn Gai Cẩm Phả được thành lập do Vũ Văn Hiếu làm bí thư.


Đảng ủy lãnh đạo công nhân nhà máy đình công, tiểu thương bãi thị đòi giảm thuế môn bài. Ở Cẩm Phả - Cửa Ông ta rải truyền đơn, áp phích phản đối đế quốc Phápđàn áp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái 1930... Ngày 1/5 treo cờ ở núi Bài Thơ. Ở Hà Tu, Hà Lầm, Cẩm Phả cũng xuất hiện cờ đỏ búa liềm và hàng nghìn tờ truyền đơn áp phích đòi ngày làm 8 giờ, tăng lương, giảm thuế, phản kháng đế quốc chủ nghĩa, ủng hộ Liên bang Xô Viết... Do một tên đầu hàng địch, ngày 17/5/1930, mật thám Pháp đã bắt Hiếu và 4 đảng viên khác đang hoạt động ở Hòn Gai. Bất chấp đòn tra tấn của địch Hiếu không hề khai điều gì. Không đủ chứng cứ, mật thám phải thả.


Được trả lại tự do, Vũ Văn Hiếu bí mật liên lạc với nhiều đồng chí ở Cẩm Phả. Tình hình phong trào ở Cẩm Phả, Cửa Ông bị khủng bố dữ dội, Vũ Văn Hiếu được cấp trên điều ra Cẩm Phả làm bí thư đảng ủy mỏ Cẩm Phả - Cửa Ông để củng cố phong trào. Thực hiện quyết định của TW đảng thành lập đặc khu Đông Triều Hòn Gai Cẩm Phả cuối tháng 10/1930.


Ngày 9/2/1931, do có kẻ phản bội, Vũ Văn Hiếu và gần 70 cán bộ đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt. Sau mấy ngày đêm tra tấn, Vũ Văn Hiếu vẫn giữ vững khí tiết người cộng sản. Bọn chúng phải chuyển Vũ Văn Hiếu sang Hải Phỏngòi lên Hà Nội nhưng vẫn không khuất phục nổi.


Ngày 13/5/1931, thực dân Pháp đưa Vũ Văn Hiếu cùng hơn 40 đảng viên quần chúng cách mạng khác ra xử tử tại Hội đồng đề hình Hà Nội, kết án Vũ Văn Hiếu 20 năm cấm cố và đày ra Côn Đảo.


Tại Côn Đảo, Hiếu bị giam cùng Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Hạ Bá Cang, Nguyễn Khắc Khang,...


Tháng 5/1936, phong trào Bình dân ở Pháp thắng thế, thực dân Pháp ở Đông Dương phải trả tự do cho Vũ Văn Hiếu cùng nhiều chính trị phạm, Vũ Văn Hiếu về tiếp tục hoạt động cách mạng ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh. Sau chuyển vào miền Nam công tác, Vũ Văn Hiếu tham gia chỉ đạo tờ Đông Phương tạp chí với danh nghĩa đặc phái viên. Tháng 11/1939, phụ trách cơ quan Văn phòng TW đảng.


Đêm 17/1/1940, tại cơ quan Vũ Văn Hiếu đã bị bọn mật thám bắt cùng Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Vũ Văn Tấn.


Suy nghĩ đến trách nhiệm bảo vệ đảng, nhất là bảo vệ các đồng chí chủ chốt, Vũ Văn Hiếu đã kịp nhắn cho Nguyễn Văn Cừ và Lê Duẩn trước khi bị giam vào bốt Catina: 'Tôi đã nhận tài liệu địch lấy được là của tôi, địch có đánh thì tôi chịu. Các đồng chí cứ chối hết đi. Tôi chịu đòn, chịu chết thay cho các đồng chí để các đồng chí sống mà hoạt động cho đảng'. Đầu năm 1941, Vũ Văn Hiếu lại bị thực dân Pháp đầy ra Côn Đảo lần thứ hai, giam cùng Lê Duẩn, Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh), Nguyễn Tạo,...Chúng bắt các chiến sĩ cách mạng ở trần truồng, ăn uống cơ cực, kèm với roi vọt, tra tấn và bệnh tật. Lê Duẩn kể lại Hiếu bị ho lao, anh em xin được một bộ quần áo cho mặc. Một hôm đồng chí Hiếu nằm cạnh tôi nói: 'Tôi không sống được nữa. Tôi đang nghĩ có cách gì làm lợi cho đảng mà mà nghĩ mãi không ra. Giờ chỉ có cách tôi đưa bộ quần áo này cho đồng chí mặc để đồng chí sống mà hoạt động cho đảng'. Hôm sau Hiếu chết trong những giờ phút cuối cùng của đời mình , bệnh tật dày vò đau khổ, Vũ Văn Hiếu , người đảng viên cộng sản ấy vẫn nghĩ đến đảng, vẫn nghĩ cách làm lợi cho đảng. Đó thật là một tấm gương cho chúng ta!!!!. Câu: 'Chết còn chút áo cho nhau. Miếng cơm giành để người sau ấm lòng', nhà thơ Tố Hữu viết về chiến sĩ cộng sản Vũ Văn Hiếu.


Trịnh Minh Hiên


Tài liệu tham khảo:


- Đồng chí Vũ Văn Hiếu, Bí thư đặc khu ủy đầu tiên khu mỏ Quảng Ninh. Ban nghiên cứu lịch sử đảng tỉnh Quảng Ninh-3/1987


- Đồng chí Vũ Văn Hiếu, người Đoàn viên Thanh niên cộng sản ưu tú của Hải Phòng. (Trích bài nói chuyện của đ/c Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TW đảng tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba về cách mạng XHCN ở Việt Nam, tr. 238-239).


 

Facebook zalo

Các tin đã đưa