Đặng Quang Chất (tức Đặng Đình Thủy, Phạm Dương), sinh quán tại làng Kim Sơn (xã Tân Trào) cùng gia đình sang lập ấp Kính Trực (xã Tân Phong) cùng trong huyện Kiến Thụy. Đầu năm 1940, ông Đoàn Đắc Riễm, phụ trách nhóm cách mạng khu vực Kim Sơn sang ấp Kính Trực, thông qua quan hệ họ hàng, bạn hữu để tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng cơ sở cách mạng ở đây. Những thanh niên đầu tiên được giác ngộ là Đặng Quang Chất, Đặng Quang Mạc, Đinh Văn Kỉ. Cơ sở này được ông Vũ Quí tin cậy, thường xuyên về để chỉ đạo phong trào. Trong năm 1942, Đặng Quang Chất cùng Đoàn Đắc Riễm, Nguyễn Đức Bạn, Hoàng Thị Năm bí mật tuyên truyền mở rộng cơ sở sang các ấp Lão Sành, Đồng Thổ, Đoan Xá, Đức HậuuuuNăm 1943, Ban cán sự Việt Minh huyện Kiến Thụy được thành lập, phân công Đặng Quang Chất phụ trách khu vực Kính Trực, Đức Hậu và một số làng ven đường 14 (nay là 353) nhằm tuyên truyền xây dựng cơ sở, tập hợp thanh niên, vận động nông dân, tá điền đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng. Bà Vũ Thị San (tức Nguyễn Thị Vĩnh, Nguyễn Thị Yên) và ông Phạm Thuyên (Mai Côn) cán bộ của Xứ ủy Bắc Kỳ được điều về phụ trách phong trào cách mạng Hải Phòng Kính Trực làm địa bàn đứng chân. Phong trào đấu tranh của nông dân trong vùng chống sưu cao, thuế nặng, đòi chia lại công điền diễn ra sôi nổi. Hội viên Việt Minh còn bố trí treo cờ đỏ búa liềm ở cổng phủ Kiến thụy, rải truyền đơn ở Đồ Sơn, ding gạch viết lên tường hai chữ VM (Việt Minh). Đặng Quang Chất được dự lớp huấn luyện chính trị 7 ngày do ông Phạm Thuyên (Mai Côn) tổ chức nhằm đào tạo cán bộ cung cấp cho phong trào. Sau lớp huấn luyện, Đặng Quang Chất trực tiếp xây dựng cơ sở ở ấp Đoan Xá, Đức Hậu, Quý Kim, các xã ở Đồ Sơn, Bàng Laaaagóp phần rất quan trọng vào sự phát triển của phong trào cách mạng trong huyện và tỉnh Kiến An.
Ngày 22/9/1944, Đặng Quang Chất được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được chỉ định làm bí thư chi bộ (cùng hai ông Đặng Quang Mạc, Đinh Văn Kỉ). Cuộc họp thành lập chi bộ được tiến hành trên một chiếc thuyền nhỏ lênh đênh giữa cánh đầm Bầu làng Kính Trực (xã Tân Phong). Đây là lớp Đảng viên Hoàng Văn Thụ và là chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ra đời tại huyện Kiến Thụy, đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng trong khu vực và bước vào thời kỳ trực tiếp chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền tại đại phương.
Từ đầu năm 1945, phong trào cách mạng của Kiến Thụy phát triển sôi nổi. Tổ chức Việt Minh và tự vệ cứu quốc được thành lập ở hầu hết các xã. Các cuộc đấu tranh chống giặc Nhật thu thóc, phá kho thóc giải quyết nạn đói, mít tinh, tuần hànhhhhdiễn ra liên tục. Ngày 12/7/1945, nhân dân Kim Sơn khởi nghĩa giành chính quyền và ngày 4/8/1945, nhân dân khắp vùng trong huyện chiến đấu chống giặc Nhật về khủng bố thắng lợi. Nhiều hoạt động đó đều có sự tham gia tích cực của Đặng Quang Chất. Ngày 15/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện thành công, ông Đặng Quang Chất được cử làm Ủy viên Ủy ban cách mạng lâm thời, phụ trách công tác tổ chức. Tháng 11/1945, ông được cử làm chủ nhiệm Việt Minh thị trấn Đồ Sơn. Dưới sự phụ trách của ông, tổ chức Việt Minh được củng cố, mở rộng tới tất cả các xã, tập hợp đông đảo các tầng lớp, các ngành, các giới nhân dân tham gia sản xuất, diệt giặc đói, giặc dốt va ftrấn áp bọn phản cách mạng.
Tháng 2/1946, ông được trên điều trở về phụ trách công tác Đảng của huyện Kiến Thụy. Thời gian này, ông giành được nhiều công sức cho việc lựa chọn kết nạp đảng viên, xây dựng các chi bộ Đảng chuẩn bị cho việc thành lập Đảng bộ huyện Kiến Thụy. Đén tháng 6/1946, toàn huyện đã có 36 đảng viên và gần chục chi bộ đảng (có một số chi bộ ghép của nhiều xã).
Trên cơ sở đó, ngày 19/6/1946 huyện ủy Kiến Thụy được thành lập do Đặng Quang Chất (lúc này lấy bí danh là Đặng Đình Thủy) làm bí thư. Huyện ủy đề ra nhiệm vụ tiếp tục củng cố và đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, phát triển Đảng ở cơ sở. Kiến Thụy là huyện duy nhất trong tỉnh Kiến An xây dựng được chi bộ Đảng tại cấp thôn. Cuối tháng 12/1946, ông được điều lên tỉnh công tác nhưng do yêu cầu của tình hình kháng chiến lại được điều về làm Bí thư huyện ủy từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1947. Đây cũng là thời gian quân Pháp mở các cuộc tiến công đánh chiếm huyện Kiến Thụy, dưới sự lãnh đạo của huyện ủy, quân và dân Kiến Thụy đã chiến đấu kiên cường để bảo vệ quê hương, gây cho địch nhiều thiệt hại.
Rời quê hương Kiến Thụy, ông tiếp tục tham gia kháng chiến cho đến ngày miền Bắc được giải phóng. Ông chuyển về công tác tại Trung ương, có thời kỳ giữ chức vụ Cục trưởng Cục nông thôn của Bộ lương thực và thực phẩm. Ông Đặng Quang Chất từ một thanh niên nông dân trưởng thành qua các thời kỳ cách mạng, có nhiều đóng góp với phong trào của quê hương Kiến Thụy.
Đoàn Trường Sơn
Tài liệu tham khảo:
-Theo lịch sử Đảng bộ huyện Kiến Thụy và hồi ký của Đặng Đình Thủy.