Lê Xuân Phùng

Lê Xuân Phùng sinh năm 1899 nhưng khai sinh năm 1901 tại Hà Nội trong một gia đình bố làm thợ đóng giầy, còn mẹ buôn bán nhỏ. Quê ở xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nôi).


 


Thuở nhỏ theo học chữ Nho; lúc 9, 10 tuổi có theo học trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội cho đến khi thực dân Pháp giải tán trường này. Thầy giáo dạy ở trường này là cụ Tú hàng Dầu có tinh thần yêu nước chống Pháp, sau bị pháp đầy đi Côn Đảo. Năm 16 tuổi theo học tiếng Pháp và đến năm 1921 đỗ Cao đẳng tiểu học và làm giáo viên  ở Hải Phòng. Sau một năm dạy học ông lại đi học Cao Đẳng sư phạm Hà Nội. Đến năm 1925, tốt nghiệp được bổ làm giáo sư trường Bưởi một năm. Lúc bấy giờ do học sinh trường Bưởi, trong đó có học sinh lớp thầy Phùng tham gia phong trào truy điệu để tang Phan Chu Trinh, nên ông phải đổi đi Kiến An dạy học. Mãi tới năm 1930 Lê Xuân Phùng mới được điều về dạy ở trường Bonnan Hải Phòng (tức trường Trung học Ngô Quyền ngày nay) Phùng dạy ở trường này cho đến ngày quân Pháp gây hấn (11/1946)


 


Kháng chiến chống Pháp ở Hải Phòng bùng nổ, thầy Phùng đưa vợ con tản cư về Nam Sách (Hải Dương), còn thầy được Bộ Giáo dục điều lên Bắc Giang dạy học và giao cho tổ chức một trường Trung học. Sau 3 tháng, vượt qua khó khăn, thiếu thầy thiếu cơ sở vật chất, được Uỷ ban Bắc Giang giúp đỡ,  thầy Phùng đã tổ chức được một trường Trung học có 3 lớp, khoảng 100 học sinh. Sau 2 niên khoá (1947 1948 và 1948 1949) trường Trung học Bắc Giang đã thành một trường lớn, số học sinh có tới 600 700 em. Trường mang tên nhà sử học Ngô Sĩ Liên. Thầy được Bộ bổ nhiệm làm hiệu trưởng.


 


Trong điều kiện kháng chiến, thiếu cán bộ, nhiều người lớn tuổi lại học dở dang. Thầy Phùng nảy ra ý nghĩ mở lớp phổ thông đặc biệt, rút gọn chương trình, học cấp tốc trong hai năm. Những lớp học này đã đào tạo cho kháng chiến một số các bộ quân, dân, chính. Thầy còn vận động học sinh mở lớp bình dân để dạy cho nhân dân.


 


Cuối 1950 chuyển sang Công đoàn giáo dục. Năm 1951, ông làm phó Giám đốc Trung học Liên khu Việt Bắc. Từ năm 1952 1954 làm Hiệu trưởng trường phổ thông cấp 3 Bắc Giang.


 


Năm 1955 1956 ông tham gia tiếp quản thành phố Hải Phòng và làm Giám đốc Sở Giáo dục Hải Phòng cho đến ngày được nghỉ hưu (1959)


 


Lê Xuân Phùng được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng III, Huân chườn kháng chiến hạng II.


 


 Tuy không phải là Đảng viên, nhưng Lê Xuân Phùng là một trí thức yêu nước, trung thành với nhân dân, với chế độ, sống cần cù, tiết kiệm, mẫu, tận tình giúp đỡ đồng nghiệp, và hết lòng thương yêu,  chăm sóc thế hệ trẻ.


 


                                                             TR. M. H

1. Hồ sơ lưu trữ Ban Tổ chức Thành uỷ Hải Phòng (Tài liệu viết tay và đánh máy
Facebook zalo

Các tin đã đưa