NSND. HOÀNG ANH (1927 - 1983)

Nghệ sĩ Hoàng Anh sinh năm 1927 tại thành phố Vinh (Nghệ An) trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật sân khấu. Bố, mẹ, cô, dì, chú bác đều là diễn viên trong các loại hình nghệ thuật sân khấu như: Tuồng, chèo, cải lương.


            Còn nhỏ, Hoàng Anh được gia đình cho học tại Vinh, sau đó theo cha mẹ ra Thanh Hóa lập nghiệp, sinh sống.


            Năm 13 tuổi, theo học lớp diễn viên đồng ấu của đoàn cải lương Tấn Dương Đài tại thị xã Thanh Hóa, vừa học vừa trực tiếp biểu diễn. Lớn lên trong một gia đình nghệ thuật, được cha mẹ truyền cho một số ngón nghề, lại sớm đến với sân khấu cải lương nên ông nhanh chóng thành công trong một số vai diễn như Quan Công, Tào Tháo, Ngũ Tử Tư, được khán giả và bạn bè đồng nghiệp thừa nhận.


            Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Hoàng Anh trở về quê hương làm diễn viên cho đoàn văn công Hoàn Châu.


            Năm 1948, ông gia nhập quân đội, là chiến sĩ của Trung đoàn 103 Hà Tĩnh. Năm 1950, ông được chuyển về đoàn ca kịch Chiến sĩ>>> của Đại đoàn 304, đi biểu diễn phục vụ dân công và bộ đội tại quân khu IV. Năm 1954, Hoàng Anh chuyển sang Liên đoàn ca kịch cải lương khu IV.


            Năm 1955, ông tham gia tiếp quản thành phố Hải Phòng, được giao nhiệm vụ tổ chức Đoàn cải lương Phương Đông (sau này đổi tên là Đoàn cải lương Hải Phòng). Trước ngày tiếp quản, thành phố Hải Phòng tông tại bốn ban hát cải lương (Kim Thành, kim Phượng, Phượng Hoàng, Việt Hồng) do các diễn viên, nhạc công hội tụ lại theo kiểu kinh tế ăn chia. Nhiệm vụ của Hoàng Anh là sáp nhập bốn ban hát cải lương này thành Đoàn cải lương Phương Đông. nghệ sí Hoàng Anh được bổ nhiệm làm Phó trưởng đoàn, trực tiếp chỉ đạo nghệ thuật, dạodiễn kiêm diễn viên. Các vở diễn với nội dung không lành mạnh trước đây của các đoàn (sướt mướt, bi lụy, chuyện tình dang dở, dao găm súng lục) dần dần được thay thế bằng những vở diễn có tính tư tưởng, chất lượng nghệ thuật cao do Hoàng Anh tìm chọn kịch bản và dàn dựng như vở: Tiền và nghĩa>>>, Bà mẹ bên sông Hồng>>>, Hội sang Bạch Đằng>>>, Kêu cứu>>>, Truy ngư>>>. Hoạt động của sân khấu Hải Phòng sau ngày giải phóng đã gây được dư luận tốt trong giới sân khấu miền Bắc cũng nhờ một phần công đóng góp của ông.


             Hoàng Anh chăm lo đào tạo nhiều thế hệ diễn viên cho đoàn cải lương Hải Phòng như Minh Nghĩa, Phi Nga, Thanh Tùng, Duyên Kính, Hồng Căn, Ngọc Thơ, Tố Hoàn, Thu Huyền. Họ đều trưởng thành, đều đạt các danh hiệu nghệ sĩ xuất sắc, nghệ sĩ ưu tú một phần nhờ công đào tạo của ông.


            Trong sinh hoạt đời thường, ông gắn bó, chan hòa với nhân dân ở khu phố của mình, với bà con nông dân ở ngoại thành nơi đoàn lưu diễn. Ông sống bình dị, khiêm tốn nên được mọi người yêu mến, kính trọng.


            Trong nghệ thuật, ông luôn luôn đến nhu cầu thưởng thứccủa quần chúng, lối diễn của ông điêu luyện mà dễ đi vào công chúng.


            Câu hỏi: Diễn cho ai xem ???? luôn là câu hỏi thường trực trước mọi vai diễn của ông. Đại chúng mà không tầm thường, đáp ứng nhu cầu của quần chúng mà không hạ thấp nghệ thuật xuống sự tùy tiện, rẻ tiền. Đó là cái tài của ông và cái đạo đức nghề nghiệp của ông.


            Nghệ sĩ Hoàng Anh thuộc lớp diễn viên nhà nòi. Vốn liếng của ông về ca kịch dân tộc khá dồi dào. Hoàng Anh lại là lớp nghệ sĩ trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp, tiếp nhận nhanh những cái mới trong sự ảnh hưởng của sân khấu cách mạng Liên Xô - Trung Quốc qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn ngày nên ông có thể chuyển tải nghệ thuật  cách mạng tới các tẩng lớp nhân dân.


            Trong cuộc đời làm nghệ thuật, Hoàng Anh đã từng tham gia hàng trăm vai diễn. Dù trong vai chính hay vai phụ ông đều cần mẫn tìm tòi khai tháctâm lý nhân vật, cá tính, khai thác những nét độc đáo, tạo cho người xémự hấp dẫn, cuốn hút. Ví dụ những nhân vật như: Mạnh Lương trong vở Đả Mạnh Lươngggg; Ông Hàn Nhân trong vở Tiền và nghĩaaaa; Cụ Hoàn trong vở Bà mẹ sông Hồngggg; Cụ Sáu trong phim Câu chuyện làng Dừaaaa do Hoàng Anh đóng là những vai để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.


            Là nghệ sĩ say mê tìm tòi, sáng tạo, giàu cảm xúc bao nhiêu thì cuộc sống vật chất của ông  lại đơn sơ, giản dị bấy nhiêu. Cuộc sống thời kỳ bao cấp đầy khó khăn, thiếu thốn. Với bảy người con trong điều kiện hai vợ chồng đều là nghệ sĩ, phải đi lưu diễn ngoại thành liên tục nên nhiều lúc vợ ông phải gửi các cháu về Hà Nội cho ông bà ngoại nuôi hộ. Hoàng Anh lại càng khốn có thời gian quan tâm đến vợ con. Ông vào nghiên cứu kịch bản, dựng vở cho Đoàn cải lương Hải Phòng. Ông trăn trở tìm tính cách nhân vật cho vở diễn. Ông biên soạn giáo án giảng dạy để đào tạo các thế hệ diễn viên cho sân khấu cải lương thành phố. Khi đoàn cải lương chuẩn bị đi diễn ở đâu là ông lại phải đến địa phương đó chuẩn bị tiền trạm, bởi khắp thành phố người ta đều quen thuộc ông qua các vai diễn nổi tiếng. Uy tín của ông thuận tiện cho việc giao dịch.


            Năm 1983, nghệ sĩ Hoàng Anh, một tài năng của sân khấu cải lương Hải Phòng, đã ra đi ở tuổi 56 tại rạp hát Đại Quan do căn bệnh xuất huyết não trong lúc ông còn tràn đầy niềm đam mê nghề nghiệp và biết bao dự định, để lại lòng kính yêu của đồng nghiệp, học trò, khán giả thành phố Cảng.


            Để ghi nhận những cống hiến và tài năng nghệ thuật của Hoàng Anh, năm 1997 nhà nước đã truy tặng ông danh hiẹu cao quý Nghệ sĩ nhân dân>>>.


            Trong hoạt động cách mạng và nghệ thuật, ông đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:


            - Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhì


            - Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất


            - Huy chương chiến sĩ văn hóa


            - Bằng khen đạo diễn vở Kêu cứu>>> (hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1962).


            - Huy chương vàng vai Săm trong vở Hòn đất>>>.


            - Danh hiệu nghệ sĩ ưu tú năm 1988.


            - Danh hiệu nghệ sĩ nhân dân năm 1997.


Phạm Văn Thi


 


Nguồn cung cấp tư liệu:


* Qua lời kể của nghệ sĩ xuất sắc thành phố Nguyễn Duyên Kính, nguyên trưởng đoàn cải lương Hải Phòng.


* Qua hỏi chuyện nghệ sĩ xuất sắc thành phố Kiều Lộc (vợ nghệ sĩ nhân dân Hoàng Anh)


* Tư liệu lưu trũ của Đoàn cải lương Hải Phòng.

Facebook zalo

Các tin đã đưa